Showbiz Việt và những trận “võ mồm”
Chưa biết ai thắng, thua nhưng họ khiến công chúng “ngán” về văn hóa ứng xử.
Với những xích mích, mâu thuẫn không thể giải quyết được êm thấm, các Sao Việt đã vô tình biến nhiều trang báo và phương tiện thông tin thành một “võ đài” của những trận đấu “ võ mồm” kịch liệt suốt thời gian vừa qua.
Và một số trận đấu không cân sức khi một cá nhân “đấu” với cả một tập thể, thậm chí các cơ quan quản lý văn hóa cũng “thượng đài” với nhau.
Hà Anh – BTC Vietnam Next Top Model
Những ngày cuối tháng 2 vừa qua, dư luận được một phen xôn xao bởi trận đấu “kẻ tám lạng người nửa cân” giữa siêu mẫu Hà Anh và Ban tổ chức cuộc thi Vietnam Next Top Model, cụ thể là bà Quỳnh Trang, giám đốc cuộc thi.
Hà Anh là người châm ngòi cho nhiều cuộc chiến trên mặt báo trong thời gian vừa qua?
Khởi nguồn mâu thuẫn là khi siêu mẫu Hà Anh (Giám khảo của VNTM 2010) và nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường (Giám khảo của VNTM 2011) “đá đểu” lẫn nhau trên mạng xã hội Facebook. Cả hai đều có những “lời qua tiếng lại” nhằm hạ bệ lẫn nhau. Ngọn lửa mâu thuẫn trong nội bộ VNTM càng bùng phát khi BTC chương trình bị nghi ngờ đã đánh tráo danh hiệu của Huyền Trang cho Tuyết Lan. Một bức thư mời biểu diễn từ Mỹ đã mời hai quán quân VNTM 2010 và 2011 là Tuyết Lan và Hoàng Thùy, nhưng trên thực tế Tuyết Lan chỉ là Á quân VNTM 2010. Ban tổ chức cuộc thi VNTM đối diện sự chỉ trích gay gắt từ phía dư luận vì bị tố đã đánh tráo ngôi vị của Huyền Trang cho Tuyết Lan nhằm tạo đà thuận lợi cho “gà nhà”, dàn dựng kết quả từ trước cho hai đêm chung kết của VNTM 2011.
Đỗ Mạnh Cường “thượng đài võ mồm” để đấu với Hà Anh trên Facebook và các trang báo?
Bà Huyền Trang – đại diện BTC VNTM sẽ đâm đơn khởi kiện siêu mẫu Hà Anh?
Ê-kíp Ban giám khảo năm đầu tiên cũng lên tiếng đòi lẽ phải cho quán quân Huyền Trang. Giám khảo Hà Anh đã “tố” sự gian dối, lập lờ và thiếu trách nhiệm của Ban tổ chức. Phía Ban tổ chức của cuộc thi ngay lập tức cũng lên báo “bóc mẽ” Hà Anh rằng cô đang muốn gây sự chú ý, nhỏ mọn và không xứng đáng là giám khảo của VNTM. Bản thân Tuyết Lan cũng lên tiếng kể tội bị “đàn chị” Hà Anh chèn ép trong quá trình dự thi. Đỉnh điểm của vụ ầm ĩ này là khi Ban tổ chức VNTM đòi sẽ kiện Hà Anh và siêu mẫu kiêm ca sĩ họ Vũ này cũng không ngần ngại đáp trả “Tôi mong được ra tòa để đưa mọi việc ra ánh sáng…”
Mẹ con thí sinh Quỳnh Anh – BTC Vietnam Got Talent
Xôn xao không kém cuộc khẩu chiến của Vietnam Next Top Model là câu chuyện mẹ thí sinh 15 tuổi Lê Nguyễn Quỳnh Anh trong cuộc thi Vietnam Got Talent bước ra sân khấu, lấy micro từ tay con gái và “chiếm sóng” hơn 1 phút để phản bác quyết định của giám khảo, đã làm nên cơn sốt trong cộng đồng mạng.
