Shipper công nghệ ở TP.HCM phòng dịch COVID-19 thế nào?
Trung bình mỗi ngày tài xế có thể ghé hơn 20 điểm giao hàng khác nhau, và khi họ trở thành F0 thì sự lo lắng không chỉ dành riêng cho tài xế mà còn cả cộng đồng. Bởi trong mùa dịch, họ là người di chuyển và tiếp xúc với rất nhiều người.
Một bàn giao hàng được chung cư bố trí để tài xế thực hiện “giao hàng không tiếp xúc” trong mùa dịch – Ảnh: N.BÌNH
Trước thông tin một tài xế công nghệ tại TP.HCM vừa có kết quả kiểm tra lần 1 dương tính COVID-19, nhiều người đang sử dụng các dịch vụ mua hàng online, giao hàng tận nhà lo ngại về vấn đề phòng chống dịch bệnh COVID-19 khi sử dụng các dịch vụ này.
Quy tắc an toàn khi giao, nhận hàng
Nhờ đội ngũ giao hàng mà các dịch vụ thiết yếu, vận chuyển hàng hóa, thư tín được suôn sẻ trong bối cảnh người dân hạn chế việc ra ngoài. Tuy nhiên, rủi ro của di chuyển liên tục để giao hàng khiến người giao hàng rất dễ bị lây nhiễm, hoặc tiếp xúc gần với người đã nhiễm bệnh.
Hiện các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ giao hàng đều khuyên người mua hàng thực hiện thanh toán không tiền mặt, sử dụng giao hàng không tiếp xúc. Khi nhận hàng, đeo găng tay và rửa ngay sau đó hoặc xịt khử khuẩn lên món hàng. Một số tòa nhà, chung cư còn dành một chiếc bàn để tài xế có thể đặt món hàng lên đó, tránh tiếp xúc trực tiếp với người nhận.
Các sàn thương mại điện tử cũng cho biết họ thường xuyên gửi khuyến cáo tới các đối tác tài xế về việc tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Để đảm bảo an toàn trong giao nhận, tất cả nhân viên giao nhận bắt buộc phải nghiêm túc tuân thủ các quy định về an toàn, bao gồm đeo khẩu trang xuyên suốt quá trình nhận hàng từ kho đến khi giao hàng cho khách, rửa tay thường xuyên với nước sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn 2m trong suốt quá trình giao nhận hàng hóa.
Ngoài ra, tài xế cũng được yêu cầu điền thông tin vào tờ khai y tế, kiểm tra thân nhiệt mỗi ngày và làm nhật ký hành trình. Tuy vậy, vẫn không tránh khỏi được rủi ro tài xế nhiễm COVID-19.
Tài xế công nghệ được yêu cầu giữ khoảng cách 2m trong quá trình giao/nhận hàng – Ảnh: K.L
Khi tài xế thành F0 sẽ hỗ trợ như thế nào?
Hiện nay, các doanh nghiệp đều có chính sách quan tâm, hỗ trợ cần thiết cho nhân viên, đối tác của mình.
Đại diện Grab Việt Nam cho biết với trường hợp dương tính với COVID-19 theo xác nhận của cơ quan y tế, ngoài việc được thanh toán chi phí chữa trị theo chính sách bảo hiểm, đối tác tài xế còn được gói bảo hiểm này hỗ trợ một khoản tiền mặt lên đến 10 triệu đồng.
Video đang HOT
Nếu bị cách ly theo yêu cầu của cơ quan chức năng, các đối tác tài xế sẽ được hỗ trợ 100.000 đồng/ngày (tối đa 14 ngày).
Ông Nguyễn Việt Linh, giám đốc truyền thông Be Group, cho biết hãng sẽ hỗ trợ cho các tài xế bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19 (là F0, F1 và F2) và không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống dịch, với hạn mức lên đến 3 triệu đồng/người.
Nguồn hỗ trợ này được công ty chủ động xây dựng, với mục đích động viên, hỗ trợ tài xế khi phải ngưng lao động, dẫn đến giảm thu nhập hằng ngày.
Đại diện dịch vụ Baemin cho biết khi đối tác tài xế nghi ngờ nhiễm COVID-19, hãng cũng có thông tin hướng dẫn chi tiết liên hệ cơ quan y tế. “Ngoài ra, Baemin có chính sách rõ ràng và cụ thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ hậu quả COVID-19, mức hỗ trợ tùy từng trường hợp, khoảng 50% thu nhập của 21 ngày gần nhất”, vị này cho biết.
Tại TP.HCM, trong chương trình hỗ trợ cho tài xế bị nhiễm bệnh hoặc bị cách ly, công bố hồi đầu tháng 6-2021, Gojek cho biết mức hỗ trợ sẽ được chia theo nhóm đối tác tài xế. Các tài xế hạng Siêu chiến binh Gojek (đối tác tài xế có hiệu suất trung bình 95%, số sao đánh giá trung bình đạt 4,96 trên 5) sẽ nhận được khoản hỗ trợ tài chính 200.000 đồng mỗi ngày, tối đa 21 ngày. Các đối tác tài xế còn lại nhận được mức hỗ trợ 100.000 đồng/ngày.
Ngoài ra, tất cả tài xế thực hiện các đơn hàng giao đồ ăn trực tuyến trong thời gian căng thẳng của dịch bệnh nếu đạt hiệu suất trung bình 7 ngày từ 85% trở lên sẽ được hỗ trợ thêm mỗi ngày 100.000 đồng tại Hà Nội, và 150.000 đồng tại TP.HCM.
