“Sex Education”: Bộ phim giáo dục giới tính gây sốc với đầy rẫy cảnh ân ái và những câu thoại bị cho là “dơ bẩn” – Đằng sau thực sự là gì?
“ Sex Education” có lẽ sẽ là một cú sốc văn hóa dành cho những bậc phụ huynh bấy lâu nay vẫn nghĩ giáo dục giới tính là “ vẽ đường cho hươu chạy”, trò chuyện công khai về quan hệ là dơ bẩn, xấu xa.
Đề tài giáo dục giới tính vẫn luôn là một điểm nóng nhạy cảm khi xuất hiện trên phim ảnh. Làm thế nào để những bộ phim khai thác chủ đề này đủ hấp dẫn, đầy đủ thông tin nhưng lại không bị phản cảm, thô tục vẫn luôn là điều khiến các nhà làm phim đau đầu. Đầu năm 2019 này, có một tác ph ẩm thực sự đã thổi một làn gió mới cho dòng phim giáo dục giới tính, tạo nên cơn sốt tìm kiếm cho lứa tuổi trưởng thành, đấy chính là Sex Education do Netflix sản xuất.
Giáo dục giới tính hay vẽ đường cho hươu chạy?
Vấn đề giáo dục giới tính hay vẽ đường cho hươu chạy vẫn luôn là chủ đề được đem ra tranh cãi, mổ xẻ từ nhiều năm nay. Chính vì lo sợ chuyện “vẽ đường” ấy mà chủ đề giáo dục giới tính vẫn thường được nói đến một cách dè dặt, thận trọng. Và Sex Education đã phá tan lối suy nghĩ bảo thủ đó.
Phim là câu chuyện về chàng trai 16 tuổi Otis ( Asa Butterfield), một cậu học sinh cấp 3 nhút nhát. Otis sống với bà mẹ đơn thân vốn là một bác sĩ tâm lý chuyên trị liệu cho các bệnh nhân. Thế nên Otis được tiếp xúc với những kiến thức về vọng dục khi còn khá sớm. Dường như được thừa hưởng “gene” mẹ, cậu bé Otis cũng có khả năng tư vấn cực “đỉnh” những vấn đề liên quan đến giới tính, tình yêu…
Thế nên bất chấp việc bản thân cũng đang phải đối mặt với những “khủng hoảng” của lứa tuổi, Otis đã kết hợp cùng cô bạn xinh đẹp, nổi loạn Meave (Emma Mackey) mở một “phòng khám” để tư vấn cho bạn bè đồng trang lứa, những cô cậu bé tuổi teen với hàng tá thắc mắc xoay quanh vấn đề giới tính, tình yêu, quan hệ mà chẳng dám ngỏ cùng ai.
Ngay từ tập mở màn trong series 8 tập của mùa 1, Sex Education đã khiến khán giả phải choáng váng bởi độ “bạo” của những cảnh quay trong phim. Nhiều tập phim mở màn bằng cảnh ân ái của các cặp đôi, có thể khác giới mà cũng có thể là đồng giới. Phim cũng không ngần ngại để các diễn viên không mặc đồ gây sốc.
Thế nhưng nếu để ý, thì có thể thấy dù tái hiện một cách trần trụi những cảnh quay nhạy cảm này, bộ phim vẫn khéo léo lồng ghép những chi tiết giáo dục giới tính đầy ý nhị. Bằng chứng là việc các đôi tình nhân khi quan hệ luôn nhắc nhở nhau mang…BCS. Thậm chí phim cũng không ngần ngại tái hiện cảnh một cô bé 16 tuổi đi phá thai đầy đau đớn, và giải đáp thắc mắc cho rất nhiều bạn trẻ thông qua lời vị bác sĩ giải thích với cô học trò: “Dùng BCS vẫn có thể mang thai bình thường!”.
Thay vì việc né tránh, “dằn mặt” các cô cậu tuổi teen rằng việc quan hệ trước hôn nhân là điều gì đó “kinh khủng” và cần phải tuyệt đối tránh, bộ phim lại chọn cách để cho các nhân vật rất thoải mái, tự do “chuyện ấy”, nhưng phải là khi họ thực sự đủ kiến thức và nhận thức về quan hệ an toàn. Những hình ảnh mà các cô cậu tuổi teen học được từ video, hay các bộ phim sex sẽ chẳng giúp gì cho họ trong đời thực, nếu họ không thực sự hiểu cơ thể mình, hiểu về mối quan hệ của mình với đối phương.
Trần trụi thô tục hay bài học về cách trân trọng cơ thể của chính mình?
