Shangri-la trong mắt khách Việt
Trong ấn tượng của Trung Hiếu, “đường chân trời đã mất” có không khí trong lành, nhịp sống yên bình với những mái đền, chùa, tu viện Phật giáo.
Tháng 4/2019, Trần Trung Hiếu (TP Hội An) có dịp ghé thăm Shangri-la cùng những người bạn. Nơi đây được biết tới nhiều trong tiểu thuyết “Đường chân trời đã mất” (Lost Horizon) của nhà văn Anh James Hilton, thu hút nhiều du khách Việt.
Shangri-la nằm trong cao nguyên hơn 3.300 m so với mực nước biển, bao quanh bởi những ngọn đồi xanh tươi tốt, hồ nước tuyệt đẹp, không khí trong lành.
Trong ảnh là Songzanlin (Tùng Tán Lâm), tu viện lớn của Phật giáo dòng Mật tông, nằm trên ngọn đồi cao, thuộc dòng tu của các Lạt Ma. Tu viện dựng từ năm 1679 theo nguyên mẫu thu nhỏ của cung điện Potala – Lhasa Tây Tạng, nổi bật với những mái nhọn dát vàng rực rỡ. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, tu viện vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Có thời điểm, số nhà sư ở đây lên đến 3.000 người.
Những con đường ở Shangri-la quanh co và vắng lặng, nên thơ. Đâu đó bạn sẽ bắt gặp các vị Lạt Ma trên đường trong trang phục sẫm màu đặc trưng. Số người theo Phật giáo Tây Tạng ở đây rất đông. Đâylà một hệ phái quan trọng thuộc Phật giáo Kim cương thừa, được truyền bá nhiều nơi quanh Hy Mã Lạp Sơn, đặc biệt ở Tây Tạng.
Bạn sẽ thấy người dân treo Lungta, những lá cờ cầu nguyện Tây Tạng với nhiều màu sắc khác nhau ở mọi nơi.
Lungta trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là “ngựa gió”. Người Tây Tạng tin rằng, biểu tượng của ngựa gió tiêu biểu cho sự chuyển hóa của cái ác thành cái thiện, những điều không may thành cát tường, thịnh vượng; chướng ngại trở thành cơ hội may mắn. Cờ được làm bằng vải hình vuông hoặc hình chữ nhật màu trắng, xanh dương, vàng, xanh lá và đỏ.
Trên mặt lá cờ được trang trí bởi các hình ảnh và những lời cầu nguyện. Nằm ở chính giữa vị trí trung tâm cờ là ngựa gió, đại diện cho Tam Bảo của Phật giáo. Ở bốn góc của lá cờ là những linh thú: Garuda (một loài chim thần) tượng trưng cho trí tuệ, rồng tượng trưng cho quyền năng, hổ tượng trưng cho lòng tin và sư tử tuyết đại diện dũng cảm.
Tiểu thuyết Lost Horizonkể chuyện một phi công bị nạn được đưa vào chữa trị tại một tu viện Lạt Ma, ở một nơi vô định mang tên Shangri-la thuộc vùng Tây Tạng. Đây là nơi hẻo lánh thu mình giữa những dãy núi trùng điệp, phong cảnh hữu tình, bình yên. Du khách có thể dạo bộ thả hồn theo những dãy núi tuyết phủ quanh năm hay những ngọn đồi, nơi có những chú mục đồng và bò yak vô tư gặm cỏ.
Ở Shangri-la, thứ được coi trọng nhất là tình yêu, là hạnh phúc của con người. Tình cảm của gia đình và các mối quan hệ xã hội thân thiết khác được đặt lên đầu.
Video đang HOT
Từ Lệ Giang bạn có thể mua vé xe đi Shangri-la tại bến xe với giá khoảng 63 CNY (210.000 đồng) và thời gian di chuyển khoảng 4 tiếng. Còn trong nội thị Shangri-la, bạn chỉ tốn 1 CNY để di chuyển đến nơi mình muốn. Điểm đến tiếp theo của nhóm Hiếu là phố cổ Dukezong, nằm ở phía nam thành phố.
Ở đây, nhóm tham quan Đại Phật Tự trên ngọn đồi cao. Ngôi chùa được xây dựng thời vua Khang Hy, trông rất kiên cố. Buổi tối, chùa càng lung linh thêm dưới ánh đèn và màu sắc của cờ Lungta. Trước khi bước vào tham quan nơi này, du khách thường bị thu hút bởi bánh xe cầu nguyện bên ngoài.
