SH biểu tượng đẳng cấp tay chơi “hậu nông nghiệp”
Hình ảnh thiếu gia cưỡi SH trên phố được ví như hoàng tử cưỡi bạch mã. Chiếc xe một thời được xem là thước đo để biết đẳng cấp, địa vị, công việc nhiều người.
“Hiếm có dòng xe nào ở Việt Nam mà tên tuổi nó đã trở thành biểu tượng của đẳng cấp, chủ nhân của nó chắc hẳn là đại gia, được coi trọng, và hành khách thường là một kiều nữ chân dài như SH”, anh Ngô Duy Phú, một chủ cửa hàng xe tại quận 1, TP.HCM cho biết. Hoạt động trong lĩnh vực xe hơn 10 năm, anh Phú chia sẻ, SH được xem là chiếc xe ga thú vị, “nó cho biết bạn là ai mà không cần phải chứng tỏ nhiều”.
Lịch sử các thế hệ SH
Đây là thế hệ SH đầu tiên được nhập khẩu về Việt Nam, nhưng là thế hệ ba trên thế giới.
Ngược dòng lịch sử, Honda SH thế hệ đầu tiên xuất hiện năm 1984, thời đó dung tích động cơ chỉ 50cc và hai thì. Đây là chiếc xe tay ga cho những người trẻ tuổi đi dạo quanh thị trấn. Đặc trưng dễ nhận biết nhất của nó bởi sự đơn giản và góc cạnh, bánh xe nan hoa căm và phanh tang trống.
Năm 1996, thế hệ SH thứ hai ra đời vẫn sử dụng động cơ hai thì nhưng tăng từ 50cc lên 100cc. Chiếc xe trông vững chắc hơn, yên rời, bánh xe đúc bằng hợp kim và phanh đĩa phía trước.
Đến năm 2001, thế hệ thứ ba của SH ra đời, sử dụng động cơ bốn thì 125 và 150cc, với yên liền, màu sơn mới, tròn hơn. Nó được sử dụng động cơ làm mát bằng không khí và chất lỏng, đòi hỏi lượng không khí phía trước nhiều hơn nên xe được xẻ nhiều rãnh hút khí.
Năm 2005, thế hệ thứ tư của SH được Honda sản xuất, với đèn chiếu sáng hoàn toàn mới, kiểu dáng được sửa đổi trông nhẹ nhàng hơn.
Sau đó 2 năm, phiên bản 300cc xuất hiện, đây là mẫu xe mạnh mẽ nhất trong gia đình SH và phiên bản 300cc tiếp tục ra mắt thế hệ thứ hai vào năm 2011.
Năm 2009, SH tiếp tục ra mắt thế hệ thứ năm, mạnh mẽ và gọn gàng hơn. Xe trang bị phanh đĩa cả trước và sau, có hệ thống phanh kết hợp.
Năm 2012, Honda trình làng thế hệ SH thứ sáu, đây là một bước đột phá so với những thế hệ trước đó với ngoại hình gần như thay đổi hoàn toàn. Nhiều tính năng mới, bao gồm khối động cơ mới được chia sẻ với PCX, hệ thống khung nhằm mở rộng cốp chứa đồ dưới yên, có thể bỏ vừa một mũ bảo hiểm cả đầu. Xe được trang bị phanh ABS, hệ thống start – stop.
Video đang HOT
SH tại Việt Nam
SH thế hệ thứ hai tại Việt Nam được cho là đẹp nhất, bền bỉ nhất.
Tại thị trường Việt Nam, có 7 dòng SH đang lưu hành, bao gồm SH đời đầu từ 2002-2005, đời hai từ 2005 đến 2009, đời ba từ 2009 đến 2012 và đời bốn từ 2012 đến nay. Ngoài ra còn hai thế hệ SH 300i và SH mode.
Nhưng có lẽ gây ấn tượng với người Việt hơn cả là những chiếc SH 125i/150i. Trong bốn đời SH tại Việt Nam thì có hai đời là SH nhập khẩu từ Ý, chỉ đời thứ ba và tư là có cả hãng nhập lẫn nội.
