Shopee chính thức dừng hoạt động ở quốc gia hơn 1 tỷ dân, kế hoạch “xâm chiếm” thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng
Trong vòng 1 tháng, Shopee tuyên bố ngừng hoạt động tại 2 thị trường.
Tờ Bloomberg đưa tin, Sea đã quyết định đóng cửa hoạt động thương mại điện tử tại Ấn Độ, chỉ vài tháng sau khi ra mắt vào tháng 10 năm ngoái. Nguyên nhân được phía công ty này đưa ra là bởi “sự không chắc chắn về thị trường” dẫn đến việc phá hỏng một trong những nỗ lực ở thị trường nước ngoài đầy hứa hẹn của họ.
Sea – một phần sở hữu bởi Tencent đã rút khỏi thị trường di động và trực tuyến phát triển nhanh nhất thế giới do những xung đột về chính trị. Sự đóng cửa của Shopee tới chỉ vài tuần sau khi New Delhi tuyên bố cấm tựa game nổi tiếng nhất của họ là Free Fire do những lo ngại về bảo mật.
Theo thông tin, Sea sẽ đóng cửa Shopee Ấn Độ kể từ ngày 29/3 nhưng sẽ tiếp tục giải quyết các đơn hàng đã đặt trước và sau đó hỗ trợ các nhà bán địa phương trong các giao dịch liên quan. Những hoạt động toàn cầu khác của họ không chịu ảnh hưởng bởi quyết định này.
Video đang HOT
Việc đóng cửa hoạt động tại Ấn Độ là một bước đi lùi khác của Sea – vốn đã chứng kiến giá trị bốc hơi 2/3 tương đương 130 tỷ USD kể từ đỉnh tháng 10 khi các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng tăng trưởng. Một cú “exit” khỏi thị trường thương mại điện tử Ấn Độ – đất nước có 1,3 tỷ dân đã trở nên đáng lo hơn ngay sau khi chính phủ nước này nhắm tới mảng game của Sea.
Sea nhấn mạnh trong tuyên bố rằng quyết định rút lui khỏi Ấn Độ của họ là bởi “những sự không chắc chắn của thị trường toàn cầu” chứ không liên quan tới yếu tố chính trị.
Sea IPO vào năm 2017 và nhanh chóng trở thành công ty giá trị nhất Đông Nam Á dựa trên tiềm năng mở rộng dịch vụ tài chính, thương mại điện tử và game bên ngoài quê nhà của họ. Quyết định của New Delhi vào tháng 2 khi cầm tựa game Free Fire đã làm dấy lên những thách thức với công ty này.
Nathan Naidu – một chuyên gia phân tích nói rằng việc đóng cửa ở Ấn Độ sẽ khiến Sea phải dịch chuyển chiến lược chi phí marketing và nghiên cứu sang châu Mĩ Latin.
Đầu tháng này, Sea nói rằng Shopee sẽ tập trung vào Đông Nam Á, Brazil và Đài Loan. Họ cũng tuyên bố rút khỏi thị trường Pháp. Điều đáng nói là Shopee mới chỉ đặt chân đến quốc gia này vào tháng 10 năm ngoái như một phần của nỗ lực thúc đẩy việc mở rộng sang châu Âu.
Sea vốn là câu chuyện thành công ở Đông Nam Á như một nhà bán lẻ trực tuyến và đế chế giải trí khi tạo ra 10 tỷ USD doanh thu hàng năm. Khoảng 32 trong số 33 chuyên gia phân tích vẫn khuyến nghị “mua” với cổ phiếu này.
Ấn Độ đã cấm hàng trăm ứng dụng Trung Quốc trong suốt 2 năm qua nhưng hiện quốc gia này đang mở rộng chính sách đó sang Sea khiến các nhà đầu tư bất ngờ. Startup này được thành lập bởi Forrest Li – một người gốc Trung Quốc nhưng hiện đã là công dân Singapore. Cổ đông lớn nhất của Sea là Tencent – gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.
Tìm đối tượng giả danh nhân viên Shopee lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng
Do mất cảnh giác nên một người phụ nữ đã bị một đối tượng giả danh nhân viên hỗ trợ chăm sóc khách hàng của sàn thương mại điện tử Shopee lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng.
