Sharapova muốn đánh cặp cùng… CR7
Sở hữu khuôn mặt đẹp như thiên thần cộng với chiều cao lý tưởng (1m88), tay vợt Maria Sharapova luôn là tâm điểm chú ý của cánh mày râu.
Mới đây nhà ĐKVĐ Pháp mở rộng, Sharapova gây bất ngờ khi hé lộ muốn đánh cặp cùng ngôi sao người Bồ Đào Nha, Cristiano Ronaldo. Thậm chí, tên của Ronaldo đã xuất hiện chình ình trong danh sách tốp 5 quý ông mà “búp bê người Nga” muốn gặp gỡ. Đáng nói ở đây là danh sách kể trên đã được đăng tải trên trang web của nữ VĐV tennis quyến rũ này. Rõ ràng thủ quân ĐT Bồ Đào Nha đã giành được thiện cảm từ Sharapova.
Nhưng lạ ở chỗ, ngôi sao Real Madrid lại chẳng mảy may để ý gì đến Sharapova. Hơn thế nữa, theo bạn bè của Ronaldo, cựu ngôi sao M.U còn không nhắc gì đến hoa khôi của làng banh nỉ thế giới.
Sự lạ ấy cũng không có gì khó hiểu. Dù gì thì Ronaldo cũng đang rất hạnh phúc bên siêu mẫu người Nga, Irina Shayk. Không chỉ thế, cả Ronaldo lẫn Irina còn đang rục rịch chuẩn bị tổ chức đám cưới rình rang trong thời gian tới. Chả trách dù cho Sharapova không ngần ngại thổ lộ ước muốn đánh cặp cùng mình, thủ quân ĐT Bồ Đào Nha vẫn chẳng buồn ngó ngàng gì đến “búp bê người Nga”. Tất nhiên, người vui mừng nhất không ai khác là chân dài Irina khi Ronaldo tỏ thái độ dửng dưng với Sharapova.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Người Nga đau đầu vì tàu ngầm nguyên tử
Đã 60 năm trôi qua kể từ khi chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên ra đời - chiếc USS Nautilus của Mỹ. Xuất xưởng vào năm 1955, Nautilus đã phục vụ trong Hải quân Mỹ tới năm 1980 và sau đó trở thành... mẫu vật trưng bày trong viện bảo tàng.
Sau USS Nautilus của Mỹ, cho tới nay thế giới đã có thêm trên 400 chiếc tàu ngầm nguyên tử nữa, trong đó phần lớn (254) là của Liên Xô (và nay là Nga).
Tuy nhiên, chính giới chuyên gia quân sự Nga mới đây đã thừa nhận rằng người Nga chỉ mải đuổi theo số lượng mà ít quan tâm tới chất lượng.
Hậu quả là cho tới nay, đã có gần 80% số lượng tàu ngầm nguyên tử của Nga bị loại khỏi biên chế.
Video đang HOT
Chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên trên thế giới USS Nautilus của Mỹ
Các tàu ngầm của Nga không chỉ nhanh chóng xuống cấp, mà còn ở trong trạng thái không thật tốt khi ra biển như các tàu ngầm của các nước phương Tây.
Khi hoạt động trên biển, các tàu ngầm Nga thường xuyên gặp sự cố về bức xạ và độ tin cậy của các lò phản ứng.
Thời kỳ đỉnh cao của tàu ngầm nguyên tử Liên Xô là năm 1984. Khi đó, các tàu ngầm nguyên tử Liên Xô đã tung hoành với tổng cộng 230 chuyến tuần tiễu. Nhưng con số này nhanh chóng bị suy giảm, và tới năm 2002 đã bị về "mo".
Cuối những năm 1990, Hải quân Nga đã rất nỗ lực để thay đổi thực tế này. Tuy nhiên, do những khó khăn về tài chính nên họ không có đủ tiền để chế tạo các tàu mới thay thế những chiếc đã lạc hậu.
Tàu ngầm nguyên tử Nga thường có thời hạn phục vụ dưới 20 năm
Các tàu ngầm nguyên tử được chế tạo từ thời Liên Xô xuống cấp nhanh chóng đến mức người Nga phải nhờ tới sự giúp đỡ của nước ngoài để thực hiện công việc thải loại những chiếc cũ hỏng hoặc bị hư hại nặng.
Với hàng trăm chiếc tàu ngầm nguyên tử "phế liệu", Nga đã mất một thập kỷ để thực hiện công việc này.
Người Nga thậm chí đã phải "chôn" những chiếc tàu ngầm nguyên tử xuống đáy Bắc Băng Dương. Phương pháp này đã gây tranh cãi về khả năng các lò phản ứng có thể gây nguy hại khi nằm dưới đáy đại dương.
