SGK Nhật thể hiện chủ quyền Senkaku
Hầu hết sách giáo khoa mới được sử dụng từ tháng sau tại các trường trung học Nhật Bản miêu tả hai quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) và Takeshima (Hàn Quốc gọi là Dokdo) là lãnh thổ Nhật Bản, Bộ Giáo dục nước này thông báo ngày 26/3.
Toàn bộ hai cuốn sách giáo khoa địa lý và sáu trong bảy cuốn sách giáo khoa chính trị và kinh tế đều chứa thông tin về Senkaku trên biển Hoa Đông (hiện do Nhật Bản quản lý, trong khi Trung Quốc đại lục và Đài Loan tuyên bố chủ quyền), và Takeshima trên biển Nhật Bản (hiện do Hàn Quốc quản lý, Nhật Bản tuyên bố chủ quyền).
SGK mới của Nhật Bản (Ảnh: Kyodo)
Sau khi Bộ Giáo dục Nhật Bản chấp thuận cho học sinh học sách giáo khoa mới có phần nói rằng hai quần đảo tranh chấp là lãnh thổ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc lập tức phản ứng.
Video đang HOT
Hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhắc lại tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo đá không người ở Điếu Ngư/Senkaku. “Chúng tôi hy vọng phía Nhật Bản đối mặt lịch sử và thực tế, sửa chữa sai lầm và có bước đi cụ thể để cải thiện quan hệ song phương”, ông Hồng Lỗi nói tại một cuộc họp báo.
Trang sách viết rằng Senkaku/Điếu Ngư và Takeshima/Dokdo là lãnh thổ Nhật Bản (Ảnh: Kyodo)
Trong khi đó, phía Hàn Quốc triệu Takashi Kurai, phó trưởng phái bộ tại Đại sứ quán Nhật Bản ở thủ đô Seoul, đến để phản đối việc Nhật Bản phê chuẩn các đầu sách giáo khoa mới nói rằng Dokdo/Takeshima thuộc lãnh thổ Nhật Bản.
“Chúng tôi cực lực phản đối Nhật Bản vì đã không nhìn thẳng vào lịch sử và vì đã phê chuẩn sách giáo khoa chứa nội dung lẩn tránh trách nhiệm của nước này. Chúng tôi yêu cầu phía Nhật Bản chỉnh sửa những sách giáo khoa như vậy”, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố.
Theo 24h
Tân lãnh đạo Trung Quốc sẽ càng cứng rắn trong vấn đề chủ quyền?
Những tuyên bố của tân Chủ tịch và Thủ tướng Trung Quốc không khỏi khiến giới quan sát đặt câu hỏi: phải chăng, giới lãnh đạo mới của Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh việc theo đuổi chính sách ngoại giao cứng rắn, đặc biệt trong tranh chấp chủ quyền biển?
Tân Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình
Mặc dù tân Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đều tuyên bố cam kết chung sống hoà bình và phát triển quan hệ với tất cả các nước nhưng những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ Trung Quốc đều khẳng định quyết tâm bảo vệ cái gọi là chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh.
"Bắc Kinh ủng hộ chung sống hòa bình và phát triển quan hệ với tất cả các nước, nhưng các quân nhân Trung Quốc cần sẵn sàng giành chiến thắng trong các cuộc chiến để bảo vệ chủ quyền quốc gia" - Đó là tuyên bố tại buổi bế mạc kỳ họp quốc hội ở Bắc Kinh của tân Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình hôm 17/3.
Ông Tập nhấn mạnh: "binh lính và sĩ quan Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, hãy sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh của Đảng để giành chiến thắng trong các cuộc chiến, xây dựng một quân đội hùng mạnh".
Không lâu sau tuyên bố của ông Tập, phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên, tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng khẳng định Bắc Kinh sẽ duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ông cũng không quên tuyên bố rằng nước này sẽ "quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của mình.
Các tuyên bố nói trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang dâng cao trên vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. Trước đó, ông Tập Cận Bình còn có những phát biểu khơi gợi tinh thần dân tộc chủ nghĩa của người dân Trung Quốc với lời kêu gọi "đại phục hưng Trung Hoa", thực hiện "ước mơ Trung Quốc". Do đó, giới quan sát nhận định các lãnh đạo mới của Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh việc theo đuổi chính sách ngoại giao cứng rắn, đặc biệt trong tranh chấp chủ quyền biển.
Theo dantri
Nhật Bản "hòa" với Hàn và "rắn" với Trung! Những diễn biến đang xảy ra trên thực địa cùng các tuyên bố của chính trị gia tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc khiến dư luận cho rằng, căng thẳng tại Biển Đông và biển Hoa Đông tiếp tục là mối quan tâm và lo lắng của những quốc gia hữu quan. Tăng cường sức mạnh răn đe Trong báo cáo...