Shark Hoàng Phi tiết lộ 4 nguyên tắc quan trọng trong công việc: Dân công sở nào cũng nên học hỏi
Từng đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo, nữ doanh nhân 8X Trương Lý Hoàng Phi hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc đặt ra những nguyên tắc nhất định khi làm việc.
Không ít người trong số chúng ta đã từng nhìn vào văn phòng của sếp và ước rằng mình cũng có thể trở thành một người lãnh đạo tài giỏi như vậy. Bạn tự hỏi điều gì đã giúp họ thành công và thăng tiến trên con đường sự nghiệp, trong khi mình vẫn mãi chỉ là một nhân viên trung bình trong nhiều năm liền.
Dĩ nhiên, để ngồi được vào những vị trí quan trọng như quản lý, trưởng phòng, hay thậm chí là CEO là chuyện không hề dễ dàng. Đó phải là một cá nhân có năng lực vững vàng và phẩm chất xứng đáng. Chưa kể, “quyền lực càng cao, trách nhiệm càng lớn” – khối lượng công việc mà họ phải giải quyết mỗi ngày nhiều vô kể. Do đó, các lãnh đạo thường tự đề ra cho mình những nguyên tắc làm việc nhất định, vừa để đảm bảo hiệu suất công việc, vừa giúp phát triển bản thân trên con đường sự nghiệp.
(Ảnh minh họa)
Bản thân cũng là lãnh đạo, Shark Trương Lý Hoàng Phi hiểu rõ điều này hơn ai hết. Chị là founder của Trung tâm hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp BSSC, từng đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc của VinTech City, đồng thời giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ TP.HCM.
Mới đây, nữ doanh nhân này đã tiết lộ trên trang cá nhân 4 nguyên tắc quan trọng trong công việc của mình. Dù đang là lãnh đạo hay nhân viên bình thường, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những chia sẻ hữu ích này vào thực tế để hoàn thiện bản thân và phát triển sự nghiệp.
1. Tôn trọng thời gian
Thời gian của mình, thời gian của người khác đều quý như nhau. Mình rất ngại khi có việc cần phải sử dụng đến thời gian của người khác hay vì họ quá quý mến, nhiệt tình nên sẵn sàng dành cho mình thời gian. Vì lý do này, mình luôn có sự chuẩn bị để biến quãng thời gian đôi bên dành cho nhau trở nên có ý nghĩa và “đáng” nhất.
Video đang HOT
2. Có kế hoạch rõ ràng
Mình có thể rất ngẫu hứng và đầy cảm xúc trong những tình huống chỉ ảnh hưởng bản thân mình. Với tất cả những việc liên quan đến người khác, mình cố gắng có kế hoạch tốt nhất có thể để trao đổi với họ. Mình không muốn bị người khác đưa vào những tình huống bị động và mình nghĩ người khác cũng thế. Vậy nên mình luôn mong muốn có một kế hoạch và tuân thủ nó.
3. Đặt yêu cầu cao hơn sau mỗi cột mốc
Thời khắc mình chạm được “cột mốc” đặt ra cho một việc gì đó, sau niềm hân hoan thì sẽ là câu hỏi: liệu rằng có cách nào tốt hơn nữa không. Mình luôn đặt mình và team vào câu hỏi đấy. Không hài lòng với những gì đạt được và chính bản thân mình phải có “sứ mệnh” tự phá đi những “kỷ lục” của mình. Hãy nghĩ về tinh thần thi đấu của một vận động viên chưa hề có chiếc huy chương, đó luôn là tâm thế của mình sau mỗi cột mốc.
4. Trân trọng “quý nhân”
“Quý nhân” là những người từng giúp đỡ mình. Họ có thể là bất cứ ai, người quý mến nói cho mình vài điểm tránh sai lầm, đối tác vẫn hỗ trợ mình khi không thuận lợi, là nhân viên bên cạnh mình khi mình khó khăn, hoặc là bất cứ ai đã dang tay khi mình còn “chập chững”. Mình vẫn luôn dành một sự trân quý và ghi nhớ (ngay cả khi, chắc người ta cũng không nhớ). Mình tin là thế giới này, người giỏi siêu nhiều, giỏi hơn mình lại càng nhiều, nên việc có ai đó giúp mình thì rõ là mình thật may mắn.
Shark Linh san sẻ bí kíp công sở để chị em nhìn lại tình cảnh công việc hiện tại của mình
Tuy nhiên, trước khi chính thức dứt áo ra đi, dân công sở đừng quên thực hiện một bước quan trọng khác.
Là dân công sở, dường như chúng ta có rất nhiều vấn đề và lý do thúc đẩy bản thân tìm kiếm công việc mới. Ấy thế, bên cạnh những lý do khá "sớm nắng chiều mưa" như "chán thì nghỉ", "thích thì nhảy", "môi trường làm việc không vui",... dân công sở cần xét đến các yếu tố quan trọng hơn bởi chúng có thể ảnh hưởng đến cả sự nghiệp sau này.