Thí sinh Lê Nguyễn Quỳnh Anh trong cuộc thi Vietnam”s Got Talent
Video đang HOT
Phần dự thi của Quỳnh Anh tại Vietnam’s Got Talent phát sóng (20h ngày 12-2, VTV3) được mào đầu chu đáo với hình ảnh Quỳnh Anh nhận số báo danh, trao đổi với người thân và nhất là phần tự giới thiệu. Trước ống kính, Quỳnh Anh rất tự tin giới thiệu: “Ngoài tiếng Việt ra, em còn có thể hát được các bài hát bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài khác nhau như tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Nga và tiếng Hoa”.
Có lẽ câu chuyện về thí sinh tự tin, đáng yêu này sẽ chỉ dừng lại ở hình ảnh Quỳnh Anh bước vào sân khấu nếu như mẹ Quỳnh Anh đã không bước ra, lấy mirco từ tay con và bảo: “Đưa đây cho mẹ!”. Trong khoảnh khắc ấy, mọi chuyện trở thành vượt tầm kiểm soát của nhiều người.
Màn “giật mic gây bão” của mẹ thí sinh Lê Nguyễn Quỳnh Anh
Ngay sau khi màn “giật mic gây bão”, độc giả của nhiều tờ báo cùng cộng đồng mạng đã liên tiếp chỉ trích sự lố bịch của mẹ Quỳnh Anh trong cuộc thi Vietnam Got Tanlent. Ngược lại với sự phản ứng tiêu cực từ phía dư luận, gia đình thí sinh Quỳnh Anh đã bình tĩnh khi lên tiếng tố cáo Ban tổ chức cuộc thi Vietnam Got Talent đã cắt ghép, dàn dựng kịch bản biến gia đình cô bé trở thành trò hề, là tâm điểm bị cư dân mạng “ném đá”.
Sau đó một tuần, Ban tổ chức Vietnam Got Talent đã chính thức giải thích rằng Vietnam Got Talent không hề sử dụng trường hợp của thí sinh Quỳnh Anh để thu hút dư luận. Và dường như không thỏa đáng với câu trả lời của Ban tổ chức, gia đình thí sinh này còn muốn “ăn thua bằng được” với Ban tổ chức Vietnam Got Talent khi Quỳnh Anh gửi thư kêu cứu lên Quốc hội với những lời lẽ bị nghi là “do người lớn đạo diễn”.
Liệu “trận đấu” này bao giờ mới đến hồi phân thắng bại ?
“Trận đấu” này càng kịch tích hơn khi tiểu phẩm hài “bé Quỳnh Sao và ca khúc Tình trai” trong chuyên mục Thư giãn cuối tuần phát sóng trên VTV3 tối 25/2 bị cho là “đá đểu” thí sinh Quỳnh Anh. Bà Ngọ – mẹ Quỳnh Anh bức xúc: “Ban tổ chức quá giỏi dàn dựng. Họ lừa hết. VTV3 cũng bị lừa thôi. Gia đình tôi không trách VTV3. Trung tâm của mọi chuyện là ban tổ chức dựng ra vở kịch này và phóng nó lên, lu loa khắp nơi. VTV3 có phải là nhà sản xuất đâu!”. Và bà Ngọ tuyên bố, gia đình thí sinh Quỳnh Anh sẽ “bằng mọi giá để đòi lại công bằng”.
Cục Nghệ thuật Biểu diễn – Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam
Bên cạnh những cuộc khẩu chiến trên mặt báo của các cá nhân thì hơn hai tuần vừa qua, dư luận cũng phải “chau mày” khi cơ quan quản lý văn hóa như Cục nghệ thuật biểu diễn và Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) “đôi co” lẫn nhau trên báo.
Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vốn được thành lập với danh nghĩa là tổ chức nghề nghiệp thuộc Hội nhạc sĩ Việt Nam, do nhạc sĩ Phó Đức Phương đứng đầu. Cục Nghệ thuật Biểu diễn lại là đơn vị quản lý văn hóa, cấp phép biểu diễn thuộc Bộ VHTT&DL.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương – “đầu tàu” của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam
Cuộc chiến đòi tiền bản quyền tác phẩm âm nhạc đã diễn ra âm ỉ nhiều năm nay, nhưng phải đến vụ ồn ào bản quyền xung quanh hai đêm nhạc Trịnh Công Sơn dịp 8/3 tới, các nhạc sĩ lão thành mới quyết tâm cùng ngồi lại với nhau, thông qua VCPMC chính thức lên tiếng đòi quyền lợi. Ngày 16/2, hơn 30 nhạc sĩ thuộc hàng tên tuổi, kỳ cựu của làng âm nhạc Việt Nam đồng loạt nói lên nỗi ấm ức, bức xúc bấy lâu nay. Cả hai đều được coi là những cơ quan có tiếng nói trong lĩnh vực văn hóa, lẽ ra phải cùng nhau ngồi lại đưa ra những động thái tích cực về hoạt động cấp phép cũng như vấn đề bản quyền nhưng xem ra cách hành xử lại… thiếu chuẩn mực!
Gần 40 nhạc sĩ lão làng đã tổ chức “Hội nghị Diên Hồng” để bày tỏ ý kiến về việc thủ tục cấp phép chương trình ca nhạc của các cơ quan quản lý hiện không bảo vệ được chủ sở hữu tác phẩm
Cuộc đấu tay đôi của hai đơn vị danh giá này bắt đầu từ khi cả hai đều đồng loạt đưa lên trang web của mình những bài viết bới móc, “kể tội” lẫn nhau một cách nặng nề. Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam bóng gió nói Cục Nghệ thuật biểu diễn rằng “Nên hiểu luật, và phát ngôn có trách nhiệm?” còn phía Cục thì “tố” Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam “lừa dối các nhạc sĩ, thu chi thiếu minh bạch”…
Hạ hồi phân giải???
Cao trào của sự việc là nhạc sĩ Phó Đức Phương cùng gần 60 nhạc sĩ phản đối Cục đã tiếp tay cho các bầu sô xù tiền tác quyền. Theo đó, phía Cục cho rằng Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam có dấu hiệu vi phạm pháp luật về khiếu nại tố cáo và doạ sẽ kiện Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tới cùng.
Tạm khép
Có thể nói rằng những “trận đấu võ mồm” trong showbiz Việt không hẳn nhằm mục đích tìm lại công bằng hay phân xử trắng đen, mà hầu hết đang mang chủ đích hạ bệ, “dìm hàng” lẫn nhau trên mặt báo. Từ những “trận đấu võ mồm” như trên, liệu công chúng còn niềm tin nào cho văn hóa ứng xử của nghệ sĩ?
Theo VNN
Vietnam's GT: Giấc mơ Susan Boyle xa vời
Giấc mơ về 1 Susan Boyle của Vietnam"s Got Talent khó lòng thành hiện thực.
Đi tìm Susan Boyle Việt Nam: Khó như lên trời
Tại buổi họp báo công bố chính thức chương trình Vietnam's Got Talent vào tháng cuối 9/2011 nhà báo Lại Văn Sâm - đại diện VTV3 khi đó đã đưa ra kì vọng cuộc thi sẽ tìm kiếm ra một "Susan Boyle Việt Nam". Thực tế cho thấy trong suốt thời gian các vòng sơ loại ở các điểm khác nhau trên cả nước, ước mơ này vẫn chưa bao giờ dừng lại. Ít nhất, người ta có quyền tin, ở đâu đó trên đất nước Việt Nam này vẫn còn những tài năng chưa hé lộ hay chưa được tìm kiếm. Và chính trong Đại cáo bình ngô chẳng từng khẳng định: "Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau/Nhưng hào kiệt đời nào cũng có". Đó chẳng phải là điều mà người ta vẫn mong đợi và có quyền hy vọng lắm chứ.
