Sĩ diện, mẹ ép con học đến…phát ‘điên’
Thích ăn thua với vợ của chồng cũ, tôi không tiếc tiền đầu tư mà sao con càng học càng đuối.
Bận công việc, tôi để gia sư quản lý chuyện học hành của con (ảnh minh họa)
Tôi lấy chồng từ năm 25 tuổi. Ngày xưa cái lứa tuổi đấy ở quê, con gái đã lục đục có chồng có con hết rồi. Tôi may mắn lấy được anh chồng là người Hà Nội qua lời mai mối của một người họ hàng. Chồng tôi rất hiền, làm viên chức nhà nước, đã 28 tuổi chưa mảnh tình vắt vai. Tôi khi ấy kém anh 3 tuổi, xinh xắn, mơn mởn. Khỏi phải nói, lấy được tôi về anh chiều chuộng hết mực. Tôi cũng cho là anh may mắn mới lấy được tôi. Tôi đe nẹt, át vía chồng ghê lắm. Tuy ít học nhưng tôi lại khá đảm đang, tháo vát, thức thời nên lên Hà Nội mở cửa hàng kinh doanh cũng khá đông khách.
Cưới nhau được 3 năm thì tôi mang bầu bé Linh. Thai nghén mệt mỏi, sinh nở khó khăn khiến sau khi có con, tôi trông già và xuống sắc thấy rõ. Cũng từ đó, tôi thường xuyên cáu gắt với chồng, đe nẹt anh rằng tôi là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. Tôi xấu hay tôi ít học thì anh cũng đừng có khinh vợ. Ở nhà quán xuyến việc gia đình, buôn bán, nuôi con, tôi không ngờ anh lại ngoại tình. Năm bé Linh được 2 tuổi, tôi vô tình phát hiện ra chồng ngoại tình với một đồng nghiệp tại cơ quan. Tôi ngày ấy như đã phát điên. Mặc dù chồng hết lời xin lỗi và nói rằng đấy chỉ là say nắng nhất thời, tôi nhất quyết vẫn không tha thứ. Mẹ và bố chồng cũng khuyên nhủ tôi nhiều, nói tôi vì Linh, tha thứ cho chồng. Tôi càng không nghe. Tôi dứt khoát ly hôn để anh biết được, không có tôi, anh sẽ khổ như thế nào. Vậy là chúng tôi ly hôn. Ngày đấy Linh 2 tuổi rưỡi, đã biết nhớ bố. Nhưng tôi tin sẽ bù đắp được cho con.
Mới dọn ra riêng sống được hơn một năm, tôi nghe mẹ chồng báo tin anh tái hôn. Anh không cưới cô đồng nghiệp kia, mà là một cô giáo tiểu học gần nhà, tính tình nết na, hiền dịu. Họ cũng nhanh chóng có con vì anh cũng bắt đầu lớn tuổi. Tôi tự ái. Hóa ra anh chán tôi vì tôi ít học nên mới lấy cô giáo tiểu học sao?
Để chứng minh là mình sống tốt hơn nhiều so với anh ta và cô giáo tiểu học kia, tôi lao vào kiếm tiền cật lực. Một là để có cuộc sống sung túc, hai cũng là để bao nhiêu tiền tôi dồn hết cho việc học của Linh. Sợ Linh học dốt hơn đứa con của chồng cũ với cô giáo tiểu học, mấy năm nay tôi đều thuê gia sư dạy kèm cho Linh tại nhà, ngoài giờ học chính khóa và học thêm ở lớp. Toán cấp một thì tôi cũng chẳng đến nỗi không biết làm, vậy nhưng lâu quá rồi không học, tôi không nhớ rõ, lại bận kiếm tiền, tôi quán xuyến hết cho 3 gia sư toán, văn và anh của Linh. Vậy là một tuần, ngoài 6 buổi học chính khóa ở trường buổi sáng. Chiều Linh lại đi học thêm 2 buổi văn, 3 buổi toán và 1 buổi tiếng anh. Cuối tuần bổ trợ học gia sư, chủ yếu lo quán xuyến kiểm tra bài vở và ngồi kiểm tra Linh làm bài tập về nhà.
