SHB Đà Nẵng – SLNA: ‘Từ bằng hữu thành kình địch’
Dù kết quả của trận đấu này không còn quá quan trọng với cả SHB Đà Nẵng và SLNA tại V.League 2020, nhưng không vì thế mà các cầu thủ của 2 đội sẽ chịu nương chân cho đối thủ của mình. Đơn giản, họ là kình địch “không đội trời chung”.
Trong quá khứ, vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước đến đầu những năm 2000, những người làm bóng đá của Đà Nẵng đã từng học theo mô hình bóng đá của SLNA, mô hình tiên tiến nhất lúc bấy giờ. Thời đó, từ các đội trẻ cho đến đội 1, SLNA đều “làm mưa làm gió” ở các giải đấu khi sở hữu hàng loạt cầu thủ xuất chúng. Điển hình như “thần đồng” Phạm Văn Quyến.
Không chỉ truyền đạt kinh nghiệm chuyên môn, Nghệ An còn nhiệt tình, hào phóng cho tỉnh bạn mượn một số cầu thủ trẻ tài năng về thi đấu tại VCK U21 QG năm 1999, giải đấu mà U21 Đà Nẵng là đội chủ nhà. Nhờ sự đóng góp của Nguyễn Thành Công, Hà Mai Giang, Võ Đức Lam… đội bóng trẻ sông Hàn đã giành được vị trí á quân, vị trí cao nhất của bóng đá Đà Nẵng ở các giải trẻ thời điểm ấy.
Một pha tranh bóng của cầu thủ 2 đội trong trận đấu tại giai đoạn 1. Ảnh: Xuân Thủy
Tuy nhiên, kể từ khi Ngân hàng SHB làm Mạnh Thường Quân cho bóng đá Đà Nẵng, họ đã dần thay đổi mối quan hệ với SLNA. Đặc biệt, dưới sự dẫn dắt của HLV Lê Huỳnh Đức, những màn so tài giữa SHB Đà Nẵng và SLNA đã trở nên quyết liệt hơn rất nhiều, với những lùm xùm cả trong và ngoài sân cỏ. Không ít lần, HLV Lê Huỳnh Đức chỉ trích gay gắt lối chơi của các cầu thủ xứ Nghệ.
Hẳn giới chuyên môn và người hâm mộ bóng đá nước nhà vẫn chưa thể quên những rắc rối mà giới lãnh đạo SHB Đà Nẵng mang lại cho SLNA và trung vệ Quế Ngọc Hải, sau pha vào bóng làm gãy chân tiền vệ Trần Anh Khoa (năm 2015). Hành động bắt Quế Ngọc Hải đền hơn 800 triệu đồng cho Trần Anh Khoa của giới lãnh đạo đội bóng sông Hàn, chưa từng xảy ra ở bóng đá Việt Nam. Và ai cũng biết, cầu thủ sinh năm 1993 chỉ là kẻ bị “vạ lây”.
HLV Lê Huỳnh Đức từng nhiều lần chỉ trích lối chơi của các cầu thủ SLNA. Ảnh: Xuân Thủy
Nhắc lại như thế để thấy, mối quan hệ giữa SHB Đà Nẵng và SLNA trong thời gian gần đây đang là “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Đội bóng sông Hàn không bao giờ muốn thua SLNA và SLNA cũng vậy. Cho nên, màn so tài giữa 2 đội tại vòng 3 giai đoạn 2 V.League 2020 vẫn sẽ diễn ra vô cùng quyết liệt từ những pha tranh bóng máu lửa, không khoan nhượng của các cầu thủ trên sân, điều thường xuyên xảy ra trong mỗi lần họ đối đầu nhau.
Hãy nhớ, trên sân Hòa Xuân, SHB Đà Nẵng chưa từng đánh bại được SLNA. Chắc chắn, thầy trò HLV Lê Huỳnh Đức sẽ quyết tâm chiến đấu để có lần đầu tiên được hưởng niềm vui chiến thắng trên “thánh địa mới” (sân cũ là Chi Lăng), trước kình địch “không đội trời chung”. Tóm lại, mục tiêu của cả SHB Đà Nẵng lẫn SLNA ở trận đấu này không gì khác là bảo vệ danh dự của chính họ.
Màn so tài giữa SHB Đà Nẵng và SLNA sẽ diễn ra trên sân Hòa Xuân, vào lúc 17h ngày 20/10
Những nước đi trong cuộc chiến trụ hạng V-League 2020
Bàn thắng ở phút bù giờ của tiền đạo Peter Samuel trong trận SLNA-Hải Phòng không chỉ giúp đội bóng xứ Nghệ chính thức an toàn mà còn như bước ngoặt lớn trong cuộc chiến trụ hạng LS V-League 2020.
Được đá trước và không thể thắng Thanh Hóa nên hôm sau, CLB Quảng Nam nhìn cả về thành Vinh với hy vọng Hải Phòng không thể thắng chủ nhà, bởi chỉ có như vậy thì mới kịp níu giữ được những tia sáng cuối con đường.
Bây giờ, nhìn về nhóm 6 đội cuối bảng, rất nhanh và cũng đúng như dự đoán cả SHB Đà Nẵng, Thanh Hóa và SLNA đã "kê cao gối ngủ" chỉ sau 2 lượt trận khi tạo ra khoảng cách 10 điểm so với đội cuối bảng Quảng Nam FC. Vậy nên, cuộc chiến trụ hạng giờ đây đã khoanh vùng vào 3 cái tên Nam Định, Hải Phòng và Quảng Nam.