Anh Hồ Vĩnh Thái (quận 3, TP.HCM), một trong những người sớm sở hữu chiếc xe này cho biết, khi nhìn thấy chiếc SH đầu tiên trong đời thực sự là một cảm giác khó tả. “Nó không giống bất kỳ một chiếc xe nào từng xuất hiện, phá vỡ mọi nguyên tắc về thiết kế lúc bấy giờ. Người dùng quá quen thuộc với hình ảnh xe tay ga bánh phải nhỏ, thấp và phù hợp với phụ nữ. Nhưng SH lại chứng tỏ nó là một chiếc tay ga đàn ông”.
Nếu @ chỉ phù hợp với giới trẻ, Dylan nhắm tới người dùng trung niên, thì SH phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính. Có lẽ chính việc đổi mới táo bạo này đã làm nên sự thành công ngoài mong đợi của Honda SH. Nó nhanh chóng trở thành thứ đồ chơi phổ biến trong giới nhà giàu.
Những chiếc SH đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam vào khoảng cuối năm 2002, khi cơn sốt Spacy, @ đã dịu bớt. Thời đó, với những người giàu có, những chiếc SH lốp to, lượn lờ trên phố giống như hoàng tử cưỡi bạch mã. Nhờ chiều cao đến yên 785 mm, SH thực sự nổi bật giữa đường phố đông đúc.
SH thế hệ thứ ba cũng là dòng xe bị làm giá mạnh nhất tại Việt Nam.
SH trở thành ngôi vương trong phân khúc xe tay ga cao cấp, là biểu tượng của thế hệ trẻ thành đạt, con nhà khá giả. Nếu Dylan được ví như “hoàng tử”, @ được mệnh danh là “công chúa” thì SH thời đó được gọi là “vua”. Dân chơi có thể nhìn vào xe và biển số và phán đích danh chủ nhân của nó, con của ai, làm gì, ở đâu, bởi số lượng SH thời đó đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, quãng thời gian huy hoàng của những chủ nhân SH cũng không được bao lâu.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2003, có 232 chiếc SH được nhập khẩu về nước. Và trong 10 tháng đầu năm 2004, có 448 SH 150 và 670 chiếc SH 125 tiếp tục được nhập về.
SH được ví như chiếc xe bước vào thiên niên kỷ mới, chủ sở hữu nó thời đó phải thuộc dạng đại gia. Giá một chiếc SH năm 2002 khoảng 8.600 USD, tương đương 135 triệu đồng, mua được 5 chiếc Dream Thái. Đây là mức giá quá cao và bị các đại lý găm hàng, làm giá, bởi SH 150 vào năm 2002 khi thông quan có giá 2.600 USD. Nhưng SH vốn dĩ là thứ hàng hóa đặc biệt, vậy nên giá càng cao thì sức tiêu thụ càng lớn. Nắm bắt được tâm lý này, các đại lý tha hồ hét giá và các thượng đế thì hả hê bởi mua được chiếc xe mà dân thường chỉ cần nhìn vào số tiền đã choáng.
Theo dân chơi, nếu bây giờ nhìn lại, những chiếc SH đời 2002 khá xấu, nhiều nét tương tự như People S của Kymco. Nhiều người dùng ví von, SH đời đầu như một chàng trai đi chân đất, cởi trần nếu SH đời mới là một chàng trai lịch lãm, mặc comple. Khác với đường nét mềm mại, cân đối mang tính chuẩn mực của @, SH 125/150 thế hệ đầu có những đường nét gân guốc không cần thiết, tạo cảm giác mất cân đối. Nhưng đó là góc nhìn SH vào thời điểm hiện tại, sau 12 năm kể từ khi nó ra đời.
Khi Dylan đã gần như hết thời thì Honda SH lại tăng giá trong khoảng từ 2004-2006. Theo một số thợ sửa xe tại quận 5, TP.HCM, nguyên nhân chủ yếu là do Honda SH sở hữu cặp lốp lớn hơn với kích cỡ 100/80 trước và 120/80 sau, giúp xe “trôi” qua những cung đường ngập cũng như leo vỉa hè tốt hơn. Ngoài ra, Honda SH có yên cao hơn Dylan, giúp tôn dáng người điều khiển.
Trên cả nước hiện nay rất nhiều hội nhóm SH.