Ngày 24/3, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đã tiếp nhận và xử lý đơn trình báo của một bị hại trú tại huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về việc bị các đối tượng lừa đảo qua mạng, chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng.
Trước đó, vì muốn kiếm thêm thu nhập, chị Nguyễn Thị H đã tìm kiếm việc làm thêm thông qua mạng xã hội Facebook. Qua quảng cáo trên Facebook, chị H thấy có thông tin tuyển trung gian chốt đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee nên chị H đã chủ động liên hệ tới một số điện thoại đã được ghim sẵn trên Facebook thông qua nền tảng Zalo.
Tin nhắn lừa đảo của đối tượng với nạn nhân.
Chủ tài khoản Zalo trên tự xưng là Nguyễn Hữu Nghĩa, chuyên viên hỗ trợ chăm sóc khách hàng của sàn thương mại điện tử Shopee, đang tuyển dụng cộng tác viên đặt hàng theo yêu cầu để tăng doanh thu; nếu chị H đồng ý làm cộng tác viên đặt hàng, chuyển tiền mua sản phẩm thì sau khi hoàn tất công việc này, sẽ được hoàn trả vốn và trả hoa hồng từ 9 đến 10%. Để tạo sự tin tưởng đối với chị H, đối tượng này đã gửi hình ảnh Chứng minh nhân dân cá nhân, mã số thuế của Shopee cho chị H xem.
Sau khi được chị H đồng ý làm cộng tác viên, đối tượng đã yêu cầu chị H cung cấp thông tin cá nhân như: tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng... để làm thủ tục đăng ký hồ sơ. Khi hoàn tất thủ tục đăng ký, đối tượng gửi cho chị H một đoạn thông báo xác nhận đăng ký thành công kèm mã số cộng tác viên.
Tiếp sau đó, đối tượng hướng dẫn cách thức thực hiện các giao dịch ảo thanh toán hóa đơn qua mạng bằng cách: đối tượng gửi link sản phẩm cho chị H nhưng chị H không được mua hàng mà chỉ chuyển số tiền bằng giá của sản phẩm vào số tài khoản ngân hàng của đối tượng cung cấp, sau đó chị H sẽ được hoàn lại số tiền gốc và kèm theo tiền hoa hồng.
Trong 3 lần giao dịch đầu, chị H chuyển khoản tổng số 6,9 triệu đồng và được đối tượng chuyển hoàn lại toàn bộ số tiền gốc trên kèm tiền hoa hồng từ 9-10%. Đến lần giao dịch thứ 4, chị H chuyển khoản 8,05 triệu đồng nhưng lần này không được hoàn lại tiền và được đối tượng hứa hẹn, hướng dẫn thực hiện thêm các thao tác, nhiệm vụ để hoàn thiện thủ tục mới được tất toán. Theo hướng dẫn của đối tượng, chị H đã chuyển khoản cho đối tượng thêm 5 lần nữa với tổng số tiền hơn 107 triệu đồng nhưng vẫn không nhận được tiền hoàn trả và tiếp tục được yêu cầu chuyển thêm tiền cho đối tượng để hoàn thiện các thủ tục khác. Nhận thấy có dấu hiệu bị lừa đảo, chị H đã đến trình báo cơ quan Công an để tố giác hành vi lừa đảo của đối tượng.
Thông qua vụ án này, Công an tỉnh Bắc Giang khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng trên không gian mạng, tránh để bị mất tài sản.
Cô nàng liều lĩnh mua iPhone XR Lock giá chỉ hơn 5 triệu qua sàn TMĐT, có netizen phán: Tuổi trẻ chưa trải sự đời... Mua một món đồ có giá trị lớn như Iphone qua sàn TMĐT, đúng là liều lĩnh! Mua hàng online thì không còn xa lạ gì nhưng mua điện thoại, lại còn là iPhone qua sàn TMĐT thì nó lạ lắm à nghen. Một tài khoản trên TikTok mới đây đã mạnh dạn chi tiền mua thử một chiếc iPhone XR trên Shopee...