Sherpa – những người vô hình trên dãy Himalaya
Các Sherpa làm việc trên Everest thường không mấy khi chết nhiều người cùng một lúc. Ngoài những thời khắc đen tối nhất diễn ra trong năm 1922, 1970 và giờ là 2014, họ thường chết từng người một, trong lặng lẽ, chẳng gây nhiều chú ý.
Một số người đơn giản là biến mất trên Everest, không bao giờ trở lại nữa. Nếu có được đề cập tới, cái chết của các Sherpa cũng chỉ xuất hiện thoáng qua trên báo chí phương Tây.
Năm ngoái, khi sự chú ý của thế giới tập trung vào một cuộc xô xát giữa các Sherpa và vài nhà leo núi phương Tây trên Everest, ít ai biết rằng có 4 Sherpa đã bỏ mạng trong các sự kiện khác. Tương tự là năm trước đó, với 3 Sherpa đã chết.
Sáng ngày 18.4, một trận lở tuyết diễn ra trên mặt nam của núi Everest ở độ cao xấp xỉ 5.800m, nằm bên trong thác băng Khumbu, khiến 13 hướng dẫn viên leo núi người Nepal thiệt mạng, 3 người khác mất tích về sau cũng được xác nhận đã chết. Đây là vụ tai nạn đơn lẻ gây chết nhiều người nhất trong lịch sử chinh phục Everest.
Những bi kịch ít người biết
Thực tế đáng buồn là theo thời gian, việc những người Sherpa nói riêng, các lao động làm việc trong lĩnh vực leo núi mang quốc tịch Nepal nói chung, bỏ mạng trong khi lao động đã trở thành chuyện quá đỗi thường xuyên, chiếm tới 40% số cái chết diễn ra trên đỉnh Everest trong thế kỷ vừa qua.
Nhưng chính cái sự thường xuyên này khiến du khách phương Tây, các công ty lữ hành, giới chức Nepal và thậm chí cả một số người Sherpa dần chấp nhận những mất mát như việc đương nhiên. Những lời chia buồn được gửi tới. Tiền bảo hiểm, thường không tương xứng với mất mát, được chi trả. Người ta xây các lăng mộ, gắn bia mộ, tải các bức ảnh của người đã khuất lên các blog.
Rồi chuyện lại đâu vào đấy và tất cả trở về với bộ máy kiếm tiền Everest khồng lồ, lập ra để chăm bẵm hàng ngàn người nước ngoài sẵn sàng bỏ một đống tiền để được đứng trên nóc nhà thế giới.
Với phần lớn người ngoại quốc, cái chết của mọi Sherpa trong hệ thống ấy chỉ là một mất mát vô nghĩa. Và rồi một buổi chiều, cuộc đời đẩy bạn lang thang tới một trà quán ở Upper Pangboche nằm trong thung lũng Khumbu, nơi cái giá về sinh mạng đổ vào việc chinh phục Everest đột ngột trở nên rõ ràng.
Phóng viên National Geographic đã ở đây vào tháng 5.2013, khi mùa leo núi ở Everest đang dần đi tới hồi kết. Trong tháng 5 đó, các Sherpa đã giúp hơn 200 khách hàng lên đỉnh Everest. Nhưng mùa leo núi 2013 lại được công chúng nhớ tới vì trận ẩu đả tai tiếng, trong đó các nhà leo núi phương Tây bị xem như nạn nhân. Hiển nhiên những người nước ngoài đó cũng không hề biết về những mất mát riêng của người Sherpa.
Phóng viên đã tới thăm DaSona Sherpa – một người dẫn đường 47 tuổi đã có 10 lần lên đỉnh Everest. Vợ DaSona rót trà sữa vào cốc thủy tinh và DaSona trả lời các câu hỏi về trải nghiệm trên Everest một cách bặt thiệp. Nhưng rồi không khí trở nên nặng nề hơn.
Video đang HOT
DaSona nói rằng, ông định lên Everest thêm 5 lần nữa, nhưng giờ ông quyết định sẽ nghỉ hưu sớm chỉ sau 2 cuộc lên núi tiếp theo. Ông ngập ngừng, tay vân vê các hạt gạo. “Tôi đã mất con rể tại Trại 2 vào tháng trước” – ông nói.