Trong giới chơi xe SH cũng có sự phân cấp rõ rệt. SH Ý được coi trọng hơn hẳn, hàng nội bị coi là “bình dân hóa” một biểu tượng đẳng cấp nên không nhận được thiện cảm của nhiều dân chơi. Với họ, một chiếc SH giá chỉ hơn 60 triệu là điều không thể chấp nhận được. Nắm bắt được nhu cầu này, giới buôn xe đã hét giá những chiếc SH nhập khẩu đời 2011 lên một mức không tưởng. Có thời điểm, tại một đại lý ở TP.HCM, giá một chiếc SH nhập khẩu từ Ý đời 2011 là 13.000 USD, tương đương một chiếc xe hơi Ford Laser cũ. SH Ý đời mới có ngoại hình giống hệt SH nội cũng được hét giá 170 triệu đồng, gấp đôi SH nội. Sự chênh lệch giá này một phần bởi chất lượng SH nhập tốt hơn nhiều so với hàng nội, nhưng cũng không thể không nhắc đến tâm lý sính ngoại của nhiều người.
Hiện nay, trên cả nước đều có những hội nhóm SH, đây thường là những cậu ấm, cô chiêu có điều kiện kinh tế khá giả. Điểm khác biệt giữa hội SH với những hội khác là khá sang chảnh, thường các chàng trai phải đèo theo một cô gái chân dài, trắng muốt phía sau mỗi lần đi offline. Thậm chí, những hội này cũng phân cấp nhóm SH ngoại và nội. Có lẽ bởi mức giá chênh lệch quá nhiều nên họ không thể chơi chung vì “không cùng đẳng cấp”.
“Với một quốc gia đang phát triển ở giai đoạn hậu nông nghiệp, việc sở hữu một chiếc xe tay ga có giá bằng mấy chục tấn thóc thì đáng để tự hào. Vì vậy, SH sẽ còn là biểu tượng đẳng cấp tại Việt Nam trong một thời gian dài sắp tới”, anh Ngô Duy Phú nhận định.
Theo Tri Thức
Trộm đột nhập dùng đèn khò phá cửa
Ngày 9-4, cơ quan CSĐT - CAH Đông Anh (Hà Nội) thông tin: Cơ quan này đang củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố bị can đối với các đối tượng trong ổ nhóm chuyên dùng đèn khò phá cửa, đột nhập nhà dân trộm tài sản trên địa bàn huyện.
Đèn khò dễ dàng nung cháy những chiếc cửa được lắp song sắt như thế này
Nhóm trộm tinh quái không quy luật
Đã có 7 đối tượng bị cơ quan CSĐT - CAH Đông Anh bắt khẩn cấp vào ngày 28-3 vừa qua, với các tội danh trộm cắp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Số đối tượng bị bắt gồm Trần Văn Chiến, SN 1959, ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh; Nguyễn Anh Vân, SN 1981 và Trần Văn Dẫn, SN 1972, đều trú tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh; Nguyễn Văn Cầm, SN 1965, trú tại xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh; Hoàng Trọng Quân, SN 1987 và Tô Thị Vĩnh, SN 1956, đều trú tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh; Hà Văn Nghĩa, SN 1983, quê quán huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, hiện thuê trọ tại phường Phú La, quận Hà Đông (Hà Nội). Cơ quan điều tra đã xác định Chiến là đối tượng chủ mưu trong các vụ dùng đèn khò để phá cửa, đột nhập nhà dân trộm tài sản. Các đối tượng Vân và Dẫn đóng vai trò đồng phạm với Chiến. Cầm, Quân, Vĩnh và Nghĩa có vai trò tiêu thụ tài sản do nhóm Chiến trộm cắp được.
Thượng tá Phạm Nam Thắng, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH - CAH Đông Anh cho biết, hoạt động dùng đèn khò phá khóa cửa đột nhập nhà dân trộm tài sản của ổ nhóm trên diễn ra trong thời gian khá dài, gây bức xúc dư luận. Tuy nhiên, rất tinh quái, các đối tượng gây án một thời gian rồi "nghỉ" vài tháng sau mới tái diễn. BCH CAH Đông Anh đã chỉ đạo Đội CSHS phối hợp với công an các xã, thị trấn trên địa bàn xác lập chuyên án trinh sát đấu tranh. Qua quá trình điều tra truy xét, lực lượng CSHS đã phát hiện và làm rõ hoạt động trộm cắp tài sản của nhóm tội phạm do Trần Văn Chiến cầm đầu. Khám xét nơi ở của Chiến, Vân, Dẫn, cơ quan điều tra đã giữ bộ đèn khò có đầu khò làm bằng cao su, bình ga mini và đục, kìm cộng lực, chăn, đèn pin, là những công cụ bọn tội phạm sử dụng để hoạt động trộm cắp tài sản nhà dân vào ban đêm.