Susan Boyle là giấc mơ cổ tích mà bất cứ phiên bản Got Talent nào cũng mong muốn có được
Không riêng gì tại Việt Nam mà phiên bản của Got Talent tại bất kì đất nước nào cũng đều đặt ra kì vọng sẽ tìm kiếm được Susan Boyle của họ. Xuất hiện trong chương trình tìm kiếm tài năng Korea"s Got Talent, Sung-bong Choi đã được ví như là "Susan Boyle phiên bản Hàn Quốc", với giọng hát ấn tượng. Tại China's Got Talent, chàng trai Lưu Vỹ tự đệm đàn bằng chân hát cũng từng gây sốt trên cộng đồng mạng và đã giành giải nhất cuộc thi. Còn tại Việt Nam thì sao?
Những tiết mục "mua vui" cho Vietnam Got Talent
Khi bước vào Vietnam's Got Talent mọi chuyện lại không hề đơn giản như vậy. Không phải ai có tài thiên bẩm cũng sẽ đăng kí đi thi và ngược lại, rất nhiều người đứng trên sân khấu của cuộc thi này chỉ để cho vui mà thôi. Thế mới có chuyện, nhiều người đăng kí tham gia các vòng loại Vietnam's Got Talent chỉ để được 1 lần xuất hiện trên truyền hình. Với họ điều đó đã là quá đủ và họ thậm chí không bao giờ nghĩ đến việc sẽ có giải hay đi vào vòng trong.
Khái niệm "Susan Boyle" Việt Nam ngày càng bị chìm dần trong Vietnam's Got Talent vì cho đến thời điểm này, đó đã là cụm từ xa vời. Điểm qua những ứng cử viên sáng giá nhất cho đến thời điểm hiện tại như: Võ Trọng Phúc, giọng ca "xương thủy tinh" Nguyễn Phương Anh, Vũ Đình Tri Giao, Vũ Song Vũ hay Nguyễn Lê Nguyên... tất cả đều dừng lại ở việc gây sốt trong từng đêm thi. Những tài năng đó nổi lên và được 1 bộ phận đông đảo khán giả thán phục nhưng họ lại chưa đủ sức để làm "hiện tượng" xuyên suốt cuộc thi.
Cô bé "xương thủy tinh" liệu có làm nên chuyện?
Và cũng có thêm một điều những ca khúc hay tiết mục họ trình diễn trên sân khấu đều là "hàng quen hay "bài tủ". Trường hợp này ít nhất đúng với Vũ Song Vũ khi ca khúc My heart will go on em thể hiện từng gây sốt trên YouTube 1 thời gian. Hay giọng ca của Nguyễn Phương Anh với ca khúc Let's Dance đã được cô bé trình diễn không dưới 1 lần. Và rõ ràng, đã có nhiều người nghĩ đến việc công cuộc đi tìm "Susan Boyle Việt Nam" mùa đầu tiên của Vietnam's Got Talent đã không thể thành công như mong đợi nếu không muốn nói là thất bại.
Giọng hát của Vũ Song Vũ từng khiến khán giả say mê khi cậu bé nổi trên YouTube trước khi đến với Vietnam Got Talent
Nhạc Việt "mất thiêng" tại Vietnam's Got Talent
Nhiều người luôn tự hỏi, với 1 cuộc thi quy mô như Vietnam's Got Talent (có thể nói là quy mô nhất từ trước đến nay) tại sao lại không thể tìm ra 1 tài năng thực thụ. Nếu những cuộc thi như: Vietnam Idol, Sao mai, Sao mai điểm hẹn, Cặp đôi hoàn hảo... thì các tài năng đều bị bó hẹp trong lĩnh vực ca hát còn Vietnam's Got Talent, ca hát chỉ là 1 phần. Khán giả có thể theo dõi các tiết mục múa bụng, đánh võ, nhảy, vũ đạo... thậm chí là cả nuốt cá kèo sống. Ấy vậy nhưng, cho đến thời điểm này ngoài 1 số tiết mục ca hát tạo được ấn tượng, tất cả đều quá nhạt nhòa. Câu hỏi là liệu tài năng Việt chỉ có thế hay họ đang cố gắng ẩn mình và không muốn bỗng dưng được nổi tiếng.
