Sĩ quan Lữ giang thuyền 962 cải tiến tàu tuần tra ST-175
Sĩ quan Lữ đoàn giang thuyền 962 đã có sáng kiến lắp cần cẩu cho tàu tuần tra ST-175 phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn.
Sáng kiến “Cần cẩu cứu hộ cứu nạn trên tàu ST-175″ của Thiếu tá Trịnh Công Lịnh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 962 là một sáng kiến tiêu biểu đã được Hội đồng khoa học Quân khu 9 đánh giá cao và đưa vào áp dụng có hiệu quả trong thực tế.
Thiếu tá Trịnh Công Lịnh cho biết: “Khi thực hành cứu hộ cứu nạn trong điều kiện mưa bão, sóng gió phức tạp, thao tác từng cá nhân khi bơi cứu vớt người đòi hỏi phải được huấn luyện thật kỹ, chuẩn xác, người thực hành cứu vớt phải có kinh nghiệm và sức khỏe tốt. Do đó công tác bảo đảm an toàn cho người và trang bị còn gặp khó khăn; phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nếu điều kiện quá khắc nghiệt thì không thể thực hành bơi lội cứu vớt người được. Việc cứu vớt đưa người từ dưới sông lên tàu để sơ cứu khó, cần lực lượng đông mới đảm nhiệm được”.
Tàu tuần tra của Lữ đoàn Giang thuyền 962.
Video đang HOT
Sau nhiều ngày trăn trở, suy nghĩ và được sự giúp sức, động viên của chỉ huy đơn vị, Thiếu tá Trịnh Công Lịnh đã cho ra đời sáng kiến: “Cần cẩu cứu hộ, cứu nạn trên tàu ST-175″.
Với thiết bị này, chỉ cần 2-3 người thao tác đưa người gặp nạn lên tàu sơ cứu và có thể sử dụng để cẩu vật tư, phụ tùng, hàng hóa lên tàu với sức tải lên đến 1 tấn. Cần cẩu được thiết kế với 4 bộ phận chính, gồm: Cần trục chịu được tải từ 500-1500kg, trên cần trục có lắp ròng rọc dẫn cáp, tời quấn cáp, hệ thống dây cáp để nâng; đế cần trục lắp cố định trên boong tàu, phần trên được gia công khớp rỗng, có vòng bi để lắp cần trục vào xoay trở dễ dàng; bộ quay chuyển hướng làm bằng nhông bánh vít, trục vít; bộ tời cáp, gồm hệ thống nhông truyền động một cấp, tỷ số truyền , khi quay tời, thông qua bộ nhông truyền động, quay tang trống quấn thu hoặc thả cáp theo yêu cầu của người điều khiển. Ngoài ra hệ thống còn có rọ cứu hộ, cứu nạn, móc cẩu.
Hiện nay, cần cẩu cứu hộ, cứu nạn đã được lắp đặt hoàn chỉnh 1 cần (bố trí một bên mạn tàu) trên tàu ST-175 của Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 962 đưa vào sử dụng, phục vụ huấn luyện phòng, chống lụt, bão, cứu hộ, cứu nạn đạt kết quả tốt.
Theo trang mạng của Công ty Phát triển Công nghệ Tàu thủy thì ST-175 là tàu tuần tra cao tốc dài 17m, rộng 4,5m, trang bị 2 máy đẩy công suất 490 mã lực cho tốc độ 22 hải lý/h. Thủy thủ đoàn tàu có 8 người, có thể chở thêm 6 người.
Theo Kiến Thức
5 chiến sĩ thương vong do sét đánh
Chiều 6/6, trong lúc đang hành quân qua địa phận bản Ta Pô, phường Thanh Trường (TP Điện Biên Phủ), các chiến sĩ thuộc Trung đội 9, Lữ đoàn 82 (thành phố Điện Biên Phủ) bị sét đánh khiến một người tử vong và 4 chiến sĩ khác bị thương.
Những người cùng có mặt trong đợt hành quân cho biết, khoảng 16 giờ chiều, khi Trung đội đang đi từ Quốc lộ 6 rẽ vào bản Ta Pô thì bất ngờ bị sét đánh trúng. Tia sét bất ngờ giáng xuống khiến chiến sĩ Sùng A Giàng (20 tuổi) thuộc Trung đội 9, Lữ đoàn 82 đang cầm hai đèn tín hiệu đi phía trước tử vong tại chỗ.
Đi ngay phía sau có bốn chiến sĩ khác đang khiêng hàng rào cũng bị văng sang mép đường, rơi xuống ruộng. Trong đó, hai chiến sĩ Nguyễn Văn Xuân và Quàng Văn Sòi (cùng Trung đội 9) bị thương nặng.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, lực lượng chức năng cũng Đại diện lãnh đạo Lữ đoàn đã đến hiện trường khám nghiệm, đưa thi thể nạn nhân về để bàn giao cho gia đình. Đồng thời, những người bị thương đã được đưa vào cấp cứu tại Bệnh xá 24, thuộc Lữ đoàn 82.
Trao đổi với PV Dân trí, y tá Phạm Thị Kim Thêu, Bệnh xá 24 cho biết: "Khoảng gần 17 giờ, chúng tôi tiếp nhận bốn bệnh nhân bị sét đánh đến nhập viện trong tình trạng bỏng nặng, khá nghiêm trọng. Trong đó có hai chiến sĩ chúng tôi nhận thấy bị thương nhẹ hơn, sau khi đến điều trị, chúng tôi đã cho xuất viện".
"Hai bệnh nhân Xuân và Quàng hiện đang được cán bộ nhân viên Bệnh xá tích cực điều trị, cứu chữa để có thể được ra viện sớm nhất. Đến nay, vết thương của hai chiến sĩ này đã dần hồi phục, không còn nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn cần phải theo dõi và điều trị" - y tá Thêu cho biết.
Như vậy, chỉ trong hơn 5 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra ba vụ sét đánh khiến hai trường hợp bị tử vong và hàng chục người khác bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu.
Quốc Cường - Xuân Thái
Theo Dantri
Chuyện vị bác sĩ ra Trường Sa, mổ ruột thừa cho chiến sĩ bằng... dao lam Bây giờ, chuyện bác sĩ ra đảo Trường Sa làm việc không ít, nhưng bác sĩ ra đảo chữa bệnh trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn những năm 80, phải mổ ruột thừa bằng dao lam, làm ống thụt chống táo bón cho các chiến sĩ thì chỉ có bác sĩ Trần Văn Phụng. Hiện nay, bác sĩ Phụng đang làm trạm...