Shark Linh chỉ ra những từ tiếng Anh “ẩu toàn tập” xuất hiện phổ biến trong email
“Có nhiều từ trong tiếng Anh chỉ có thể sử dụng trong văn nói nhưng sẽ không thể dùng trong việc viết email. Những từ này có thể khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp đối với người được nhận email từ bạn”.
Thời buổi hội nhập, vấn đề sử dụng tiếng Anh khi viết mail đã trở nên phổ biến đối với nhiều dân công sở, đặc biệt là dân công sở trẻ tuổi. Chuyện này không có gì đáng để nói cả, sự thật thì từ lâu lắm rồi nó đã trở thành một thói quen. Tuy nhiên, cũng chính vì là thói quen nên nếu dùng sai, dùng ẩu rất ít người có thể nhận ra và kịp thời chỉnh sửa.
Với cương vị là một “đàn chị” có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài thường xuyên giao tiếp và viết email bằng tiếng Anh, mới đây Shark Linh – “nữ cá mập” được yêu thích nhất qua chương trình “Thương vụ bạc tỷ” đã có đôi lời nhắc nhở xoay quanh đề tài này trên trang fanpage hơn triệu lượt theo dõi của mình như sau:
Shark Linh.
Có nhiều từ trong tiếng Anh chỉ có thể sử dụng trong văn nói nhưng sẽ không thể dùng trong văn viết, chẳng hạn như trong việc viết email. Những từ này có thể khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp đối với người được nhận email từ bạn.
Có một câu nói bằng tiếng Anh “better safe than sorry”, câu này có nghĩa là thà mình cẩn thận trong lúc này để không phải hối tiếc về sau. Khi bạn viết một cách trang trọng, sẽ không ai đánh giá thấp bạn, nhưng chỉ cần bạn sơ suất thì điều đó rất có thể để lại ấn tượng không tốt và lưu lại trong tâm trí họ khi nghĩ về bạn hoặc cho rằng bạn không biết cách sử dụng tiếng Anh.
Hey: “Hey” là một cách gọi thân mật và chỉ nên được sử dụng với bạn bè hoặc những đồng nghiệp thân thiết. Đối với những người khác, hãy sử dụng những lời chào tiêu chuẩn như “Hi” hoặc “Hello”.
Yep, yup, yas, yeah: Nếu bạn đang muốn dùng từ đang ám chỉ là “Yes”, thì hãy viết nó ra! Nó có cùng số lượng chữ cái như nhau.
Video đang HOT
Hmm, umm, oooh: Một email là bản tóm tắt xúc tích về những suy nghĩ của bạn. Bạn không nên viết ra những âm thanh của các phản ứng hoặc cụm từ ngụ rằng ý bạn đang suy nghĩ.
Pls, u, thx, sry: Không nên viết tắt, đặc biệt khi từ này là một từ phổ biến bạn có thể dễ dàng viết ra.
Từ viết tắt: Có những lúc một thuật ngữ rất dài và nó sẽ có lý và chính đáng để viết tắt. Hãy chắc chắn rằng bạn đã định nghĩa từ viết đó là gì ngay từ lần đầu tiên sử dụng nó. Đừng tự cho rằng ai cũng sẽ hiểu bạn đang nói về cái gì.
Ví dụ, “nhân sự” và “ngân sách” cả hai đều được viết tắt là NS. Cách tốt nhất để xác định từ viết tắt là lần đầu tiên bạn sử dụng nó, hãy thêm từ viết tắt trong ngoặc đơn. Ví dụ: nhân sự (NS).
Shark Linh.
Đã qua rồi cái thời chúng ta sử dụng tiếng Việt đan xen tiếng Anh bị chỉ trích kịch liệt, mọi người đã dần thông cảm và mở lòng chấp nhận hơn. Ấy thế, đã không dùng thì thôi chứ dùng phải dùng cho đúng, cho hợp lý và dùng với thái độ xem đó căn bản là thói quen, cách truyền đạt thông tin bình thường của mình chứ không phải cố gắng nhét tiếng Anh vào để thể hiện hay chứng minh bất kỳ điều gì.
Nếu dùng sai, dùng ẩu như loạt từ được Shark Linh liệt kê bên trên mà còn dùng lắm, dùng nhiều thì việc bị người khách đánh giá kém chuyên nghiệp là điều hiển nhiên, dân công sở nhớ nhé!
Không muốn hình ảnh chuyên nghiệp bị phá hủy, chị em nên học 3 cách kiểm soát cơn tức giận từ Shark Linh
"Sự tức giận là một cảm xúc khó kiểm soát nhất và hầu như ai trong chúng ta cũng khó có thể kiềm chế được nó. Khi đi làm sẽ còn khó kiểm soát nó hơn bởi vì bạn phải luôn giữ bình tĩnh để duy trì sự chuyên nghiệp của bản thân".
Tức giận là cảm xúc thường thấy nhất của mỗi cá nhân khi làm việc trong môi trường công sở. Có thể nói, công ty như một bộ máy vận hành chung mà trong đó có rất nhiều nhân viên, bộ phận buộc phải hỗ trợ lẫn nhau hay sống đời cộng sinh để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của tập thể và chính sự tương tác, "cọ xát" này lắm khi lại xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Tức giận được sinh ra từ đây.