Có một thực tế rất dễ nhận thấy đó là không chỉ riêng tại Việt Nam mà phiên bản của Got Talent tại bất kì cuộc thi nào âm nhạc luôn chiếm 1 vị trí quan trọng. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì so với bất cứ 1 phần thi tài năng nào sức cảm hóa, lan tỏa và tạo hiệu ứng của âm nhạc vẫn vô cùng mạnh mẽ. Chẳng thế mà, ngay sau khi clip phần thi của Susan Boyle được phát trên truyền hình đã có hàng trăm triệu lượt người theo dõi và xem đi, xem lại. Và khi cô chỉ giành ngôi vị á quân, 1 làn sóng phản đối đã dấy lên mạnh mẽ. Tại Việt Nam, câu chuyện bằng âm nhạc cũng không phải ngoại lệ.
Thanh Trúc - thí sinh nhí với ca khúc H"ren lên rẫy - ca khúc nhạc Việt hiếm hoi được đánh giá cao
Cho đến thời điểm này, những phần trình diễn tạo được ấn tượng mạnh nhất cũng liên quan đến âm nhạc. Nhưng nhiều người cũng tự hỏi, trong số những phần thi đó nhạc Việt lại chìm nghỉm một cách đáng thương. Phần lớn các thí sinh tham dự hoặc lựa chọn những ca khúc nổi tiếng của các ca sĩ thành danh hoặc chọn những tác phẩm âm nhạc kinh viện, hàn lâm. Nhạc Việt bỗng dưng bị lãng quên, bị bỏ rơi và trên sân khấu Vietnam's Got Talent, số lượng các ca khúc nhạc Việt tạo thành hit quá lép vế trước các ca khúc nhạc ngoại. Điểm qua các tiết mục tạo ấn tượng phần âm nhạc chỉ có thể kể đến: Nguyễn Thị Thanh Trúc với ca khúc H'ren lên rẫy, Nguyễn Hoàng Anh hát Chú ếch con và nhảy theo Michael Jackson...
Tạm kết
Những tiết mục khổ luyện như này không hiếm tại Vietnam Got Talent nhưng nó nhanh chóng bị quên lãng
Với một cuộc thi được gắn mác "talent", rồi mang cả tên quốc gia tất nhiên nó có những yếu tố thực sự danh giá và "đẳng cấp". Tuy nhiên, với những kì vọng ban đầu cuộc thi đang ngày càng "mất thiêng" khi mà những scandal ngày càng bủa vây mạnh mẽ. Cao trào nhất đó là "vụ án" của cô bé 15 tuổi Lê Nguyễn Quỳnh Anh dù xảy ra cách đây cả tháng trời nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Giấc mơ khai phá 1 tài năng như Susan Boyle thất bại, liệu Got Talent mùa sau có còn được tiếp tục và các tài năng Việt Nam có sẵn sàng "lộ diện" trước công chúng. Mọi chuyện đúng, sai thật khó để phán quyết. Và càng khó hơn để nói trước điều gì vì tất cả đều còn ở phía trước. Biết đâu, khi bước vào vòng loại bán kết, khi mà yếu tố "kịch bản" đã được hạn chế 1 tài năng nào đó lại bỗng dưng xuất thần và Vietnam's Got Talent mùa đầu tiên rất có thể sẽ làm nên chuyện.
Theo VNN
Elizabeth Thủy Tiên từ chối 'tiếp chuyện' bà Quỳnh Trang Cựu BGK VNNTM mùa đầu cũng "ra mặt", cô không muốn liên quan đến những scandal của VNNTM. Sau những phát biểu về mâu thuẫn giữa VNnTM và Hà Anh, phía VNNTM chưa có những câu trả lời chính xác để giải thích cho sự việc đang ngày một nóng lên, thay vì dẹp tan những dư luận không mấy hay ho về...