Trong khi đó, đại diện dịch vụ đặt đồ ăn và giao nhận hàng trực tuyến Loship cho biết đối với các khu vực có nghi ngờ dịch bệnh, Loship trích xuất danh sách tài xế đã giao hàng gần khu vực đó để yêu cầu xét nghiệm và tạm dừng hoạt động của tài xế, đồng thời ngưng giao nhận về các khu vực này.
Đại diện Viettel Post thì cho biết đã mua bảo hiểm COVID-19 cho 100% nhân sự của doanh nghiệp mình. Trong trường hợp phải phẫu thuật sẽ được chi trả tiền phẫu thuật kèm theo quy tắc bảo hiểm không quá 20 triệu đồng/năm, nếu tài xế không may tử vong do COVID-19, sẽ được trả toàn bộ số tiền là 20 triệu đồng.
TP.HCM chính thức giãn cách xã hội toàn thành phố
Từ 0h ngày 31-5, TP.HCM chính thức thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) thực hiện Chỉ thị 16. Cũng từ 0h, quận Gò Vấp lập 10 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra vào quận.
Lực lượng chức năng mang rào chắn ra tại giao lộ Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng để chuẩn bị công tác kiểm soát - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Theo ông Nguyễn Trí Dũng - chủ tịch UBND quận Gò Vấp, lực lượng chức năng của quận như công an, quân sự, dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố... tổ chức kiểm soát xe ra vào quận tại các cửa ngõ. Người dân không được ra khỏi quận.
Tại mỗi chốt sẽ có 3 chiến sĩ công an, 1 bảo vệ dân phố, 2 dân quân tự vệ, 1 cán bộ y tế. Chốt sẽ chia 3 ca/ngày.
Cũng theo ông Dũng, các chốt được đặt tại các cửa ngõ giáp ranh giữa quận Gò Vấp và các địa bàn khác. Ngày mai (31-5), quận Gò Vấp sẽ nghiên cứu lập thêm các chốt kiểm soát.
Ông Dũng cho biết kiểm soát ở đây không phải là ngăn cản giao thông mà để đảm bảo phương tiện qua lại là những phương tiện được phép theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Nếu phương tiện nào không phải phục vụ nhu cầu thiết yếu thì không được dừng đỗ trên địa bàn quận.
Đúng 0h ngày 31-5, tại chốt kiểm soát phương tiện giao lộ Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp các lực lượng lấy rào chắn cả 2 hướng ra vào quận.
Theo một chiến sĩ CSGT tại chốt này, thực hiện theo chỉ đạo của quận tất cả các phương tiện đều không được ra vào quận Gò Vấp. Nhiều người bây ngờ khi mình đi làm về mà bị chặn chốt, không cho vào quận. Nhiều người nài nỉ vào quận Gò Vấp để về nhà ngủ nhưng vẫn không được.
Người dân thắc mắc việc ra vào quận Gò Vấp được lực lượng chức năng hướng dẫn - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Lực lượng chức năng chốt chặn tại điểm cầu sắt An Phú Đông hướng từ quận Gò Vấp đi quận 12 và ngược lại - Ảnh: CHÂU TUẤN
Lực lượng chức năng chốt chặn tại điểm cầu sắt An Phú Đông hướng từ quận Gò Vấp đi quận 12 và ngược lại - Ảnh: CHÂU TUẤN
Lực lượng chức năng chốt chặn tại điểm cầu sắt An Phú Đông hướng từ quận Gò Vấp đi quận 12 và ngược lại - Ảnh: CHÂU TUẤN
23h30, lực lượng chức năng mamg rào chắn từ trên xe xuống để chuẩn bị kiểm soát tại các cửa ngõ quận Gò Vấp - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Cảnh sát giao thông chặn một xe tải đi từ hướng Gò Vấp về quận 12 tại chốt chặn trên đường Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp) - Ảnh: NHẬT THỊNH
Đúng 23h30, lực lượng chức năng quận Gò Vấp lập hàng rào trên đường Lê Quang Định - Ảnh: NHẬT THỊNH
Lực lượng dân quân túc trực tại chốt chặn giáp ranh giữa quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp trên đường Lê Quang Định - Ảnh: NHẬT THỊNH
23h tại điểm lấy mẫu tầm soát COVID-19 cho người dân P.8 vẫn đang hoạt động tích cực - Ành: CHÂU TUẤN
10 chốt kiểm soát các cửa ngõ quận Gò Vấp từ 0h ngày 31-5:
1. Cầu thép An Phú Đông, phường 5
2. Cầu An Lộc, phường 17
3. Cầu Bến Phân, phường 15
4. Cầu Trường Đai, phường 13
5. Cầu Chợ Cầu, phường 14
6. Trước số 399 Tân Sơn, phường 12
7. Đường Phan Huy Ích, phường 14
8. Ngã tư Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng, phường 1
9. Đường Lê Quang Định, phường 1
10. Phạm Văn Đồng - Công viên Gia Định.
TP.HCM: Q.Gò Vấp trước giờ 'G' thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 Trước thời điểm Q.Gò Vấp (TP.HCM) giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, một số tuyến đường dần vắng bóng người và xe cộ... Khu vực Ngã 5 Gò Vấp (giáp ranh giữa Q.Gò Vấp và Q.12) lúc 22 giờ 30 ngày 30.5 . Ảnh ĐỘC LẬP Như Thanh Niên thông tin, từ 0 giờ ngày 31.5, để thực hiện giãn cách...