Bánh xe cầu nguyện, hay vòng quay Kim Luân, tại đền Dukezong (Độc Khắc Tông) là một bánh xe hình trụ, được làm từ kim loại, gỗ, đá, da thuộc hoặc sợi bông thô. Ở bên ngoài bánh xe là câu thần chú Om Mani Padme Hum được viết bằng ngôn ngữ Newari của Nepal.
Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, việc quay một bánh xe như vậy sẽ có nhiều tác dụng tương tự như việc đọc lời cầu nguyện bằng miệng. Hiếu và nhóm bạn phải cần thêm những người khác để xoay bánh xe, thường là phải từ 10 người trở lên.
Trung tâm phố cổ về đêm lung linh dưới ánh đèn. Thị trấn hơn 1.300năm tuổi này có những ngôi nhà truyền thống của Tây Tạng, những ngôi đền, chùa cổ và những con hẻm hẹp quanh co.
Theo kinh nghiệm của những người từng đến đây du lịch và người dân địa phương, bạn có thể chọn đến thăm Dukezong vào giai đoạn giao thoa giữa xuân và hè (tháng 4 – 6). Lúc này, thời tiết ấm áp, khô ráo và thích hợp cho những hoạt động tham quan.
Ẩm thực nổi trội tại Shangrila là món thịt yak khô xào cay để làm ấm cơ thể khi trời rét buốt. Ở đây có món trà với bơ yak và tsampa – món bột lúa mạch phơi khô ngoài nắng hay nướng lên, bốc vỏ trước khi cho vào cối xay hay giã. Bột có thể hòa cùng nước, chè lạnh hoặc nóng. Sau đó thêm vào chút đường và bơ rồi nhào quanh chén cho đến khi bột đóng lại thành cục vò ra viên. Người dân có thể chế tạo bột này cộng thêm rau, pho mát hay thịt làm thành một bữa ăn.
Người dân Shangri-la thích ca hát nhảy múa tập thể. Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc níu chân du khách thập phương.
Tour du lịch Shangri-la thường đi kết hợp cùng tuyến Lệ Giang, đưa du khách thưởng ngoạn toàn cảnh vùng Vân Nam, Trung Quốc. Du khách cần có hướng dẫn viên hỗ trợ ngôn ngữ do đây là vùng sinh sống của người dân tộc Nạp Tây, Tạng, Moshua. Chi phí tour trọn gói 6 ngày từ 17 – 20 triệu đồng cho một người.
Khám phá sông nước miền Tây giữa lòng phố cổ Hội An
Cách phố cổ Hội An (Quảng Nam) 5km về phía Đông Nam, có một khu du lịch (KDL) sinh thái rừng dừa thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn. Với diện tích lên đến 7ha và là di tích lịch sử văn hóa, rừng dừa luôn là điểm đến nhộn nhịp nhất ở Hội An.
Dọc đường Cửa Đại, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh những rặng dừa xanh bao bọc thôn xóm, những mái nhà quê lợp từ lá dừa khô. Chạy thẳng sẽ thấy biển chỉ dẫn KDL sinh thái rừng dừa Bảy Mẫu (thuộc thôn Vạn Lăng, xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam). Nơi đây luôn hút khách cả khi trời về trưa đứng bóng.
Từng là điểm du lịch tự phát, rừng dừa Bảy Mẫu được chính quyền quy hoạch lại và quản lý theo hộ kinh doanh. Nhờ đó, các hoạt động du lịch cộng đồng có trật tự và liên kết hơn, thể hiện được văn hóa và nếp sống của người dân làng chài Cẩm Thanh.
Với 7ha dừa nước hơn 100 năm tuổi, rừng dừa được chia làm nhiều khu để thuận tiện tổ chức các hoạt động vui chơi: chèo thúng chai ngắm rừng dừa xanh bạt ngàn, nghe hát dân ca, bài chòi, hò khoan, quăng lưới chài kéo cá, xem ngư dân quay thúng điêu luyện...
Sông nước hữu tình, dừa xanh bạt ngàn cùng với hệ sinh thái tự nhiên đầy tôm cá, tạo nên một thiên nhiên hài hòa và tươi đẹp nơi làng chài.
