Shopee, Lazada tiếp tục cho đối thủ “hít khói” tại Đông Nam Á
Hai nhà bán lẻ thương mại điện tử Shopee và Lazada của Singapore nới rộng khoảng cách về lưu lượng truy cập với các đối thủ khác tại thị trường Đông Nam Á.
Ảnh minh họa: Internet
Theo dữ liệu từ nền tảng so sánh giá iPrice và hãng phân tích web SimilarWeb, Shopee và Lazada cùng nhau chiếm 60% lưu lượng web thương mại điện tử tại Đông Nam Á trong 3 tháng cuối năm 2019.
Theo nghiên cứu của Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 300 tỷ USD trong năm 2025. Phil Pomford, Giám đốc Thương mại điện tử toàn cầu của Worlpay, nhận xét các công ty muốn nhảy vào thị trường Đông Nam Á cần nhận thức được rằng chiến lược “một cho tất cả” không phù hợp với khu vực này. Hành vi của người dùng tại mỗi nước rất khác nhau.
Tokopedia và Bukalapak của Indonesia xếp vị trí thứ ba và thứ tư trong danh sách các nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất dựa trên lưu lượng web. Cụ thể, Shopee chiếm 33%, Lazada 27%, Tokopedia 11% còn Bukalapak 6,5%.
4 vị trí hàng đầu có sự thay đổi lớn so với năm 2017, thời điểm Thế Giới Di Động và Sendo của Việt Nam vẫn đang có vài phần trăm thị phần khi nói đến lưu lượng truy cập các trang thương mại điện tử. Thời điểm quý III/2017, Shopee chỉ chiếm 7%, đứng sau Bukalapak (9%), Tokopedia (14%) và Lazada (48%) nhưng lại sở hữu nhiều chiến dịch tiếp thị sáng tạo nổi bật.
Video đang HOT
Dù vậy, các nền tảng này đang đối mặt với cạnh tranh ngày một tăng từ những cái tên khác. Theo Hãng theo dõi di động App Annie, Sendo, Wish và Zilingo đang nằm trong số các nền tảng di động được tải về nhiều nhất trên smartphone.
Ông Edwin Koh, Giám đốc nội dung số của Limelight Networks, cho biết điều thực sự mang đến lợi thế để dẫn đầu là không có độ trễ khi người dùng tìm kiếm sản phẩm, mua sắm trực tuyến. Những người mua sắm thường xuyên sẽ đánh giá cao các tính năng trực tuyến hiện đại và trải nghiệm được cá nhân hóa. Cải tiến giao diện người dùng cũng như cơ sở hạ tầng để bảo đảm khả năng mở rộng, hiệu suất và bảo mật là các yếu tố then chốt để công ty thương mại điện tử giữ chân khách hàng.
Du Lam
Shopee: ví dụ về lợi thế của kẻ đến sau trên mặt trận thương mại điện tử
Với tuổi đời tham gia lĩnh vực thương mại điện tử chưa đầy bốn năm, những gì mà Shopee làm được thực sự rất đáng nể phục.
Kể từ những ngày đầu thành lập, trang thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore này đã dần leo lên vị trí số một về số lượt truy cập trên toàn Đông Nam Á. Ngoài ra, ứng dụng di động của Shopee cũng luôn có ví trị cao trong bảng xếp hạng trên các kho ứng dụng về số lượt tải về và số người dùng mỗi tháng tại khu vực này. Đây chính là kết luận từ báo cáo mới đây của iPrice.
Vậy đâu là bí mật dẫn tới thành công kể trên? Theo Giám đốc Thương mại của Shopee, Zhou Junjie, thì một nhân tố tạo lợi thế cho nền tảng này chính là ưu thế của "kẻ đến sau".
Trong lần trả lời phỏng vấn với trang South China Morning Post, ông kể: " Nhìn lại năm 2015, chúng tôi đánh giá rằng lĩnh vực thương mại điện tử đã trở thành một ngành công nghiệp với sự ra nhập của nhiều đối thủ khác nhau, nhưng chúng tôi vẫn tìm thấy được nhiều tiềm năng để phát triển và nhiều thị trường ngách bị bỏ ngỏ bởi các đối thủ đi trước".
Khi ấy, các công ty làm về thương mại điện tử đều đang tập chung vào ý tưởng lấy trang web để làm nền tảng chính. Nhưng chiến lược ban đầu của Shopee lại đi theo một con đường khác: sớm tung ra ứng dụng di động để tiếp cận xu hướng sở hữu điện thoại di động đang bùng nổ tại khu vực Đông Nam Á.
Ông Zhou cho biết: " Đó chính là một lợi thế của việc đến muộn, bởi vì nhờ đó mà bạn có thể nhìn nhận được tình hình chung cùng những xung hướng đang diễn ra, từ đó tạo ra hướng đi của riêng mình trên con đường tìm kiếm sự đổi mới hoặc khác biệt".
Bên cạnh Lazada của Alibaba và Tokopedia của Indonesia, Shopee là một trong số ít những nền tảng để mắt tới những tăng trưởng thần kì của thị trường thương mại điện tử tỷ đô tại Đông Nam Á nhờ vào sự tiếp cận với thanh toán trực tuyến của 100 triệu người dùng internet tại đây.