Sex Education cũng giống như một cuốn “cẩm nang” dành cho lứa tuổi trưởng thành khi bộ phim thoải mái đưa khán giả đi khám phá những điều “thầm kín” trong cơ thể. Phim không ngại phổ cập kiến thức về những bộ phận nhạy cảm mà rất nhiều bậc phụ huynh ngoài kia vẫn luôn né tránh nhắc đến với con cái mình.
Những kiến thức đến tự nhiên thông qua các bài tập sinh học, hay những câu chuyện bi hài về các cô, cậu tuổi teen và ảo tưởng trở nên “hoàn hảo” trong mắt người khác mà không nhận ra rằng nếu ngay chính bạn cũng không yêu, không trân trọng bản thân mình thì sẽ chẳng ai trân trọng nó thay bạn.
Trong mắt nhiều người, câu chuyện về một nam sinh mặc cảm vì không thể “cương cứng” trước bạn gái, hay chuyện một nữ sinh chẳng dám bật đèn không mặc đồ trước bạn trai vì e ngại cơ thể xấu xi… có lẽ là trần trụi thô tục, nhưng sẽ ra sao nếu như những nam sinh, nữ sinh ấy, thay vì có đủ kiến thức để biết yêu những điều tạo hóa ban tặng cho mình, lại tiếp tục sống với nỗi mặc cảm để rồi tìm đến những giải pháp sai lầm với mong ước trở nên hoàn hảo trong mắt bạn tình?
Bên cạnh các bài học trực quan ấy, Sex Education cũng dành thời lượng đề cập tới vấn đề thiên hướng vọng dục của con người. Phim không ngại khai thác các câu chuyện tình yêu đồng giới, xây dựng các nhân vật đồng tính và truyền tải bức thông điệp, dù bạn là ai, giới tính thế nào, cũng hãy yêu và trân trọng bản thân mình.
Bên cạnh các nhân vật chính, thì câu chuyện về chàng gay Eric – bạn thân của Otis và trong phim cũng thu hút sự chú ý của nhiều khán giả trẻ. So với nhiều người có cùng hoản cảnh khác, Eric may mắn hơn vì có một người cha luôn hiểu, yêu thương, chấp nhận và lo lắng cho cậu. Thế nhưng ngay cả khi rất yêu thương, thấu hiểu con trai mình, ông vẫn cứ lo lắng khi thấy con trở nên quá nổi bật, quá khác biệt trong cộng đồng. “Bố lo lằng con sẽ bị tổn thương!” – ông nói khi thấy con trai ăn vận như “nữ hoàng” tham gia vũ hội trường. Thế nhưng lời nói của Eric đã thức tỉnh người cha: “Trước sau gì cũng sẽ tổn thương, nên sẽ tốt hơn khi con là chính con chứ!”.
Quan hệ dơ bẩn hay hiểu biết để trưởng thành?
Có một quan điểm bảo thủ từ lâu vẫn tồn tại đấy là việc có nhiều bậc phụ huynh cho rằng việc trò chuyện công khai về quan hệ là một điều gì đấy… dơ bẩn, xấu xa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Với những người có suy nghĩ như vậy thì Sex Education có lẽ chính là một “cú sốc văn hóa”. Phim chẳng ngại để cho các nhân vật trong phim thoải mái trò chuyện, bàn luận về sex, về những vấn đề thầm kín, khó nói trong cơ thể mỗi người.
Một nhân vật phụ huynh khá thú vị trong phim chính là mẹ của Otis – một bác sĩ trị liệu . Mẹ Otis luôn cố gắng động viên con trai mình nói ra những vấn đề của bản thân và tôn trọng nguyên tắc “không phán xét” trong cuộc trò chuyện 2 người. Với tâm lý của nhiều đứa trẻ luôn ngại ngùng khi bàn luận “chuyện ấy” với bố mẹ, thì câu thoại của mẹ Otis chính là một lối thoát: “Thế hệ của con thật quá tự ái, hiểu biết là điều cần thiết!”.
Thế nên có phải là dơ bẩn hay không khi một cậu bé thú nhận không thể thủ dâm? Có là dơ bẩn hay không nếu một cô bé ngày này qua tháng khác đi tìm kiếm một ai đó có thể giúp cô thoát kiếp “còn zin”, để rồi khi tìm được thì trải nghiệm ban đầu lại thất bại toàn tập vì bản thân cô còn chưa đủ hiểu hết về cơ thể mình?
Nếu coi những điều ấy là dơ bẩn, thì ai sẽ giúp những cô bé, cậu bé mù mờ ngụp lặn trong biển kiến thức giới tính ấy giải quyết khúc mắc của bản thân, để hiểu rằng mỗi người có quá trình phát triển khác nhau, mình không giống người khác không phải là một nỗi thất bại?