Tuy nhiên, mọi người đã biết rồi đấy, tức giận không hề tốt chút nào bởi nó gây hại cho tinh thần, năng suất của bản thân và thậm chí còn gây ảnh hưởng tới tiến độ làm việc của cả nhóm. Do đó, nói gì thì nói, lý do tức giận dẫu có chính đáng hay không, suy cho cùng, mỗi chúng ta phải học cách tiết chế nó nếu muốn trở thành một dân công sở chuyên nghiệp.
Xoay quanh đề tài này, mới đây, Shark Linh đã chia sẻ một bài viết khá tâm đắc trên trang fanpage với hơn 1 triệu lượt theo dõi nhằm hướng dẫn 3 cách xử lý tình huống khi tức giận tại công ty. Cụ thể, chị viết:
Shark Linh.
Sự tức giận là một cảm xúc khó kiểm soát nhất và hầu như ai trong chúng ta cũng khó có thể kiềm chế được nó. Khi đi làm sẽ còn khó kiểm soát nó hơn bởi vì bạn phải luôn giữ bình tĩnh để duy trì sự chuyên nghiệp của bản thân. Dưới đây là một số gợi ý về cách xử lý các tình huống khi bạn tức giận tại nơi làm việc.
1. Việc nào ra việc đó
Phải luôn nhớ rằng mục tiêu của mọi người khi đi làm là giúp thúc đẩy công ty phát triển. Nếu các dự án được tiến triển tốt thì nó mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Đừng đặt cái tôi quá cao khi nói đến các cuộc tranh luận liên quan đến công việc.
Khi đồng nghiệp hoặc người quản lý đưa ra ý kiến khác với bạn, có hai cách để xem xét nó. Đầu tiên nếu nhận thấy đó là những sự chỉ trích thì đây là lý do phổ biến nhất khiến mọi người tức giận trong công việc.
Nhưng một cách khác là để củng cố ý kiến của bạn bằng cách nghe những gì họ không đồng tình và giải thích tại sao họ nghĩ ý kiến của họ tốt hơn. Khi bạn nghĩ rằng đó là những lời góp ý chứ không phải là chỉ trích thì bạn sẽ cảm thấy ít tức giận hơn.
2. Dập lửa tình huống
Nếu bạn có bất đồng với ai đó tại công ty, điều đó có thể khiến bạn bực bội và dễ mất bình tĩnh. Hãy học cách rời khỏi đó một cách lịch sự để cho tình hình bớt căng thẳng. Luôn nhớ bạn đang ở nơi làm việc và phải duy trì sự chuyên nghiệp của mình.
Nổi giận và tham gia vào một cuộc tranh cãi với đồng nghiệp khác để chứng minh họ sai là thật sự không đáng. Điều đó chỉ làm bạn mất đi sự tôn trọng của các đồng nghiệp khác và, thậm chí tệ hơn là của sếp của bạn. Ví dụ như nếu bạn gặp phải bất đồng, bạn có thể nói rằng: "Tôi hiểu những gì bạn đang chia sẻ, hãy cho tôi thời gian để xem xét lại".
Nếu người đó vẫn hiếu chiến và muốn tiếp tục tranh cãi thì chính họ là người bị mất mặt với các đồng nghiệp khác. Bạn có thể nói với họ: "Chúng ta tiếp tục cuộc trò chuyện này ở thời điểm khác nhé" và sau đó hãy tìm lý do để đi chỗ khác như đi lấy ly nước hoặc vào toilet. Thời gian này sẽ cho cả hai bình tĩnh trở lại.
3. Đừng "giận cá chém thớt"
Rất khó để luôn đặt cảm xúc của bản thân sang một bên khi đi làm. Sẽ có những ngày, bạn đến công ty với tâm trạng đã buồn bực. Điều quan trọng là bạn cần xác định rõ cảm xúc của bạn ĐÃ bị như vậy sẵn rồi, đừng để đồng nghiệp là "tấm thớt" của bạn.
Vào những ngày như thế, hãy cố gắng giữ cho mình sự chuyên nghiệp và tập trung vào công việc. Nếu bạn buộc phải nói chuyện với ai đó, hãy giữ cảm xúc cho riêng mình. Nếu có thể, hãy để cuộc hội thoại diễn ra trong thời gian ngắn và ghi chú xuống những gì đã trao đổi để có thể phản hồi với họ khi đã nguội lại. Bởi vì người ta thường nói "giận quá mất khôn".
Shark Linh vẫn thấy "phiền" khi ở nhà với chồng và bí quyết để các cặp đôi công sở không "phát điên khi ở cùng nhau quá lâu" Shark Linh và ông xã cũng như nhiều cặp vợ chồng khác, ở cùng nhau toàn thời gian trong mùa dịch nên nảy sinh nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nữ doanh nhân đã gợi ý 3 bí quyết điều chỉnh thói quen và thực hiện kế hoạch giữa 2 vợ chồng để không khiến nhau phát điên. Để đảm bảo an toàn tuyệt...