Đào tuyết cứu các nạn nhân
Con rể của ông – DaRita Sherpa, 37 tuổi, là người làng Phortse. DaRita đã từng là một nhà sư trước khi hoàn tục để cưới con gái DaSona là Nimadoma. Mùa leo núi 2013 là năm thứ 3 anh làm việc cùng công ty International Mountain Guides chuyên cung cấp dịch vụ dẫn đường Sherpa. Anh đã trở lại làm việc trên Everest chỉ bởi đang xây nhà ở Phortse và đã vay nợ.
Trong ngày 5.5, anh dậy sớm, ăn mặc thật ấm, dùng bữa sáng rồi lên đường tới Trại 2. Ở đó anh ngã vật ra đất, cảm thấy chóng mặt. Rồi anh ngừng thở. Các Sherpa đi cùng đã nỗ lực tiến hành sơ cứu, nhưng không thể khiến anh hồi tỉnh. Các bác sĩ khám nghiệm thi thể DaRita sau đó tin rằng anh có thể bị đau tim, hoặc bị say độ cao và thiệt mạng.
Khi đôi bên trò chuyện, Nimadoma bước vào. Ngay lúc nhìn thấy cha, cô lao tới rồi bắt đầu sụt sùi khóc. DaSona nói rằng kể từ khi DaRita qua đời, Nimadoma đã luôn bật khóc mỗi lần nhìn thấy các Sherpa trở về làng từ Trại căn cứ. Nỗi đau có lẽ là quá lớn để cô có thể chịu đựng.
Thay đổi văn hóa leo núi
Đám tang của một người kém may mắn
Kể từ khi những người Sherpa lần đầu được thuê để chở hàng cho các cuộc chinh phục đỉnh cao từ năm 1907, văn hóa Sherpa đã bị ảnh hưởng mạnh bởi đam mê leo núi của người phương Tây, hơn bất kỳ lực lượng nào khác.
Trong chưa đầy 1 thế kỷ, họ từ chỗ băn khoăn về mục đích thực của những người leo núi ngoại quốc, đã trở thành các nhà leo núi giỏi nhất thế giới. Người Sherpa hiện đang nắm giữ nhiều kỷ lục tốc độ trong việc chinh phục Everest, bên cạnh hàng loạt kỷ lục khác. Đơn cử năm 2012, Mingma và Chhang Dawa Sherpa đã trở thành 2 anh em đầu tiên trên thế giới chinh phục toàn bộ 14 đỉnh núi cao hơn 8.000 mét của thế giới.
Dựa vào thực tế này, thật khó để tin rằng những người Sherpa tải hàng cho các đoàn thám hiểm Anh lên Everest trong những năm 1920 còn không biết tới các chữ “lên đỉnh núi”. Thay vì thế, họ cho rằng những gã râu ria rậm rạp tới từ phương Tây kia hẳn đã tới Everest để tìm kiếm các bức tượng vàng mà dân làng cúng tế và đun chảy để đúc tiền xu.
Phần lớn Sherpa chỉ nói ngôn ngữ của họ và không có liên hệ gì với thế giới bên ngoài các dãy núi. Phần lớn công trạng của việc biến đổi cuộc sống ở thung lũng Khumbu giờ thuộc về Hillary – người được mệnh danh là “Vua Sherpa” – bởi cho tới khi qua đời hồi năm 2008 ông đã dành nhiều tâm huyết xây dựng trường học, bệnh xá và nâng cao tiêu chuẩn sống cho người Sherpa. Phải tới tận những năm 1990, động cơ kinh tế của hoạt động dẫn đường lên Everest mới bắt đầu lấn át tinh thần mang đầy chất tài tử của leo núi truyền thống.
