Sĩ quan trẻ Việt Nam thăm quan cường kích JH-7 Trung Quốc
Đoàn sĩ quan trẻ QĐND Việt Nam đã có dịp thăm quan, tìm hiểu các máy bay cường kích JH-7 tại Sư đoàn 28, Không quân Trung Quốc.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và giao lưu với sĩ quan trẻ Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc diễn ra từ ngày 17 đến 24/3, Đoàn sĩ quan trẻ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có chuyến thăm tới Sư đoàn Không quân 28 bảo vệ thủ đô Bắc Kinh. Trong ảnh, đoàn sĩ quan trẻ Việt Nam thăm quan các máy bay chiến đấu chủ lực của Sư đoàn 28. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân
Đại tá Phương Vận Bình, Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 28 thay mặt Sư đoàn tặng quà lưu niệm cho Đoàn sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân
Sư đoàn Không quân 28 được thành lập từ năm 1952 tại huyện Tây Bình, tỉnh Hà Nam. Năm 1969 chính thức đóng quân tại Hàng Châu, nhiệm vụ chính là bảo vệ Thủ đô Bắc Kinh và thi hành tác chiến cơ động. Trong ảnh, sĩ quan Việt Nam thăm quan, tìm hiểu buồng lái máy bay cường kích JH-7.
JH-7 hay còn được gọi là FBC-1(NATO định danh là Flouder) là máy bay cường kích thế hệ 4 động cơ kép, 2 chỗ ngồi do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Tây An (XAC) và Viện nghiên cứu thiết kế máy bay 603 thiết kế, chế tạo. Mẫu thử nghiệm thực hiện lần bay đầu tiên tháng 12/1988, chính thức giới thiệu năm 1992.
JH-7 được xem là mẫu máy bay chiến đấu do Trung Quốc thiết kế chế tạo mà không tham khảo bất kỳ mẫu máy bay nào khác. Khoảng 200 chiếc cường kích JH-7 cùng các biến thể đang được trang bị cho Không quân Hải quân Trung Quốc và Không quân Trung Quốc.
Video đang HOT
Nó có chiều dài 22,32m, cao 6,22m, sải cánh 12,8m, trọng lượng cất cánh tối đa 28,4 tấn.
Cường kích JH-7 trang bị 2 động cơ Tây An WS-9 cho phép đạt tốc độ vượt âm 1.808km/h, bán kính chiến đấu 1.759km, trần bay 16.000m.
Khả năng mang vác của JH-7 khá ấn tượng với tổng cộng 9 tấn vũ khí lắp trên 9 giá treo (6 dưới cánh, 2 đầu mút cánh và một dưới thân).
Ngoài ra, trong thân máy bay lắp một pháo 23mm nòng kép cùng 300 viên đạn.
Trong tác chiến tấn công mục tiêu trên bộ, biển, cường kích JH-7 mang được tên lửa chống hạm YJ-8/82K, KD-88, tên lửa chống radar YJ-91 ( sao chép loại Kh-31P Nga) và bom, rocket.
Ngoài khả năng tấn công mặt đất, mặt biển, JH-7 cũng có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đối không với sự hỗ trợ của radar điều khiển hỏa lực JL-10A cho phép theo dõi đồng thời 10 mục tiêu cùng lúc (bản nâng cấp lên tới 15) và diệt 2 mục tiêu trong số đó (bản nâng cấp lên tới 6), tầm phát hiện mục tiêu đạt tới 104km.
Theo Kiến Thức
Trung Quốc 'khoe' trung tâm huấn luyện tăng với sĩ quan Việt Nam
Trong chuyến thăm Trung Quốc của đoàn sĩ quan trẻ Việt Nam, ngày 18/3, đoàn đến thăm Sư đoàn 6 Tăng thiết giáp, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Tại đây, đoàn đã được nghe giới thiệu những nét cơ bản về lực lượng, cơ cấu, đối tượng tuyển chọn, nhiệm vụ và nội dung huấn luyện, thành tích chung của đơn vị trong thời gian qua.
Kết thúc buổi làm việc, lãnh đạo Sư đoàn 6 Tăng thiết giáp hướng dẫn đoàn sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam tham quan một loạt các mô hình huấn luyện, thực hành của cán bộ, chiến sĩ, thăm nơi sinh hoạt của sĩ quan.
Trước đó, chiều tối 17/3, ngay sau khi đặt chân xuống sân bay Bắc Kinh, Đoàn sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam đã có cuộc tọa đàm với Đại tá Dương Vũ Quân, Phó cục trưởng Cục Báo chí, Văn phòng Ngoại sự, Bộ Quốc phòng Trung Quốc; chào xã giao và hội đàm với Thiếu tướng Hồ Xương Minh, Phó chủ nhiệm Văn phòng Ngoại sự, Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Trong bầu không khí thân tình và ấm áp của buổi tọa đàm, trưởng đoàn hai bên lần lượt giới thiệu những nét chính trong xây dựng và phát triển đơn vị; hoạt động của cán bộ, chiến sĩ nói chung và sĩ quan trẻ nói riêng; chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý; ôn lại kỷ niệm khó quên trong những lần giao lưu trước...
Hai bên bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, tạo đà cho sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tương lai. Trong ảnh: Thực hành trên hệ thống mô phỏng lái xe tăng.
Tại buổi hội đàm, Thiếu tướng Hồ Xương Minh nhấn mạnh, sĩ quan trẻ Việt Nam - Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, được thể hiện ở sự sôi nổi, nhiệt tình, có hoài bão, lý tưởng; có tố chất tốt; là tương lai của quốc gia, quân đội.
Quân đội hai nước có sứ mệnh giáo dục sĩ quan trẻ thêm yêu nước, yêu Đảng; kế thừa và phát huy mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các vị tiền bối đã dày công vun đắp.
Theo lịch trình, trong các ngày 20 và 23/3, đoàn sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục đến thăm, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm huấn luyện và giao lưu văn hóa, văn nghệ với một số đơn vị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Đoàn Việt Nam nghe giới thiệu về những chiếc xe tăng gắn liền với truyền thống của Sư đoàn 6 Tăng thiết giáp.
Trung tá Bế Hải Triều, Trưởng đoàn sĩ quan trẻ Việt Nam hội đàm với Thiếu tướng Hồ Xương Minh, Phó chủ nhiệm Văn phòng Ngoại sự , Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Trung tá Bế Hải Triều thay mặt đoàn sĩ quan trẻ Việt Nam tặng quà lưu niệm cho Văn phòng ngoại sự, Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Theo Đất Việt
Ấn Độ đã hỗ trợ những gì cho Việt Nam? Theo cam kết mới nhất của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Lục quân nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa thông tin liên lạc. Cam kết này được Trung tướng Nitin Kumar Kohli, Cục trưởng Cục Thông tin Lục quân Ấn Độ đưa ra chiều 23/3 trong cuộc hội đàm với Trung tướng Bế Xuân Trường, Phó Tổng Tham mưu...