Video đang HOT
Vậy nhưng không hiểu sao, càng học Linh càng đuối, con bé mới lớp 5 mà đã lờ đờ, chẳng chịu nói chuyện với ai, bài kiếm tra lúc nào cũng 3 với 4. Lại đúng năm thi chuyển cấp, lần này mà Linh không vào được trường chuyên, tôi còn ra mặt mũi gì với chồng cũ. Bố mẹ đẻ can, bao tôi ép con học vừa thôi không nó…hóa hâm. Tôi gạt đi, cho là vớ vẩn. Lần nào chồng cũ qua thăm con, tôi cũng khoe là Linh học rất giỏi, toàn đứng đầu lớp. Con bé ngồi cạnh, nghe xong cứ cúi gằm mặt chẳng nói gì. Tôi không để ý lắm, nó biết phối hợp với mẹ là được rồi.
Một lần, trường Linh tổ chức thi học kỳ I, Linh được 4 điểm toán và 2 điểm văn. Tôi được thầy giáo gọi điện mời đến lớp để nói về tình hình học tập của con. Quá bực bội vì cú điện thoại của thầy, lại vào lúc buôn bán khó khăn, không kiềm chế được, tôi đánh con. Vừa đánh tôi vừa chửi mắng, cho là nó không biết thương mẹ , giống hệt bố nó ngày xưa, đầu óc lơ mơ, suốt ngày suy nghĩ vớ vẩn. Thấy con không khóc, cứ trơ lỳ, tôi càng “sôi máu”, càng đay nghiến. Từ hôm đấy, Linh càng trở nên lầm lì. Con bé suốt ngày ở trong phòng, ngồi chơi với mấy con búp bê cũ. Tôi gọi thế nào cũng không thưa, chẳng nói chẳng rằng. Lo lắng, tôi đưa con đi khám. Bác sĩ bảo tôi Linh đã bị mắc chứng trầm cảm nặng. Tôi bàng hoàng.
Về giở lại những trang vở của con, chỉ toàn giấy trắng, một số chỗ vẽ nhằng nhịt những hình ảnh tôi chẳng thế hiểu nổi. Rồi tôi đọc được, dòng chữ nghuệch ngoạc ở cuối quyển vở “Mẹ không yêu con. Mẹ chỉ yêu công việc, yêu tiền, yêu điểm 10…”. Quay lại nhìn Linh đang ngủ say trên giường, tôi bật khóc nức nở. Tôi đã sai rồi. Sai vì một chút nông nổi mà cướp bố của con, sai vì một chút tự ái mà bắt con học quá mức, sai vì một chút cáu giận mà vô tình làm tổn thương con mình.
Bao nhiêu năm nay tôi lăn lộn buôn bán, tiền của kiếm được, tôi để dành lo cho Linh hết. Chằng sắm sửa gì cho bản thân. Vậy nhưng chính tôi lại hại con tôi. Nhớ lại ngày đón Linh trên tay bác sĩ, đứa trẻ sơ sinh mới lọt lòng, đôi bàn tay bé xíu nắm lấy ngón tay mẹ, tôi đã từng hứa sẽ yêu thương con suốt đời. Nhớ hồi Linh còn bé thơ, tôi cùng chồng cả gia đình vui vẻ sum họp. Chúng tôi cùng vỡ òa khi thấy Linh chập chứng bước đi đầu tiên, cười rung nhà mỗi lần Linh tập nói bi bô. Ai ngờ đường đời về sau…. Tôi ân hận vô cùng. Trời ban cho tôi đứa con khỏe mạnh đáng yêu như thiên thần, vậy mà tôi, chính mẹ nó, lại đày con đến địa ngục.