Không chỉ tái hiện lại câu chuyện của Otis – Meave và “phòng khám” thú vị của cặp đôi để qua đó truyền tải những bài học giáo dục giới tính một cách nhẹ nhàng, không khô cứng, Sex Education còn lồng ghép những câu chuyện thú vị về tình bạn, tình yêu tuổi “ô mai me” đầy dễ thương, giàu cảm xúc mà không chỉ lứa tuổi trưởng thành, cả các bậc phụ huynh cũng sẽ cảm thấy hấp dẫn khi theo dõi.
Trailer phim
Phim hiện đã kết thúc phát sóng 8 tập của mùa 1 và Netflix cũng đã công bố kế hoạch sản xuất mùa 2 vào đầu tháng 2 năm nay.
Theo afamily.vn
"Sex Education" Câu chuyện về tổ tư vấn tuổi teen "thật thà" nhất quả đất
Quyến rũ, hài hước, thấm thía - đó là những tính từ được sử dụng để miêu tả series "Sex Education" đáng xem nhất trên Netflix vào thời điểm hiện tại.
Nhắc đến phim truyền hình Anh quốc người ta vẫn thường hay nghĩ đến một Sherlock hay Peaky Blinders cực kì "quý tộc" và nghiêm túc. Trong khi đó, dòng phim hài - tình cảm vốn là thế mạnh của phim Mỹ hay Hàn nhờ các tình tiết lãng mạn khiến tim hồng bay phấp phới hay những nút thắt sốc tới óc. Ấy thế mà Sex Education (Tạm dịch: Giáo Dục Giới Tính) - một tác phẩm mang đậm sắc màu của xứ sở sương mù - lại có thể dễ dàng vượt qua hàng loạt đối thủ cùng thể loại khác để trở thành một trong những bộ phim tuổi trưởng thành hay nhất mà Netflix từng sản xuất.
Trailer "Sex Education"
Nghe đến tiêu đề phim thì chắc hẳn ai cũng đoán được sơ sơ nội dung. Nhưng có thể khẳng định rằng dù đã được cảnh báo trước thì bạn vẫn sẽ cảm thấy choáng váng được độ táo bạo của tác phẩm này, vì vậy nên hãy cân nhắc và đừng xem Sex Education ở nơi công cộng (hoặc giữa phòng khách có phụ huynh) nhé.
Câu chuyện xoay quanh Otis (Asa Butterfield), một cậu học sinh cấp 3 nhút nhát. Mẫu nhân vật như vậy thì trong phim hay có cuộc sống như nào nhỉ? Gia đình tan vỡ? Một bà mẹ đơn thân hết mực yêu chiều? Một cậu bạn thân bóng lộn, hài hước? Crush của anh chàng thì vừa thông minh, vừa xinh đẹp lại còn cặp kè với chàng hotboy của trường? Rồi cả chuyện nhân vật lỡ vô tâm với bạn thân mình vì bận theo đuổi "crush" nữa chứ.
À đừng quên cả một hội nữ sinh xinh đẹp, nổi tiếng nhưng lại xấu tính, giả tạo, lắm điều. Ấy chết, không thể thiếu cả một kẻ bắt nạt coi trời bằng vung nữa nhé. Nếu thấy mấy cái kịch bản này quá quen thuộc rồi và chẳng còn gì để khai thác thì bạn đã coi thường Sex Education quá rồi. Cho dù hội tụ mọi yếu tố tưởng chừng như cũ rích của phim thanh xuân vườn trường thì Sex Education vẫn là món ăn tinh thần cực kì tươi mới, lạ mắt được bày trên bàn tiệc "phim truyền hình" năm nay.
Một hội "Mean girls" đặc trưng của dòng phim vườn trường.
Mẹ của Otis - Jean (Gillian Anderson) là một chuyên viên tâm lý điều trị cho những bệnh nhân gặp khó khăn trong đời sống... quan hệ. Bà chẳng ngại ngần chia sẻ với con cái (thậm chí là bạn của con) mọi thứ từ chuyện "tự sướng", yếu sinh lý đến những cách quan hệ hiệu quả. Cơ mà ông cha nói chẳng sai "Dao sắc không gọt được chuôi", chính Otis lại đau khổ, vật vã vì dù đã dậy thì bao lâu rồi nhưng cậu bé lại chẳng hề có tí ham muốn thể xác nào giống bạn bè cùng trang lứa.
Dù có mẹ tâm lý đến đâu thì cũng chẳng cậu con trai nào dám tâm sự chuyện không thể "tự sướng" được đâu nhỉ?
