Shangri-La 2015: Nhà nước Hồi giáo sẽ khủng bố Đông Nam Á?
Lãnh đạo Singapore tại Đối thoại Shangri-La cho biết, mối đe doạ khủng bố tại các nước Đông Nam Á có thể sẽ tồi tệ hơn nhiều trong tương lai.
Mở màn cho ngày làm việc hôm thứ Sáu (29/5) của Đối thoại Shangri-La, Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hàng đầu khu vực châu Á, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nhận định, khu vực đang có ba vấn đề cần giải quyết. Các vấn đề gồm: Sự cân bằng quyền lực, hợp tác và chống chủ nghĩa khủng bố trong khu vực.
Không có gì ngạc nhiên khi nói về phần khủng bố, ông Lý Hiển Long đã tập trung vào các mối đe doạ đến từ lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tại khu vực Đông Nam Á. Singapore cũng đã kêu gọi sự mở rộng hợp tác khu vực trong việc chống lại lực lượng này.
Trong bài phát biểu của mình, ông Lý Hiển Long lưu ý Đông Nam Á hiện nổi lên như một “trung tâm tuyển dụng trọng yếu” của IS, với hơn 500 người Indonesia và hàng chục người ở Malaysia đã gia nhập lực lượng này, hình thành lực lượng của riêng họ trong khu vực. Ông cũng liệt kê một số xu hướng đáng lo ngại tại ASEAN, bao gồm các nhóm địa phương cam kết trung thành với IS. Các cuộc tấn công đã được hình thành ở Malaysia. “Mối đe doạ không còn ở xa xôi nữa. Nó đã ở đây”, Thủ tướng Singapore nói.
Theo ông Lý Hiển Long, mối quan tâm đáng báo động nhất chính là việc IS có thể thành lập một căn cứ chính thức ở đâu đó trong khu vực. Ông bác bỏ giả định rằng Nhà nước Hồi giáo có thể biến Đông Nam Á thành một tỉnh Hồi giáo như “một giấc mơ bay cao bay xa, hoành tráng”. Tuy nhiên, ông cho biết IS có thể tạo ra một vùng lãnh thổ vững chãi trong khu vực giống như cách mà lực lượng này đang tiến hành ở Trung Đông, từ đó đặt ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với toàn bộ khu vực.
“Không quá xa vời với việc IS có thể thiết lập một căn cứ ở đâu đó trong khu vực, dưới sự kiểm soát thực tế của họ giống như ở Syria và Iraq… Điều đó đặt ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với toàn bộ khu vực Đông Nam Á”, ông cho biết.
Video đang HOT
Điều đáng báo động là những lo lắng của ông Lý Hiển Long không phải hoàn toàn vô căn cứ. Một số quốc gia Đông Nam Á khác đã từng cảnh báo về hành động của IS theo hướng này, mặc dù những mối lo của họ chỉ thỉnh thoảng mới được công bố công khai.
Hồi tháng Tư, Malaysia đã phá một âm mưu của một vài thành viên khủng bố IS có ý định đột kích các trại quân đội và cảnh sát để tìm kiếm kho vũ khí, cướp ngân hàng để tài trợ cho hoạt động của lực lượng.Malaysia đã đưa ra cảnh bảo trong vài tháng qua về mối đe doạ của IS ở nước này không chỉ giới hạn trong các cuộc tấn công cá nhân mà còn cả một kế hoạch tạo ra sự hiện diện rộng lớn ở nước này. IS còn muốn tấn công vào các cơ quan nhà nước, bao gồm các trường đại học, các lực lượng quân đội và thậm chí cả các cơ quan chính trị nhằm thiết lập một quốc gia Hồi giáo ở đây.