Rất nhiều người đã mường tượng ra rằng Hải Phòng sẽ thắng trước SLNA tại thành Vinh nhưng kết cục đã khác đi, cho dù nó chỉ đến ở vài ba phút bù giờ ngắn ngủi. Ít ra, thất bại của Hải Phòng đã thêm hương vị vào cuộc chiến sinh tử cuối mùa.
Nếu thắng hay ít ra kiếm được 1 điểm trước SLNA, hẳn là tình thế của Hải Phòng không quá nguy cấp như lúc này. Khoảng cách giữa Hải Phòng và Quảng Nam vẫn dừng ở con số 4 điểm, trong khi còn 3 vòng đấu quyết định ai ở, ai đi phía trước. Có thể rất khó cho Quảng Nam FC nhưng không gì là không thể khi giải đấu hạ màn.
Khi cả đội bóng đất Cảng và xứ Quảng đều trắng tay thì Nam Định đã có được 3 điểm quý giá để gần như được ở lại sân chơi V-League. Nói là gần như, bởi chỉ cần ít nhất 1 điểm nữa (trên lý thuyết là 2 điểm) đội bóng thành Nam sẽ đào thoát an toàn. Ở vòng 3 đầu tuần này, Quảng Nam FC về sân nhà tiếp Nam Định, còn Hải Phòng cũng được chơi ở Lạch Tray để đón Thanh Hóa.
Cánh cửa trụ hạng đang hẹp dần với Quảng Nam (trái). Ảnh: VPF
Nếu thắng Nam Định, Quảng Nam rút ngắn điểm số với chính đối thủ này xuống còn 5 điểm. Trong khi đó, cứ cho là Hải Phòng cũng sẽ vượt qua Thanh Hóa thì khoảng cách vẫn là 4 điểm giữa Hải Phòng cùng Quảng Nam trước 2 vòng cuối cùng. Người Quảng Nam có thể còn mơ đến kịch bản đẹp hơn như Hải Phòng trắng tay hoặc ít ra cũng không thể có trọn vẹn 3 điểm trên sân nhà.
3 lượt trận cuối, Hải Phòng sẽ lần lượt gặp Thanh Hoá, Nam Định và Quảng Nam. Đặt giả thiết, Hải Phòng mất điểm ở 1 trong 2 trận trước Thanh Hóa và Nam Định, còn Quảng Nam FC có được trọn vẹn 6 điểm khi đối đầu với Nam Định và SHB Đà Nẵng thì lúc đó hẳn nhiên "phim hay đến tập cuối cùng".
Tập cuối cùng sẽ như trận chung kết đúng nghĩa giữa Hải Phòng và Quảng Nam ở Lạch Tray trong ngày chốt sổ giai đoạn 2 của nhóm B V-League 2020.
Đó là kịch bản mà Quảng Nam FC mong muốn nhất, hay ít ra cũng đỡ nhàm chán cho cuộc chiến trụ hạng V-League mùa này. Bởi đơn giản hơn, nếu Hải Phòng không sảy chân 2 trận vòng 3 và 4 trước Thanh Hóa và Nam Định thì ván cờ cũng đã an bài trước những nước đi cuối. Có nghĩa là lúc đó, trận đấu trên sân Lạch Tray không còn nhiều ý nghĩa hay căng như dây đàn với mong đợi của người xem.
Thêm một giả thiết nữa đặt ra để có được kịch bản cho việc Nam Định có thể phải xuống hạng, cho dù cửa để đội bóng thành Nam phải xuôi về hạng Nhất là không nhiều. Thậm chí, nếu điều này xảy ra, quả thật sẽ được coi như kết cục điên rồ cho cho tấm vé duy nhất xuống hạng mùa này.
Dựa vào đó, Nam Định sẽ thua cả 3 trận còn lại trước Quảng Nam, Hải Phòng và SLNA, lúc đó họ dậm chân tại chỗ với chỉ 17 điểm. Trong khi đó, Quảng Nam FC thắng hết 3 trận để có được 18 điểm.
19 điểm là kết quả có được của Hải Phòng khi họ thắng Thanh Hóa và Nam Định. Như thế, lúc đó, đội bóng ngậm ngùi rớt hạng sẽ là Nam Định chứ không phải Hải Phòng hay Quảng Nam.
Nói thế, để thấy được rằng nếu mọi thứ diễn ra như kịch bản hay như mong đợi của đội bóng cuối bảng Quảng Nam thì sẽ có được một cuộc chiến trụ hạng thuộc diện vô tiền khoáng hậu.
Ngược lại, quyền tự quyết lớn nhất vẫn nằm trong tay Nam Định khi họ vẫn đang chiếm tiên cơ dựa vào điểm số của mình. Nhiều người cho rằng, cuộc chiến này không chỉ phân định bằng chuyên môn hay những cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nam Định, Hải Phòng, Quảng Nam mà thôi. Nhiều khi, "thái độ" của SHB Đà Nẵng, SLNA hay Thanh Hóa sẽ ít tác động rất nhiều đến cuộc chiến sinh tồn này.
CLB Hà Nội bỏ xa HAGL ở cuộc bình chọn của AFC Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) mới đây đã tổ chức cuộc bình chọn đội bóng nổi tiếng nhất Việt Nam với sự tham dự của 5 cái tên là SLNA, HAGL, Hà Nội FC, Becamex Bình Dương và SHB Đà Nẵng. CLB Hà Nội bỏ xa HAGL ở cuộc bình chọn của AFC Đây đều là những đội bóng có truyền...