Shell sắp có thương vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử dầu khí
Royal Dutch Shell (Hà Lan) và BG Group (Anh) sẽ thực hiện thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) gần 70 tỉ USD trong thời gian tới. Đây được cho là thương vụ sáp nhập lớn nhất ngành năng lượng thế giới trong vòng một thập niên qua.
Nếu hoàn tất, thương vụ M&A giữa Royal Dutch Shell và BG Group sẽ là lớn nhất thuộc ngành năng lượng trong vòng một thập niên trở lại đây – Ảnh: Reuters
Bloomberg hôm nay 8.4 đưa tin Royal Dutch Shell đã đề nghị mua BG Group với giá 47 tỉ bảng, tương đương 69,6 tỉ USD, bằng cả tiền mặt và cổ phiếu. Ngay sau thông tin này, cổ phiếu BG tăng 38% tại London, trong khi Shell trượt 6%, theo CNN.
Bloomberg trích dẫn dữ liệu cho hay thương vụ sáp nhập giữa Shell, tập đoàn thăm dò dầu khí lớn nhất châu Âu tính theo giá trị thị trường và BG Group, hãng năng lượng lớn thứ ba của Anh, sẽ là thương vụ M&A lớn nhất thuộc ngành năng lượng trong vòng 10 năm trở lại đây.
Video đang HOT
Theo CNN, BG Group là hãng sở hữu nhiều giếng dầu tại bờ biển Brazil và lượng khí đốt dồi dào tại Úc. Nếu hoàn tất, dự trữ dầu mỏ, khí đốt của hãng Shell sẽ tăng 25% và sản xuất sẽ tăng 20%.
Giá dầu thấp kéo dài đã làm dấy lên làn sóng M&A của các hãng dầu mỏ. Shell không phải là hãng duy nhất đã và đang hành động để tăng quy mô công ty.
CNN cho biết hãng dịch vụ dầu mỏ Halliburton (Mỹ) vừa đề nghị chi 34,6 tỉ USD cho Baker Hughes (Mỹ), còn Repsol (Tây Ban Nha) thì chi 8 tỉ USD mua lại một công ty Canada hồi năm ngoái. Ngoài ra, nhiều thương vụ nhỏ khác cũng đã được công bố.
Nếu tính luôn cả thương vụ sắp tới của Shell, quy mô M&A trong ngành năng lượng toàn cầu năm nay hiện đứng ở mốc 112 tỉ USD, theo thống kê của Công ty tài chính quốc tế Dealogic (Mỹ). Con số này gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, khoảng 61,4 tỉ USD.
Khi giá năng lượng cao, các hãng dầu mỏ hài lòng với việc tiếp tục khoan dầu. Ngược lại khi giá giảm, họ thường chật vật xoay sở giữa lợi nhuận thấp và chi phí cao. Các công ty nhỏ khi đó trở thành mục tiêu thâu tóm hấp dẫn. Những thương vụ M&A lớn tạo ra các đại gia trong lĩnh vực năng lượng. Đây là những hãng đã tận dụng lợi thế về quy mô để càng có lợi nhuận lớn hơn, CNN lý giải.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
V.Putin: Tổng thống Ukraine từng đề nghị Nga sáp nhập Donbass
Theo TASS, tạp chí Forbes ngày 6/4 dẫn nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp kín với ban lãnh đạo Hiệp hội các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga (RSPP) hôm 19/3 nhân đại hội của tổ chức này.
Binh sỹ Ukraine chuyển vũ khí khỏi thành phố Artemivsk thuộc khu vực Donetsk ở miền đông ngày 6/3. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tạp chí trên cho hay trong phần lớn thời gian của cuộc gặp, các thành viên RSPP được nghe ông Putin nói về tình hình miền Đông Ukraine.
Theo ông Putin, tại cuộc đàm phán theo thể thức Bộ tứ Normandy ở thủ đô Minsk (Belarus) trong 2 ngày 11-12/2, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã bất ngờ đề nghị ông sáp nhập vùng Donbass vào Liên bang Nga.
Ông Putin nói: "Ông ấy (Poroshenko) nói thẳng với tôi rằng "ông hãy thu lấy Donbass" và tôi trả lời: 'Ông nói nhịu hay sao? Tôi không cần Donbass. Mà nếu các vị cũng không cần thì hãy tuyên bố đây là vùng độc lập."
Báo trên còn nêu rõ ông Poroshenko đề nghị Nga thu nhận Donbass để đảm bảo tài chính, trong khi ông Putin cho rằng chỉ có thể nói về chuyện đó nếu Donbass là một bộ phận của Nga, còn hiện tại Donbass là của Ukraine, do đó phía Kiev cần đảm bảo tất cả các khoản thanh toán cho cư dân vùng này.
Trong khi đó ngày 6/4, người đứng đầu cơ quan chỉ huy quân sự của Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng, ông Sergey Kozlov cho biết các binh sỹ Kiev đã nã hàng chục quả đạn pháo vào các cứ điểm của khu vực này. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin về thương vong./.
Theo (Vietnam )
Nga cung cấp máy bay cho Việt Nam Nga dành ưu tiên đầu tư vào Việt Nam 17 dự án, trong đó có dự án nhiều triển vọng như cung cấp máy bay của Nga cho Việt Nam, tổ chức lắp ráp ôtô của Nga tại Việt Nam, cũng như tổ chức sản xuất đầu tàu ở Việt Nam... Đây là nội dung được thông báo trong cuộc họp báo sau...