Sex và một số băn khoăn về HIV/AIDS
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia, giang mai, mụn rộp sinh dục, hạ cam đều tăng nguy cơ bội nhiễm HIV, vì HIV rất thích xâm nhập vào những tế bào ở những bệnh này.
Lở loét ở cơ quan sinh dục làm tăng cơ may bị nhiễm HIV lên 5 – 10 lần vì người bị nhiễm HIV mà có lở loét thì các tế bào trong các tổn thương đó cũng chứa rất nhiều HIV nên dễ lây truyền cho người khác do tiếp xúc. Càng nhiều tế bào bị nhiễm HIV thì càng dễ lây truyền virut.
Nhiễm HIV làm chậm tiến trình lành sẹo của tổn thương lở loét, do đó sự lây truyền của người bệnh càng kéo dài hơn. Người không bị nhiễm HIV nhưng có vết lở loét nếu có quan hệ tình dục với người đã nhiễm HIV thì cũng rất dễ để HIV xâm nhập qua vết lở loét đó.
Các bệnh giang mai, mụn rộp sinh dục, u hạt bẹn, hạ cam đều có lở loét và ở những tổn thương này có rất nhiều loại tế bào mà HIV ưa lây nhiễm, do đó bị mắc một trong các bệnh tình dục nói trên là tăng nguy cơ bị nhiễm HIV.
Lỡ quan hệ tình dục không bảo vệ (không dùng bao cao su) với người đã nhiễm HIV? Có thể may mắn không bị nhiễm nhưng chớ nên thử như vậy – đó là hành vi tình dục không an toàn.
Nên biết rằng, nhiều người – nhất là các thanh thiếu niên đã nghĩ rằng mình sẽ là người may mắn nhưng họ có thể nhiễm HIV ngay lần quan hệ tình dục đầu tiên.
Cơ may bị lây nhiễm ngay hay không bị lây cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến bạn và người kia. Người nào hệ thống miễn dịch kém dễ bị lây nhiễm HIV hơn, đó là những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, đang điều trị tia xạ, dùng liều cao ,corticosteroide, hóa liệu pháp, tiểu đường, tuổi từ 65 trở lên…
Video đang HOT
Ngoài ra, một số điều kiện làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động kém đi, ví dụ như bị nhiễm khuẩn tái diễn, hay ốm đau, lối sống kém vệ sinh, kém dinh dưỡng, nhiều căng thẳng thần kinh (stress), nghiện rượu, ma tuý, thuốc lá và nhiều loại bệnh tình dục khác. Quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV càng nhiều lần thì càng dễ bị nhiễm.
Một số người có HIV dương tính dễ truyền bệnh hơn những người khác, ví dụ những người mới nhiễm HIV thì sức lây truyền cao hơn cho đến khi cơ thể họ phát triển được kháng thể.
Thời gian làm cho những người có HIV dương tính dễ truyền bệnh hơn còn vì virut cũng trở nên khôn ngoan, ma mãnh, chúng biến đổi thành những thể phát triển nhanh và gây bệnh sớm hơn.
Nếu có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà virut đang ở giai đoạn này hoặc với người đang có một số lượng lớn HIV trong cơ thể thì nguy cơ bị lây nhiễm sẽ tăng lên.
Bác sĩ Xuân Ánh
Sức khỏe Đời sống
Cần 'đánh bay' tâm lý xấu hổ khi bị mụn rộp sinh dục
Herpes (bệnh mụn rộp) là bệnh do virus gây ra, có ảnh hưởng đến thể chất và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người bệnh.
Virus Herpes simplex: Tác nhân gây mụn rộp
Mụn rộp thường virus có tên gọi là virus Herpes simplex (HSV) gây nên. Virus này có 2 loại là virus HSV-1 và HSV-2. Cả 2 loại đều có thể gây mụn rộp ở môi, miệng và bộ phận sinh dục.
- HSV-1: Gây bệnh ở da, niêm mạc phần trên của cơ thể như mắt, mũi, miệng. Lây truyền bằng tiếp xúc trực tiếp với virus qua thương tổn của chúng hoặc qua nước bọt.