Shopee hiện đang được điều hành bởi công ty công nghệ của Singapore là SEA, công ty này, trước khi thâm nhập vào lĩnh vực thương mại điện tử, đã tạo dựng tên tuổi của mình tại khu vực Đông Nam Á nhờ vào việc phát hành, vận hành và làm game trên PC lẫn điện thoại di động dưới thương hiệu Garena.
Màn đánh cược vào hướng tiếp cận nhắm tới các thiết bị di động của Shopee đã thành công, theo ông Zhou thì trên 90% lượng giao dịch hiện có đều đến từ ứng dụng di động. Ông còn tiết lộ rằng, để có thể chinh phục được thị trường nội địa, Shopee còn áp dụng chiến lược nội địa hóa và tùy biến ứng dụng sao cho phù hợp tới từng thị trường riêng.
Thay vì có một ứng dụng chung cho toàn bộ người dùng, Shopee làm riêng một phiên bản phần mềm cho mỗi một thị trường. Theo ông Zhou thì điều này sẽ cho phép công ty có thể tung ra những tính năng độc quyền nhằm thu hút người dùng theo bảy thị trường mà nền tảng này đang hoạt động là Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam và Philippines.
Ví dụ, ở Indonesia, Shopee đã mở một phần riêng cho các sản phẩm liên quan tới đạo Hồi và các dịch vụ để làm hài lòng thị trường với đa số là người Hồi giáo này. Còn ở những quốc gia như Thái Lan và Việt Nam, nơi mà người nổi tiếng thường có sức ảnh hưởng lớn tới thói quen mua hàng của người tiêu dùng, Shopee liền giới thiệu các gian hàng trực tuyến có bán sản phẩm được tin dùng bởi những người này.
Ông Zhou khẳng định: " Chúng ta thường nhắc tới Đông Nam Á như một khu vực tổng thể nhưng lại quên mất rằng mỗi quốc gia trong đó đều có những điểm riêng biệt, từ ngôn ngữ, đồng tiền tới cả sức mua". Ông còn cho biết rằng sự tùy biến theo từng thị trường đòi hỏi " nhiều công sức hơn", bởi vậy Shopee luôn có một đội ngũ làm việc tại mỗi quốc gia.
Giống với các đối thủ khác, Shopee cũng để ý sâu sắc tới xu hướng "vui chơi mua sắm" có nguồn gốc từ Trung Quốc. Và nhờ vào những kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực trò chơi điện tử có được từ SEA và Garena, nền tảng này đã giới thiệu nhiều trò chơi di động, phiên livestream và tính năng nhắn tin tích hợp vào ứng dụng của mình để thu hút người mua và khuyến khích họ mua sắm trên nền tảng của mình.
Hiện nay, hình thức vận hành của Shopee là khách hàng tới khách hàng (C2C), bên cạnh đó nền tảng này cũng trở thành một phiên chợ cho phép các nhãn hiệu có thể trực tiếp bán sản phẩm của mình tới tay người dùng thông qua Shopee Mall. Ông Zhou cho biết, hình thức C2C đang rất phổ biến đối với những nhà bán hàng nhỏ trên toàn khu vực này, họ đều là những người đã từng "chinh chiến" trên các nền tảng khác như Facebook hay Instagram.
Nhờ việc tham gia bán hàng trên Shopee hay Lazada, những nhà phân phối này thường sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt hơn đặc biệt là về thanh toán và logistics, đồng thời họ cũng được hưởng lợi từ lượng người dùng có sẵn của các nền tảng kể trên. Về phần mình, Shopee thu lợi bằng cách bán quảng cáo và các dịch vụ cho nhà bán hàng, bên cạnh đó, họ còn thực hiện chiết khấu đơn hàng tại một số thị trường nhất định.
Dù rằng nắm trong tay được những kết quả đáng hứa hẹn trên sân chơi thương mại điện tử, Shopee vẫn vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt tới từ các đối thủ mà trong đó có Lazada - nền tảng mới nhận được khoản đầu tư 4 tỷ đô la từ Alibaba. Không chỉ vậy, Lazada hiện vẫn đang vượt mặt Shopee về số lượng người sử dụng hàng tháng tại Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines bất chấp việc ứng dụng của Shopee đạt con số ấn tượng về lượt tải và lượt truy cập.
Nhưng ông Zhou dường như không lo lắng về những áp lực này, ông nói: " Sự cạnh tranh không phải là một điều xấu, nó là thứ cho ta thấy rằng sức hút của thị trường vẫn rất lớn, rằng ngoài kia vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển". Ông còn bổ sung rằng càng nhiều đối thủ tham gia vào lĩnh vực này, khoảng cách giữa nhà bán hàng và người mua sẽ được rút gọn, dẫn tới sự tăng trưởng của cả ngành công nghiệp.
Vị Giám đốc Thương mại cũng tự tin khẳng định rằng sức ảnh hưởng của thương hiệu trong việc mở rộng quy mô kinh doanh sẽ giúp nền tảng này nổi bật và tiến về phía trước. " Thị trường càng lớn mạnh, chúng tôi càng phải có một vị thế vững chắc để có thể thâu tóm một phần lớn trong sức tăng trưởng chung ấy".
Theo VN Review
Các sàn thương mại điện tử nào đang thống trị Đông Nam Á? Dù có hàng trăm người chơi trên thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á, chỉ có vài cái tên thực sự thành công. Ảnh minh họa: Internet Nền kinh tế Internet Đông Nam Á đã vượt mốc 100 tỷ USD và 38 tỷ USD được tạo ra từ các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Dự đoán, giá trị thị...