Công cụ Chiến sử dụng để hoạt động trộm cắp
Đối tượng Chiến tại hiện trường 1 vụ trộm ở huyện Đông Anh
Trộm lẻn vào phòng ngủ thì bị phát hiện
Tại cơ quan điều tra, Chiến khai nhận đã cùng đồng bọn gây ra 13 vụ đột nhập, trộm cắp tài sản. Trong số này, 1 vụ việc Chiến nhớ khá kỹ từng chi tiết, vào tối 11-3-2013. Hôm đó, Chiến và Vân đi xe máy mang theo túi đựng "đồ nghề" đến thị trấn Đông Anh. Sau đó, Chiến bảo Vân quay về nhà đợi, còn hắn lang thang "tăm tia" để tìm mục tiêu gây án. 0h ngày 12-3, Chiến phát hiện sơ hở tại 1 nhà dân ở tổ 17 thị trấn Đông Anh. Chiến trèo qua tường rào vào sân trong để dùng đèn khò đốt cháy 2 thanh chốt ngang, mở cửa vào nhà lục lọi, lấy trộm 1 chiếc điện thoại di động Nokia, 5,5 triệu đồng trong ví da và 3 triệu đồng trong túi xách của chủ nhà. Sau đó, Chiến dùng chìa khóa mở khóa điện chiếc xe máy Honda SH, phóng về nhà Vân cất giấu chờ tiêu thụ. Thấy "phi vụ" này thực hiện trót lọt và không bị ai phát hiện, Chiến bảo Vân chở quay lại hiện trường tiếp tục lấy trộm 1 chiếc tivi Sony, chiếc máy tính xách tay rồi buộc vào chiếc xe Honda Wave của gia chủ dắt ra cửa. Cảm thấy vẫn chưa thỏa mãn, Chiến lẻn vào phòng ngủ của vợ chồng chủ nhà để lấy trộm chiếc điện thoại di động Nokia và bị phát hiện. Các đối tượng buộc phải bỏ chạy không kịp mang theo số tài sản vừa lấy trộm.
Sau khi gây án, Chiến báo cho Cầm nhờ tìm mối tiêu thụ chiếc xe Honda SH. Cầm đã chắp mối cho Chiến bán chiếc xe SH cho hai mẹ con Vĩnh - Quân được 10 triệu đồng. Trong vụ này, Cầm được Vĩnh cho 500.000 đồng tiền công môi giới. Chiến khai, hầu hết tang vật 13 vụ trộm cắp gồm xe máy, tivi, máy tính xách tay, điện thoại di động... được Chiến mang bán cho mẹ con Quân - Vĩnh và Hà Văn Nghĩa, thông qua sự môi giới của Nguyễn Văn Cầm.
Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, Thủ trưởng cơ quan CSĐT - CAH Đông Anh, nhận định, hoạt động của nhóm tội phạm do Trần Văn Chiến cầm đầu rất tinh vi, thường lợi dụng lúc nửa đêm mọi người đang ngủ say để thực hiện hành vi phạm tội. Đối tượng Chiến rất liều lĩnh, chỉ gây án một mình và phân công đồng bọn đưa đến địa điểm hoạt động tội phạm, rồi đứng cảnh giới bên ngoài, chuẩn bị sẵn phương tiện tẩu thoát khi hắn bị phát hiện. Vụ án cảnh báo mọi người hãy đề cao cảnh giác. Ngoài việc gia cố khóa cửa và lắp đặt các thiết bị bảo vệ chống trộm, người dân cần chú ý sử dụng các chất liệu tốt và có độ an toàn cao để làm các loại cửa, tránh bị nhiệt độ của đèn khò tự chế nung cháy.
Theo ANTD
Hà Nội: Xe SH "cắn" đuôi xe khách, một người nguy kịch Người đàn ông điều khiển xe máy không làm chủ được tốc độ, đâm thẳng vào đuôi chiếc xe khách đang dừng chờ đèn tín hiệu giao thông. Vụ tai nạn xảy ra khoảng 12h trưa nay, 24/3, tại ngã tư Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng (Hà Nội). Chiếc xe SH "cắn đuôi" xe khách. Tại hiện trường, chiếc xe khách BKS...