Theo VNE
Sĩ diện, đám nào chồng cũng mừng một triệu
Trước khi lấy nhau, chồng có bệnh sĩ thì tôi rõ rồi. Dù là không có bao nhiêu tiền trong túi, nhưng hễ cứ ai gọi đi đâu là chồng cũng đi, rồi lại tranh trả tiền.
Tiền có khi hết sạch, còn vài chục bạc trong ví cũng cứ bon chen trả, còn ngày mai sống ra sao không cần biết, một là về xin vợ, hai là đi vay.
Nghĩ lại nhiều khi thấy ức. Bạn bè chơi với nhau thì có đi có lại, nay người này trả, mai người kia trả, hoặc là &'campuchia' thì có phải là tốt không. Nhưng chồng không chịu, cứ bảo chẳng thấy ai rút tiền ra, mình ngại lại phải rút. Thế hỏi chồng, tại sao cứ phải là mình rút, trong khi họ chẳng làm điều đó. Họ có ỳ thì mình cũng cứ ỳ ra.
Mà có phải là mình ăn của người ta đâu, có phải là mình không tranh trả bao giờ đâu. Đi với hội này cũng không phải là ít, thấy nhiều lần mình trả rồi thì họ cũng nên chủ động đứng lên mà trả. Có lẽ, vì họ thấy chồng sĩ nên họ lợi dụng chứ chắc gì là bạn bè thân. Tôi nói ra điều ấy thì bị chồng mắng, có khi còn dọa cho tôi ăn bạt tai. Tôi bực bội vô cùng, nghĩ mình đã làm tròn trách nhiệm của người vợ, dù sao cũng là nghĩ cho chồng, vậy mà chồng còn coi tôi là người ki bo, tính toán, rồi bảo tôi khó tính, không chân thành với bạn bè. Họ chân thành với mình thì không nói làm gì, đằng này họ chỉ lợi dụng chồng mình thì thân thiết làm gì cho mệt.
Đi với hội này cũng không phải là ít, thấy nhiều lần mình trả rồi thì họ cũng nên chủ động đứng lên mà trả. (Ảnh minh họa)
Cái tính sĩ của chồng cho tới tận ngày lấy nhau về, thậm chí là khi có con vẫn không chừa. Có gia đình, có con cái rồi, trăm thứ chi tiêu, thế mà chồng không ý thức được trách nhiệm của vợ. Bảo chồng giàu sang, tháng cho vợ được vài chục triệu, hay chục triệu thì cho chồng đi chơi xả láng. Đằng này chỉ đưa được có hai triệu, còn lại chồng dành vào việc ăn chơi hết. Nghĩ đến chồng mà chán. Thanh niên sĩ diện đã là một chuyện nhưng có con cái rồi còn sĩ thế thì không biết bao giờ mới khá được. Bạn chồng cũng tồi thật.
Đó là một chuyện của cái bệnh sĩ. Ai cũng bảo chồng hâm nhưng mà nhiều người như thế, chứ cũng chẳng phải độc nhất vô nhị. Chỉ là những người như thế đều là những người có tí &'ẩm'. Cái gì cũng, chuyện tiền nong thì càng nên sòng phẳng thì mới bền lâu được.
Câu chuyện thứ hai mà tôi rất bức xúc, đó là chuyện đi ăn cưới của chồng. Mỗi lần có ai mời đám thì chồng chuẩn bị cái phong bì 1 triệu với những người thân. Còn phong bì 500 với những người vừa vừa. Chồng bảo, thân thiết họ mới mời mình, chứ bây giờ có tuổi tác rồi, có con cái rồi, không thân thiết ai người ta mời làm gì. Chồng bảo, cả đời người mới có một lần cưới vợ, thế nên cứ bỏ phong bì lớn lớn tiền cho họ mừng. Dù sao thì cũng có đi có lại. Ôi thế mà có người cả đời cưới 2 bà vợ thì lần nào chồng cũng mừng giống lần nào. Nghĩ mà nản.