- HSV-2: Gây bệnh ở da niêm mạc bộ phận sinh dục. Bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sự phân loại này không hoàn toàn tuyệt đối vì người ta có thể phân lập thấy HSV-1 ở những thương tổn tại bộ phận sinh dục và HSV-2 cũng được phân lập từ những thương tổn ở môi, miệng.
Theo Bác sỹ Lê Nga - Hội Nội Khoa Việt Nam: HSV-2 là nguyên nhân chính gây ra mụn rộp sinh dục. Virus này xâm nhập vào cơ thể qua những vết trầy xước nhỏ ở da hoặc niêm mạc do quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh đặc trưng với những triệu chứng như đau, ngứa, khó chịu ở vùng cơ quan sinh dục.
HSV gây nhiễm ở cả nam và nữ
Ở nữ, vết loét có thể ở vùng âm đạo, cơ quan sinh dục ngoài, mông, hậu môn, hoặc bên trong cổ tử cung. Ở nam, vết loét có thể ở dương vật, bìu, mông, hậu môn, đùi, niệu. Vết gây ra đau đớn rất nhiều khi đi tiểu; gây cơn đau đớn và nhiều cảm giác khó chịu khác ở vùng sinh dục.
Hiện nay chưa có cách chữa khỏi loại nhiễm trùng hay tái phát này, bệnh thường gây xấu hổ và ức chế tâm lý. Nếu người bệnh phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời thì bệnh tình thuyên giảm, các triệu chứng bệnh cũng nhanh chóng biến mất. Nhưng nếu chủ quan hay xấu hổ mà không chữa trị thì bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Đối với người trưởng thành, ngoài vết loét da, Herpes sinh dục không gây ra các biến chứng gì nặng nề khác. Nhưng khi mẹ mang thai bị Herpes sinh dục với các vết loét da có thể lây qua cho con trong quá trình đứa trẻ được sinh ra qua ngã âm đạo. Trường hợp này, Herpes sinh dục có thể gây tổn thương não, mờ mắt hoặc tử vong cho trẻ.
Phòng và điều trị mụn rộp sinh dục
Để phòng tránh Herpes sinh dục, tốt nhất là bạn chỉ nên quan hệ tình dục với người chắc chắn không bị nhiễm. Nếu không, bạn nên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục; Quan hệ tình dục an toàn trong những lúc không có triệu chứng; Giới hạn số người phối ngẫu.
Ngoài ra cần chú ý vệ sinh cơ thể hàng ngày, không mặc quần áo chật, quần bò bó sát tránh làm vỡ mụn rộp như vậy sẽ dễ lây sang những vùng da khác trên cơ thể. Rửa sạch tay sau khi bôi thuốc, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân và quan hệ tình dục với người mắc bệnh...
Bổ sung thêm các dưỡng chất để hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể như uống nhiều nước đặc biệt là nước ép hoa quả. Bổ sung vitamin C... là cách tốt nhất hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp chống lại virus lưu tồn cơ thể, từ đó làm nhẹ biểu hiện bệnh và làm thưa các đợt tái phát.
Điều trị mụn rộp sinh dục bằng thuốc kháng virus đường uống theo chỉ định của bác sỹ có thể làm giảm đau và rút ngắn thời gian bị bệnh. Việc sử dụng kháng sinh sẽ được cân nhắc đối với người có hệ miễn dịch kém khi mắc bệnh nặng.
Pháp Luật Việt Nam
Hiểm họa chết người từ "sex" tuổi vị thành niên Những "trò lố" về sex của các "diễn viên" tuổi học trò khiến nhiều người tự hỏi, phải chăng, đó là hậu quả của sự thiếu kiểm soát của người lớn? Còn trinh là... nhà quê!? Phát ngôn gây sốc của một học sinh trên một tờ báo mạng: "Lớp 8 rồi mà vẫn còn trinh thì đúng là con nhà quê" khiến...