Bù lại Otis thừa hưởng từ mẹ mình kĩ năng tư vấn tâm lý siêu đỉnh cùng với một kiến thức rộng rãi, sách vở về quan hệ cũng như tình yêu. Biết được chuyện này, Meave (Emma Mackey), cô bạn nổi loạn, khó gần đề nghị cậu cùng tham gia vào một thương vụ kinh doanh đặc biệt: mở phòng khám tư vấn cho bạn bè ở trong trường, những người gặp khó khăn trong mối quan hệ với người yêu hoặc tán mãi mà chẳng ai đổ.
Otis chẳng khác nào mấy đứa bạn "ế mốc ế meo" nhưng lúc nào cũng được phong làm quân sư tình yêu mà mỗi chúng ta đều có (hoặc chính là chúng ta đây). Công việc chuyên viên tâm lý tuy đem lại cho Otis cơ hội để khám phá bản thân nhưng cũng khiến cậu gặp rất nhiều rắc rối.
Sex Education còn có cả những tình bạn đẹp.
Và những tình yêu bất ngờ nữa.
Dàn diễn viên trong Sex Education là một điểm cộng của series này. Asa Butterfield là một diễn viên trẻ có xuất phát điểm vượt xa đồng nghiệp cùng lứa nhưng chưa bao giờ ngưng làm việc chăm chỉ. Cậu bé Hugo năm nào nay đã quyết định nhường cơ hội trở thành Spider-Man cho Tom Holland để có cơ hội tập trung cho nhiều vai diễn đa dạng hơn. Qua vai diễn Otis, Asa Butterfield khẳng định bản thân là một diễn viên có thực lực và đáng được nhận sự chú ý của người hâm mộ trong tương lai.
Gillian Anderson, người phụ nữ đã trở nên quá quen thuộc với khán giả phim truyền hình qua các tác phẩm ăn khách như The X-Files, Hannibal, American Gods,... "Gừng càng già càng cay", qua mỗi bộ phim mà mình tham gia, Gillian Anderson lại càng thể hiện nét mặn mà, quyến rũ không tưởng. Hai gương mặt mới: Emma Mackey và Ncuti Gatwa cũng đã nhận được nhiều tình cảm của khán giả sau series.
Emma Mackey không ngừng được so sánh với nữ diễn viên sexy có tiếng của Hollywood Margot Robbie khi sở hữu ngoại hình cũng như thần thái không thua kém đàn chị. Ncuti Gatwa đã góp phần giúp cho vai diễn Eric - bạn thân của Otis, một drag queen cực kì khí chất, dám dũng cảm đấu tranh để được sống với chính mình - trở thành nhân vật được yêu thích nhất của series.
"Tiểu Margot Robbie" Emma Mackey
Bộ phim như một lớp học kĩ năng sống online mà ta chẳng thể tìm thấy ở trường học hay bất cứ sách vở nào. Tuy là một nhu cầu khá cơ bản nhưng quan hệ lại được coi như một vấn đề tưởng chừng nhạy cảm và khó nói vô cùng. Ít cha mẹ nào dám dạy cho con mình về chuyện ấy, các bậc phụ huynh nghiễm nhiên coi đó là một chuyện mà con trẻ khi đến tuổi ta phải tự tìm hiểu, tự trải nghiệm, tự rút kinh nghiệm và tự học.
Điều này có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn về trải nghiệm quan hệ cho những bạn trẻ khi bước vào giai đoạn trưởng thành, đồng thời cũng giúp người lớn hiểu hơn về vai trò của mình trong việc giáo dục. Với rating 16 , dự án giúp những cô cậu tuổi thanh thiếu niên gỡ rối vấn đề này bằng những bài học vừa duyên dáng, vừa hài hước nhưng chẳng kém phần sâu lắng. Đằng câu mỗi tập phim, mỗi một câu chuyện nhỏ của từng nhân vật trong phim, ta có thể phần nào tự giúp bản thân trả lời cũng khúc mắc "thầm kín" mà bạn chẳng biết hỏi ai, tích lũy một số kinh nghiệm không bao giờ là thừa thãi.
Sex Education hiện đang được chiếu trên Netflix.
Theo Trí thức trẻ
Khi hotgirl lộ clip giường chiếu được lồng ghép khéo léo trong tập 5 của "Sex Education" Việc lộ clip giường chiếu và hậu quả nó mang lại đã được Netflix đưa vào tập 5 của "Sex Education" để cảnh báo các khán giả trẻ tuổi. Việc các cặp đôi yêu nhau và ghi lại những khoảnh khắc nhạy cảm hẳn không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, nếu những đoạn clip kia bị phát tán mới là một thảm...