Người dân địa phương khéo léo tay chèo để đưa du khách ngắm cảnh sông nước yên bình, dịu mắt với màu xanh tươi mát của những hàng dừa nước.... Đặc biệt, mỗi tay chèo là một hướng dẫn viên vui vẻ, thân thiện và hiếu khách.
Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết, Hội An đang phát triển du lịch theo hướng văn hóa, làng quê và sinh thái, vì vậy d u lịch dừa nước Cẩm Thanh đang được xem là điểm đến hấp dẫn của du khách. Để nâng tầm địa điểm du lịch này, trong năm 2020, TP.Hội An đã đăng ký Du lịch dừa nước Cẩm Thanh tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm".
Quay thúng theo điệu nhạc sôi động là hoạt động thu hút nhiều sự chú ý và tán thưởng từ du khách.
Anh Phạm Đây (47 tuổi), nhân viên chèo thúng chia sẻ: "Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, rừng dừa đón hàng nghìn lượt khách mỗi ngày và chủ yếu là khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan... Sau khi KDL mở cửa lại, khách đến tham quan giảm mạnh vì lượng khách Việt là chính".
Rừng dừa Bảy Mẫu thuộc thôn Vạn Lăng, xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam. Với lợi thế rừng ngập mặn kín đáo và là nơi giao thoa giữa ba con sông Thu Bồn, Trường Giang, Cổ Cò nên rừng dừa được chọn làm căn cứ cách mạng những năm kháng chiến.
Theo anh Đây, sở thích của mỗi du khách là khác nhau và thậm chí là trái ngược hoàn toàn. Nếu như khách Tây muốn được ngồi thúng ngắm cảnh quan tươi đẹp, hoang sơ, yên tĩnh thì khách Hàn và Trung lại muốn nghe nhạc sôi động, hò hát, nhún nhảy theo nhịp. Chính vì thế, tại đây có những khu chèo thúng riêng theo thị hiếu của từng du khách.
Giá vé tham quan và trải nghiệm tại rừng dừa dao động từ 100.000 - 150.000 đồng/người/chuyến (45-60 phút), tùy vào số lượng người trên một thúng chai.
Chị Thanh Tuyền - một du khách vui vẻ nói: "Vợ chồng tôi rất thích cảnh quan tự nhiên ở rừng dừa Bảy Mẫu. Tôi vừa được ngồi thúng ngắm cảnh, vừa được trải nghiệm các hoạt động của một ngư dân. Nơi đây thực sự là điểm đến thú vị để mọi người vui chơi, thư giãn và tái tạo nguồn năng lượng mới cho cuộc sống".
Nhờ du lịch phát triển mạnh tại làng chài Cẩm Thanh mà cuộc sống của người dân ổn định hơn. Mỗi người chèo thúng sẽ được trả 4.500.000 đồng/tháng.
Đông đảo khách du lịch thả mình bên rặng dừa xanh tươi, lẳng lặng nghe câu hò xứ Quảng. Qua từng lời hát của các nghệ nhân, mọi người sẽ hiểu hơn về rừng dừa, các di tích lịch sử, văn hóa và con người nơi đây.
Khi đến tham quan KDL sinh thái rừng dừa Bảy Mẫu, du khách còn được "đóng vai" ngư dân quăng chài, kéo lưới.
Được biết, để đảm bảo cảnh quan sinh thái lành mạnh, TP.Hội An và Ban quản lý Du lịch xã Cẩm Thanh đã nghiêm cấm chặt lá dừa làm quà: hoa, cào cào, mũ,... Đồng thời sẽ có biện pháp nhắc nhở, xử phạt đối với những trường hợp sử dụng loa kẹo kéo tự phát gây ồn ào, mất trật tự.
Du khách rất hào hứng khi được trải nghiệm tại rừng dừa.
Nông trại hoa hút khách tham quan ở Huế Nông trại ngập sắc hoa ở thị xã Hương Trà thu hút nhiều người bản địa lẫn du khách đến check-in, thưởng ngoạn. Nông trại Green life tọa lạc tại làng An Lưu, phường Hương An, Hương Trà, cách thành phố Huế khoảng 5 km, thành lập năm 2017, mỗi mùa trồng các loại hoa khác nhau, giống nội địa lẫn nhập ngoại....