Các nhà leo núi từng chăm sóc nhau vì tình yêu phiêu lưu và tư tưởng “huynh đệ bên dây thừng” giờ biến thành những thương gia kinh doanh hoạt động leo núi, hoặc nhận lấy công việc làm người dẫn đường, phục tùng khách hàng giàu có để kiếm thu nhập. Dựa vào họ, các công ty lữ hành mới dám hứa hẹn rằng bất kỳ ai, chỉ cần sức khỏe “thường thường bậc trung” cũng có thể lên Everest.
Hoạt động chinh phục Everest được thương mại hóa mạnh tới mức nhà leo núi đổi nghề dẫn đường người Mỹ Scott Fischer từng đưa ra nhận xét nổi tiếng, không lâu trước khi chết trên Everest vào năm 1996 vì lở tuyết: “Chúng ta đã xây một con đường bằng gạch vàng chóe lên đỉnh núi”.
Trong sự biến đổi đó, nghề “sherpa” đã trở nên chuyên nghiệp hóa. Rất nhiều người ngoại quốc nay dùng “sherpa” như tiếng lóng thay cho chữ “cửu vạn”. Nhưng ở Nepal, từ này có nghĩa “một doanh nhân khôn ngoan”. Các cựu Sherpa từng leo núi giờ thuê lao động từ các dân tộc khác để làm công việc tải hàng không cần tới kỹ năng leo núi tốt. Họ sở hữu nhiều khách sạn, công ty lữ hành, hãng hàng không. Những người Sherpa ở Khumbu giờ nằm trong nhóm ít những người thiểu số giàu nhất Nepal.
Anita Lama, một trong những người phụ nữ mất chồng vì vụ lở tuyết.
Đánh giá lại bản thân
Đã có quá nhiều bài báo viết về những gì diễn ra hồi tháng 4 năm ngoái, trong đó 3 nhà leo núi châu Âu đánh nhau với một nhóm người Sherpa đang lắp dây thừng tại sườn núi. Đôi bên chửi bới nhau, dẫn tới một màn xô xát, trong đó rất đông người Sherpa đã bao vây các nhà leo núi phương Tây. Những kẻ yếu thế bị đấm, đá, đánh, bị ném đá trước khi được thả ra và sợ hãi bỏ chạy để giữ lấy mạng sống.
Vụ xô xát này trông giống như một màn bùng nổ bình thường vì căng thẳng, tại một chốn nguy hiểm, nơi não người thiếu ôxy khiến họ hay đưa ra quyết định sai lầm. Tuy nhiên sự kiện cũng phản ánh một sự thay đổi nhận thức về bản thân trong cộng đồng Sherpa, với rất đông là thanh niên, lớn lên được giáo dục tốt hơn và nhờ điện thoại thông minh, Facebook mà giao tiếp với thế giới rộng lớn bên ngoài.
Trước đây, các Sherpa thường là đối tượng bị la mắng, đấm đá bởi những người leo núi thuê họ. Tenjing Dorji – người từng 9 lần lên đỉnh Everest – đã kể về một sự kiện trong đó vị khách tới từ Hàn Quốc tuyên bố ông ta muốn được lên đỉnh Everest trước và lên một mình. Khi không nhận được sự đồng ý, ông này đã vung rìu chém người Sherpa của mình.
“Ông làm cái gì thế?” – Tenjing hét lớn trong kinh hoảng.
“Tao đang cố giết mày đây!” – vị khách trả lời. Tenjing vội bỏ chạy để giữ mạng và tới lúc đó mới phát hiện ra mình vẫn buộc chung dây thừng với người đàn ông đó. Cả hai rơi xuống vùng băng dốc, bắt đầu trượt xuống liên tục và chỉ được cứu mạng nhờ đoạn dây thừng mắc lại vào một vật cản.
Tenjing biết rằng sẽ chẳng còn khoản tiền boa hậu hĩnh nào nữa khi trở xuống. Nhưng điều tệ hại hơn là lúc về Trại căn cứ, chẳng ai tin câu chuyện của anh. Tenjing chỉ còn nhận được sự đồng cảm từ dân tộc của mình.
Các Sherpa khác cũng mô tả việc bị khách hàng có hành vi lạm dụng và đe dọa như thế.