Người ta đi mình nhiều thì không nói, mình nên có trách nhiệm trả lại. Nhưng người ta chẳng đi mình, giờ họ mời lại chồng cũng mừng bao nhiêu tiền. (ảnh minh họa)
Hôm rồi có cậu bạn thân của chồng mời cưới, chồng bảo tôi đi vay cho anh 2 triệu để ăn cưới. Tôi bảo làm gì mà tới từng ấy thì chồng liệt kê là bỏ phong bì 1 triệu, còn lại 1 triệu đi lại, xe cộ, nước non cũng hết. Tôi bực mình không đi vay, có tôi cũng không đưa, anh tự lo liệu. Không phải tôi tiếc rẻ nhưng cũng phải tính tới hoàn cảnh của mình. Cái phong bì cưới mà đánh giá được tình cảm bạn bè thì đúng là không nên có hai từ &'bạn thân'. Tôi xót tiền vì con tôi còn chưa có tiền mua sữa, còn chưa có quần áo đẹp, sao cứ phung phí như vậy.
Người ta đi mình nhiều thì không nói, mình nên có trách nhiệm trả lại. Nhưng người ta chẳng đi mình, giờ họ mời lại chồng cũng mừng bao nhiêu tiền. Nếu ai cũng như thế thì có mà cả nhà khánh kiệt vì chuyện cưới xin, bạn bè. Cái tính sĩ nó đã ngấm vào máu chồng, sửa cũng không được. Bảo là giờ ai mừng đám cưới 300, 200, thế mà tôi đi cưới ở cơ quan, chị nào không thân lắm, tôi toàn mừng 300. Các anh chị đồng nghiệp cũng đi như vậy thì mình theo chứ sao. Sao cứ câu nệ mãi cái chuyện phong bì cưới.
Đám thân là chồng mừng tiền triệu, đám vừa thì nửa triệu, thân làm vợ tôi xót xa vô cùng, nhìn con mà đứt từng khúc ruột. Mình không có thì mình đi ít, sau này người ta còn có con cái, mình cũng nên tính chuyện đến thăm hỏi. Có phải chỉ cái đám cưới là xong đâu. Thế mà chồng cứ khăng khăng, chồng còn bảo, đi không nhiều họ khinh cho. Ai mà khinh bạn phong bì ít chắc là người đó không chân thành, không coi mình là bạn.
Nói thế nào chồng cũng không chịu. Chồng còn bảo phải coi trọng bạn bè, sống sao cho người ta nể, thế chồng có nghĩ sống sao cho vợ con nể hay không? Đối với người ngoài thì nhanh nhẹn, chăm chút, chu đáo, còn với vợ con thì chẳng ra sao cả, vợ nói gì cũng dọa đánh vợ. Người đàn ông của quần chúng như vậy liệu có thể làm chồng tốt hay không. Ngày thường, 1 tháng 1 cái đám còn có thể lo được, giờ mùa cưới, tháng mấy cái, thử xem chồng lấy tiền đâu ra. Tôi có tiền cũng không đưa cho chồng, cho anh biết thế nào là tác hại của việc sĩ diện. Đúng là, không có tiền còn sĩ rởm, mệt người. Chỉ mong sao chồng sớm tỉnh ngộ và nhận ra chuyện, mình mừng họ nhiều thì họ mang nợ lớn, cũng chỉ là hình thức tráo đổi mà thôi, mệt thật!
Theo VNE
Chồng nghèo nhưng sĩ diện Thu nhập một tháng không đến 10 triệu, nhưng lúc nào chồng tôi cũng thích thể hiện mình là người có tiền, kiếm ra nhiều tiền,... ảnh minh họa Hai vợ chồng tôi cưới nhau được 8 năm, tôi làm kế toán cho một tập đoàn nước ngoài, còn chồng tôi là chuyên viên của một cơ quan nhà nước lớn. Như người...