Rất khó để xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của các mối đe dọa khủng bố từ IS ở Đông Nam Á. Chính phủ các nước dễ bị dao động giữa các thời kỳ đánh giá quá cao và quá thấp, từ đó họ có những lựa chọn mang tính chính trị khác. Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh rằng Singapore đánh giá mối đe doạ thực tế của riêng mình về mức độ nghiêm trọng đối với lực lượng IS và tác động tiềm năng của nó với khu vực. Singapore đã đóng góp một tàu chở dầu KC-135 để triển khai các hoạt động ngăn chặn IS ở Trung Đông từ ngày 29/5.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Minh Anh (lược dịch)
Theo Infonet
Lý Hiển Long: Mỹ và Trung Quốc không nên chia đôi Thái Bình Dương
Ông Lý Hiển Long nhấn mạnh rằng bức tranh chiến lược hiện nay ở châu Á đã khác xưa với sự tham gia với vai trò các bên chủ chốt của Mỹ và Trung Quốc.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-la 2015
Trong bài phát biểu của mình đọc tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-la 2015, Thủ tướng Singapore cũng đã nhấn mạnh các nội dung liên quan đến quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ và Trung Quốc không nên cố gắng phân chia khu vực Thái Bình Dương theo ảnh hưởng của mỗi bên.
Ông Lý Hiển Long nhấn mạnh rằng bức tranh chiến lược hiện nay ở châu Á đã khác xưa với sự tham gia với vai trò các bên chủ chốt của Mỹ và Trung Quốc.
Không lên án Trung Quốc, Lý Hiển Long chỉ nói rằng "sự phát triển của Trung Quốc đến nay vẫn đang diễn ra hòa bình, trong khuôn khổ trật tự quốc tế và nền tảng của điều này sẽ liên quan chặt chẽ đến quan đến quan hệ với Mỹ".
"Quan hệ Mỹ - Trung hiện nay cơ bản khác với quan hệ Mỹ - Liên Xô trong quá khứ. Đó là một trò chơi có tổng bằng không. Trong đó, nhiều yếu tố cạnh tranh tồn tại song hành cùng các cơ hội, sự lệ thuộc và có lợi cho cả hai.
Tất cả các nước châu Á đều hy vọng rằng quan hệ Mỹ - Trung Quốc sẽ theo chiều hướng tích cực. Không quốc gia nào muốn lựa chọn đứng về bên nào giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa".
"Chúng tôi vui khi thấy chính quyền Hoa Kỳ và Trung Hoa đều tham dự, hợp tác cùng nhau để giải quyết các vấn đề đang xuất hiện bất chấp áp lực tính chất chủ nghĩa dân tộc, căng thẳng ở cả hai quốc gia" - Lý Hiển Long nói.
Các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-la 2015 (ảnh vietnamplus)
"Vì vậy, khi cả Mỹ và Trung Quốc đều nói rằng Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, chúng tôi coi đó là dấu hiệu tốt. Từ "đủ lớn" ở đây có nghĩa là không gian ở toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương đủ cho hai cường quốc tham gia và cạnh tranh một cách hòa bình, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách có xây dựng, không gia tăng căng thẳng.
Và, quan trọng hơn cả từ "đủ lớn" ở đây không có nghĩa là chia cắt Thái Bình Dương thành hai phần ảnh hưởng khác nhau từ đó gia tăng thêm căng thẳng, thù địch và xung đột giữa các khối liên minh" - ông Lý Hiển Long nhấn mạnh.
Bạn nghĩ gì về tuyên bố của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại phiên khai mạc Đối thoại an ninh Shangri-la 2015? Hãy cho biết ý kiến của mình ở phần bình luận phía dưới.
Hòa Bình
Theo_Người Đưa Tin
Thủ tướng Lý Hiển Long: Không phải "kẻ mạnh luôn luôn đúng" Phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nêu ra ba vấn đề lớn trong khu vực và nói không phải "kẻ mạnh luôn luôn đúng". Ba vấn đề lớn nổi cộm trong khu vực là cán cân quyền lực giữa các cường quốc trong khu vực, cơ chế hợp tác khu vực và vấn đề khủng...