Một kỷ nguyên mới
Sau vụ tai nạn làm nhiều Sherpa thiệt mạng mới đây, vụ đánh lộn trong năm 2013 cũng được nhắc lại. “Rất nhiều người phương Tây có quan điểm đóng khung một cách lý tưởng về người Sherpa. Người phương Tây xem họ là những con người sống có đạo đức, khỏe mạnh, cường tráng, kiên cường, can đảm và trung thành với Phật giáo. Những người Sherpa đã nỗ lực sống theo các lý tưởng đó mà phương Tây áp đặt lên. Họ trau đồi những đức tính tốt mình sở hữu, nhưng sai lầm khi cố trở thành mẫu người mà kẻ khác tưởng tượng về họ. Vụ đánh lộn cho thấy một khía cạnh khác của người Sherpa mà phương Tây sợ hãi. Chúng ta không muốn họ tự tôn và đặt lợi ích bản thân trước lợi ích của người nước ngoài” – nhà nhân chủng học Vincanne Adam (trường Đại học California) cho biết.
Việc có quá đông người Sherpa thiệt mạng trong lần này, ngoài nỗi đau còn mang tới cơ hội xé rách lớp vỏ hào nhoáng vẫn bị người ngoài đắp lên họ, vốn không thể phá hủy khi từng người một chết lẻ loi. Số đông cái chết đã làm cộng đồng Sherpa đình công, khiến việc chinh phục Everest coi như chấm dứt. Họ đưa ra 13 yêu sách, đòi tăng bảo hiểm cho các Sherpa, tăng tiền bồi thường cho các gia đình mất thân nhân hoặc bị tật nguyền khi lao động. Họ cũng yêu cầu được trích một phần tiền cấp phép leo núi để lập quỹ giảm nhẹ gánh nặng cho các gia đình chịu thiệt thòi.
Chương trình KCC được Conrad Anker khởi xướng từ năm 2003 để dạy cho người Sherpa biết về các kỹ năng có thể giúp hoạt động leo núi của họ an toàn hơn, giảm thiểu con số tử vong. Tuy nhiên ngay cả hoạt động huấn luyện cũng không thể giảm thiểu rủi ro ở Everest, đặc biệt là thác băng Khumbu. Gần đây Anker đã phải viết trên Facebook rằng đây là “điểm leo núi nguy hiểm nhất thế giới”. Ông làm thế bởi người bạn thân Ang Kaji Sherpa, 36 tuổi – một huấn luyện viên từng làm việc cho KCC – nằm trong số 13 Sherpa bỏ mạng.
Theo Laodong
22 người chịu trách nhiệm vụ sập trần nhà
Cảnh sát Hàn Quốc ngày 27-3 đã công bố danh sách 22 người chịu trách nhiệm trong vụ sập trần nhà thi đấu tại khu nghỉ dưỡng "Mauna Ocean Resort" ở Gyeongju tối 17-2. Những người này có thể sẽ phải đối mặt với các cáo buộc hình sự.
Danh sách trên bao gồm các quản lý cấp cao của khu nghỉ dưỡng, các công ty đã tham gia xây dựng nhà thi đấu và cả các quan chức thành phố Gyeongju. Họ bị cáo buộc sử dụng các nguyên vật liệu rẻ tiền và không phù hợp, duyệt sai dự án và không dọn tuyết hay đưa ra cảnh báo kịp thời về việc tuyết rơi dày. Trước đó, cảnh sát cho biết đã tìm thấy bằng chứng sập trần nhà do lỗi kết cấu và quản lý lỏng lẻo. Vụ sập trần nhà này đã khiến 10 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương, hầu hết là sinh viên
Theo ANTD
100 xe đâm liên hoàn trên đường cao tốc Mỹ Khoảng 100 chiếc xe húc nhau liên hoàn, khiến 30 người bị thương và ách tắc dòng xe dài tới 15 km trên đường cao tốc ở bang Pennsylvania sau đợt tuyết rơi dày. Một đoạn đường trên đường cao tốc ở Pennsylvania với các xe đâm liên hoàn hôm 14/2. Ảnh: AP Vụ tai nạn đầu tiên xảy ra vào khoảng 8h25...