Shipper giăng bẫy tóm gọn nữ chủ shop lừa tiền bằng đơn hàng ‘ma’
Ngày 29.4, dân mạng hả hê khi đọc bài đăng về nữ chủ shop bán hàng online bị tố chuyên lừa đảo nhiều shipper ứng tiền rồi giao đồ đến địa chỉ “ma”, đã bị chính các shipper giăng bẫy và đưa về đồn công an.
Người phụ nữ khai tên Quỳnh Như làm việc tại trụ sở công an ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
“Cháy nhà mới ra mặt chuột”
Theo nội dung clip, nhiều shipper (người giao hàng) đang giữ một phụ nữ gần 30 tuổi, mặc đồ bộ trên đường 30.4, TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Họ bức xúc giải thích với mọi người xung quanh đây là người chuyên lừa đảo họ bằng những đơn hàng giao đến người nhận không có thật rồi mất tích cùng với số tiền cọc ứng trước.
Người phụ nữ thì liên tục nói: “Anh ơi toàn con người với nhau mà, con em đang bị sốt đây. Trời ơi mấy anh ác quá”, một shipper đáp: “Lúc em lừa tụi anh em có nghĩ như vậy không?”.
Anh Trần Cao Cầu (33 tuổi, shipper) – người quay clip cho biết, sự việc trong đoạn clip xảy ra vào khoảng 19 giờ ngày 28.4. Vì quá bức xúc do bị lừa đặt tiền cọc rồi giao hàng đến những người không có thật, các shipper đã đăng lên nhóm chung đặc điểm nhận dạng và khu vực chị ta thường đặt đơn để mọi người đề phòng, đồng thời giăng bẫy bắt tại trận.
Theo anh Cầu, tối cùng ngày, anh nhận đơn của người này, vì nghi ngờ nên anh đã báo cho 2 shipper khác từng tố bị lừa ở đường 30.4 đứng từ xa để nhận diện. “Khi phát hiện đúng là nhân vật mà mọi người đang tìm kiếm, hai anh em kia đã ra tóm gọn, rồi đưa cô ta về Công an P.Thanh Bình (TP.Biên Hòa) để giải quyết”, anh Cầu chia sẻ.
Ở trụ sở công an, người phụ nữ cho biết tên Quỳnh Như. Sau một hồi làm tường trình, người này gọi cho một người đàn ông mang tiền đến trụ sở công an phường để trả lại cho 2 shipper từng là nạn nhân của mình.
Chiêu thức cần cảnh giác
Hai shipper được trả lại tiền là anh H.T.T và anh Nguyễn Đình Phong, người đã cùng mai phục với anh Cầu để đưa người phụ nữ này lên công an. Anh H.T.T (26 tuổi) cho hay, anh nhận đơn của người này vào ngày 17.1.2020 từ công viên Biên Hùng giao tới giáo xứ Ngọc Lâm với tiền công là 30.000 đồng, tiền hàng là 420.000 đồng.
Đặt đơn xong, chị Như liên tục hối shipper đến gấp chị sẽ tip thêm 10.000 đồng vì khách đang cần gấp. Anh T. nhiệt tình ứng tiền hàng để đi giao nhưng tới điểm hẹn không ai nghe máy.
“Tôi gọi lại số chị này thì cũng thuê bao luôn nên tôi quay lại công viên đợi mấy tiếng mà không gặp được. Lúc đó mới ngộ ra là bị lừa nên tôi mở đồ ra kiểm tra thì thấy như một nùi giẻ rách. Tất cả đều là đồ cũ, rách rưới”, anh T. bức xúc nhớ lại. Tại trụ sở công an, sau khi viết tường trình, anh T. đã được một người đàn ông là người quen của chị Như đến trả lại 460.000 đồng.
Tương tự, anh Nguyễn Đình Phong (34 tuổi) được trả lại 350.000 đồng khi bị Như lừa với thủ đoạn tương tự vào ngày 26.3.2020, giao dịch ban đầu bằng một tài khoản Facebook khác. “Shipper chạy mưa nắng cực khổ kiếm được vài trăm ngàn, mà bị lừa một đơn vậy là xem như ngày chạy không công, còn phải bù thêm tiền xăng”, anh Phong chia sẻ.
Ngày 29.4, trao đổi với Thanh Niên, Công an P.Thanh Bình xác nhận có tiếp nhận người phụ nữ từ các shipper, sau khi làm việc Công an P.Thanh Bình đã cho người này về vì lý do: giao dịch giữa chị này và shipper Cầu chưa diễn ra, chưa có gì chứng minh chị này lừa đảo. Đối với lời tố cáo của các shipper cho rằng chị này đã lừa đảo nhiều lần bằng hình thức trên, Công an P.Thanh Bình nói vụ việc xảy ra ở nơi khác không phải trên địa bàn phường nên không thể giải quyết. Phường đã hướng dẫn các shipper này làm đơn tố cáo đến công an nơi bị lừa đảo, công an nơi đó sẽ có nhiệm vụ xác minh, xử lý.
Luật sư Trần Quân (Văn phòng luật sư Tri Ân, TP.Biên Hòa) cho hay nếu đúng như những gì các shipper tố cáo thì đây là hành vi “lừa đảo”, đưa ra thông tin gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản.
6 tháng 'ăn bờ, ngủ bụi' của trinh sát phá đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng game đế chế
Không thể thâm nhập vào trụ sở "đầu não" của đường dây đánh bạc, các trinh sát buộc phải ăn trực nằm chờ, hóa trang thành xe ôm, shipper... để theo dõi hoạt động của các cá nhân trong đường dây này.