Đơn cử như mới đây, trên trang fanpage có hơn 1 triệu lượt theo dõi của mình, Shark Linh đã thẳng thắn vạch ra 3 câu hỏi với đại ý nhắn nhủ: Chỉ cần trả lời "có" cho bất kỳ câu nào, dân công sở nên mau chóng nhảy việc. Tất nhiên, cũng như bao lần san sẻ bí kíp công sở khác, 3 câu hỏi của Shark Linh đủ sâu sắc để dân công sở phải soi xét và nhìn nhận lại tình cảnh công việc hiện tại của mình.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, nhảy việc là một quyết định khá khó khăn đối với nhiều người, nhất là trong tình hình khủng hoảng kinh tế hậu Covid-19 và việc đánh giá rõ nét bản thân để đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho 3 câu hỏi của Shark Linh thậm chí còn khó khăn hơn. Đánh giá người khác thì dễ nhưng nhìn nhận rõ chính mình, mấy ai làm được?
Cho nên, nếu không may phải đưa ra đáp án "có" cho 1 trong 3 câu hỏi, Shark Linh khuyên dân công sở phải làm thêm một bước quan trọng khác nữa để hỗ trợ tâm lý trong việc lựa chọn "đi" hay "ở". Vậy đó là 3 câu hỏi gì và bước quan trọng kia ra sao, xin mời tất cả cùng đọc trọn vẹn bài viết của sau đây của Shark Linh:
- Bạn có khi nào cảm thấy những kỹ năng của mình đã phát triển hơn so với những yêu cầu của công ty?
- Bạn có cảm thấy nhàm chán trong công việc?
-Bạn có cảm thấy như bạn đã sẵn sàng được lên chức nhưng không ai nhìn thấy khả năng của bạn?
Nếu câu trả lời của bạn là CÓ ở bất kỳ câu hỏi nào phía trên, thì có lẽ bạn cần tìm một công việc mới. NHƯNG KHOAN. Trước khi bạn quyết định ra đi, hãy nhìn lại để đảm bảo rằng bạn đã thực sự xứng đáng hơn vị trí công việc hiện tại.
Trước tiên, hãy bắt đầu với định nghĩa của từ "học hiểu". Khi nói đến việc học hiểu tại nơi làm việc, bạn cần học và sau đó dành thời gian để trở nên chuyên nghiệp trước khi có thể nói rằng bạn đã "học" được rồi. Sự thật là hầu hết chúng ta đều đánh giá quá cao về trình độ và giá trị của bản thân khi tự đánh giá các kỹ năng của mình.
Đây là vài cách bạn nên làm trước khi quyết định ra đi. Các cách này sẽ giúp bạn phân tích các kỹ năng của mình để xác định xem mình có thực sự đã "học" được mọi thứ cho vị trí của mình chưa. Một món khác cũng rất quan trọng mà bạn nên biết là những yêu cầu của thị trường bạn đã đáp ứng được chưa, nhờ đó bạn sẽ dễ thành công hơn trong việc tìm công việc mới.
1. Nghiên cứu
Tìm kiếm trên bất kỳ trang web tìm việc nào cho vị trí công việc hiện tại của bạn. Xem qua một số danh sách và tự tạo một danh sách trách nhiệm và kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
2. Danh sách
Đi qua từng mô tả công việc và viết ra tất cả những kinh nghiệm bạn có trong mỗi mục. Và nhớ là càng chi tiết càng tốt.
3. Đánh giá
Bước này là để xác định trình độ của bạn đã "học" được tới đâu. Hãy tự hỏi: trong danh sách công việc đó, bạn đã làm được bao nhiêu món? Bạn đã làm bao nhiêu lần? Bạn có thể làm những công việc đó mà không cần sự giúp đỡ không? Có bao nhiêu mục mà bạn tin chắc rằng mình là chuyên gia về nó?
4. Nhận thức về bản thân
Trong bước này, bạn đang tìm kiếm bằng chứng cho thấy nhận thức về kỹ năng của bạn là chính xác. Hỏi đồng nghiệp và bạn bè có cùng vị trí công việc - cố gắng tìm khoảng 10 người để khảo sát. Hỏi thử xem họ đã mất bao lâu để hoàn thành mỗi nhiệm vụ này? Khi họ đang làm việc cho các dự án, họ đã lãnh đạo hay hỗ trợ dự án? Và sau đó là thử so sánh với bản thân.
Sau khi so sánh khảo sát, các câu trả lời của bạn nên tốt hơn họ ít nhất 90% về năng suất, kỹ năng và hiệu quả. Nếu bạn chưa đạt được, thì bạn chưa thực sự "học" được những kỹ năng này và cần phải cải thiện nhiều hơn. Hãy tiếp tục thực hành và tìm cách để làm mọi thứ nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính xác hơn!
Lương gần 20 triệu/tháng, nàng công sở vẫn than thở: "Thu nhập thế này sao dám lấy chồng, mua nhà rồi sinh con?" Thay vì bị ném đá với các câu đại loại như "thế còn đòi, chắc muốn làm tỷ phú" thì bên dưới bài viết của nàng công sở trẻ, rất đông dân mạng đã nghiêm túc bày tỏ ý kiến mang tính đóng góp và xây dựng. Thế hệ dân công sở trẻ năng động, hội nhập nên không khó để tìm ra...