Chính vì vậy, sau đó Nga đã đề nghị cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho chương trình tháo dỡ các tàu ngầm nguyên tử, trong đó có việc tận dụng một cách an toàn các lò phản ứng hạt nhân.
Tàu ngầm nguyên tử USS North Carolina lớp Virginia của Mỹ
Tàu ngầm nguyên tử của các nước phương Tây thường có thời hạn phục vụ khoảng 30 năm. Trong khi đó, các tàu ngầm nguyên tử của Nga chỉ có thời hạn phục vụ dưới 20 năm.
Như vậy, để duy trì hạm đội tàu ngầm nguyên tử với số lượng 40 chiếc hiện nay, mỗi năm Nga phải cho ra lò 2 chiếc mới với chi phí hàng tỷ USD.
Hiện nay, Nga đang ưu tiên sản xuất tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa thế hệ mới (số lượng dự kiến là 11 chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Borei).
Những chiếc tàu ngầm này có ý nghĩa quyết định bởi chúng được trang bị tên lửa đạn đạo và có thể bảo đảm duy trì sự sống còn của lực lượng hạt nhân chiến lược.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava được phóng từ một tàu ngầm lớp Borei của Nga
Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng chúng khó bị tiêu diệt bởi các đòn tấn công đầu tiên. Trong khi đó, các thành phần khác của quân đội Nga, trong đó có phần lớn lực lượng hải quân, hiện đã lạc hậu và không đủ khả năng chống đỡ các đòn tấn công quy mô lớn.
Với lý do này, nhiều chuyên gia quân sự Nga cho rằng chỉ có các tên lửa đạn đạo và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới đủ sức bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, với tốc độ xuống cấp nhanh chóng và đóng mới chậm chạp như hiện nay thì chỉ trong vòng 10-20 năm tới, Nga sẽ chỉ còn lại khoảng 10 chiếc tàu ngầm nguyên tử tấn công và vài chiếc tàu ngầm nguyên tử được trang bị tên lửa đạn đạo.
Nhiều tàu ngầm nguyên tử của Nga dành phần lớn thời gian để "nghỉ ngơi" tại bến
Hạm đội tàu ngầm nguyên tử của Nga hiện được đánh giá là quá nhỏ bé và phần lớn thời gian phải nằm ở bến. Mỗi năm, các thủy thủ tàu ngầm chỉ được ra biển vài lần để kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu. Các vụ tai nạn tàu ngầm của Nga trong những năm qua khiến người ta có cảm tưởng rằng các thủy thủ tàu ngầm đã không được huấn luyện một cách kỹ càng.
Tàu ngầm nguyên tử HMS Talent của Anh
Hiện chỉ có Mỹ và Anh có đủ khả năng chế tạo các tàu ngầm nguyên tử có thể hoạt động thường xuyên trên biển trong một thời gian dài. Các tàu ngầm nguyên tử của Pháp tỏ ra không đáng tin cậy, trong khi các tàu của Trung Quốc hiện nay thậm chí còn tồi hơn cả những chiếc tàu ngầm nguyên tử "cụ" mà Liên Xô sản xuất 30 năm trước. Một nước lớn khác là Ấn Độ hiện vẫn đang mò mẫm trên hành trình tự nghiên cứu chế tạo tàu ngầm nguyên tử. Tuy nhiên, công việc này hiện vẫn gặp vô vàn khó khăn.
HMS Conqueror là chiếc tàu ngầm nguyên tử duy nhất tham gia một trận thực chiến
Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử thì những chiếc tàu ngầm nguyên tử chủ yếu mang ý nghĩa chiến lược và răn đe. Dù đã xuất hiện 60 năm nhưng cho tới nay tàu ngầm nguyên tử mới chỉ tham chiến thực sự đúng một lần.
Năm 1982, tàu ngầm nguyên tử HMS Conqueror của Anh đã bắn chìm một tuần dương hạm của Argentina (ARA General Belgrano) trong cuộc chiến Falklands. Chiếc ARA General Belgrano của Argentina vốn là chiếc USS Phoenix (CL-46) của Mỹ.
Còn tàu đã từng phục vụ trong Thế chiến II, bị loại khỏi biên chế ngày 3/7/1946. Sau đó, Mỹ đã bán cho Argentina vào ngày 9/4/1951.
Theo Phunutoday
Tại sao phải cưới ngay? Kệ chứ, cưới liền tay thì đâu có khó, vấn đề là ở chỗ có dẫn đến ly hôn liền tay hay không. Hình như thường thì hai chuyện ấy xảy ra cùng nhau, cái này dẫn đến cái kia một cách... tự nhiên. "Cưới vợ thì cưới liền tay Chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha" (Ca dao)Kệ chứ, ai gièm...