Tháng 9/2019, đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng qua game đế chế trên trang web Powgs.com do Phí Văn Huấn (SN 1981, trú phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cầm đầu bị các lực lượng chức năng triệt phá.
Điều khiến những kẻ sừng sỏ về công nghệ thông tin trong đường dây này như Trần Ngọc Anh (người từng giành giải 3 trong cuộc thi Olympic tin học Quốc gia), Khánh "trắng" (người từng học Đại học Mật mã, Khoa công nghệ thông tin) và ông trùm ranh ma Phí Văn Huấn đều khó ngờ nhất là tổ chức của bọn chúng hoạt động chặt chẽ, tinh vi, người ngoài không thể thâm nhập vào nhưng vẫn các trinh sát bị phát hiện.
Trả lời VTC News, một trinh sát trong Ban chuyên án cho biết, Ban chuyên án được thành lập từ năm 2017, nhưng vào cuối năm 2018 đường dây đánh bạc này bất ngờ dừng hoạt động.
Sau đó, tổ chức này lại hoạt động lại với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn khiến các trinh sát gặp nhiều khó khăn trong công tác phá án.
Ông trùm đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng qua game đế chế - Phí Văn Huấn.
Cụ thể, đường dây đánh bạc này được co cụm lại tại 4 địa điểm ở Hà Nội. Trong đó, trụ sở "đầu não" được bố trí tại đường Mai Anh Tuấn (Đống Đa, Hà Nội).
Tại đây, nhóm này thuê tòa nhà 7 tầng để hoạt động. Nhằm che mắt lực lượng chức năng, tầng 1 được bố trí bán cà phê, có 2 camera giám sát người lạ ra vào quán, khi các nhân viên đi lên tầng trên thì phải quẹt thẻ.
"Tại tầng 2 là phòng sinh hoạt và làm việc chung, tầng 3-4-5 dùng để quay phát livestream trực tiếp, tầng 6-7 là sân phơi và ban thờ", trinh sát cho hay.
Nhóm người trong đường dây đánh bạc này thường quen biết nhau và khi ra vào đều phải quẹt thẻ nên hoạt động của những kẻ này rất chặt chẽ, khiến các trinh sát không thể trực tiếp thâm nhập.
Từ đây, khó khăn đặt ra buộc các trinh sát phải vượt qua là quãng thời gian dài "ăn trực nằm chờ, ăn bờ ngủ bụi" để theo dõi từng đường đi, nước bước của các cá nhân tham gia trong đường dây.
"Chúng tôi phải mất 6 tháng ăn bờ nằm bụi để nắm được các quy luật hoạt động của các đối tượng. Có hôm có đối tượng quay phát livestream xong thì đi về Thường Tín lúc 2h đêm, đến 3h sáng người này về đến nhà ngủ, đến chiều hôm sau lại lên "cơ quan".
Để theo dõi bám sát được những kẻ này mà không bị phát hiện, chúng tôi phải hóa trang thành người đi câu cá, người tập thể dục, xe ôm, ship hàng... Sau khi đã nắm rõ hoạt động, nhân thân của các đối tượng sau 6 tháng trời, chúng tôi tham mưu cho Ban chỉ huy để có kế hoạch triệt phá", vị trinh sát kể.
Đến 27/9/2019, Ban chuyên án phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ của TP Hà Nội, huy động hơn 100 chiến sĩ để bắt các đối tượng tại 4 điểm hoạt động ở Hà Nội.
Đến nay, cơ quan điều tra khởi tố 56 người trong đường dây đánh bạc qua game đế chế trên trang web Powgs.com, ước tính thu được khoảng 1.200 tỷ đồng cùng nhiều tài sản có giá trị của các đối tượng tham gia đánh bạc.
Video: Triệt phá đường dây đánh bạc hơn 30 nghìn tỷ đồng
Để tham gia vào đường dây đánh bạc trên trang Powgs.com với game đế chế, đá bóng, người chơi phải đăng kí tài khoản qua địa chỉ gmail, có số điện thoại chính chủ và giao dịch đổi tiền sẽ được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng. Điều này khác hoàn toàn với các game khác, khi game thủ chỉ cần đăng kí tài khoản ảo.
Các con bạc phải mua tiền ảo để chơi, 100 nghìn đồng mua được 121 nghìn tiền ảo. Người chơi có thể bán tiền ảo cho đại lí với mức 123 nghìn tiền ảo lấy 100 nghìn đồng.
Các kỹ thuật viên của Huấn sẽ tạo bàn trực tiếp cho con bạc đặt cược với hệ thống hoặc tự cược với nhau.
Việc giao dịch do các đại lý cấp 1, cấp 2 đảm nhận. Đại lý cấp 1 gồm 13 người, đều là những người thân tín của Huấn.
Nhà cái (do Huấn cần đầu) chỉ đóng vai trò chiết khấu phần trăm của con bạc.
MẠNH ĐOÀN
Theo vtc.vn
Thanh niên ngáo đá xông vào trụ sở công an ở Nha Trang gây rối, đâm người Trần Văn Hà chạy vào trụ sở công an, dùng thanh sắt đâm loạn xạ. Trong lúc vây bắt Hà, một cán bộ công an phường Vĩnh Trường (Nha Trang, Khánh Hòa) đã bị Hà đâm trúng tay và đùi, gây thương tích. Công an thu giữ thanh sắt Hà sử dụng lúc gây án Ảnh: A.X Tối 13.2, Công an thành phố...