Sét đánh nhà thờ ở Vatican: Không phải điềm báo!
Khi hay tin Giáo hoàng Benedict tuyên bố từ chức, một trong những hồng y của ngài đã thốt lên rằng thông tin “giống như tia chớp xé ngang bầu trời trong xanh”. Chỉ vài giờ sau một cơn bão hiếm gặp quét qua Rome và hai tia sét đánh trúng nhà thờ Thánh Peter.
Hình ảnh sét đánh nhà thờ ở Vatican ngày Giáo hoàng tuyên bố từ chức.
Nhà thờ Thánh Peter nằm ở Rome là một trong những nơi linh thiêng nhất của đạo Công giáo. Bão sét thường không xảy ra vào mùa đông mà thường xuất hiện ở Vatican vào mùa xuân hoặc mùa hè.
Nhưng đúng vào ngày Giáo hoàng Benedict, 85 tuổi, bất ngờ tuyên bố quyết định thoái vị vì không đủ sức thực hiện công việc, điều chưa từng có tiền lệ đối với một giáo hoàng đang tại vị trong suốt 600 năm qua, không phải là một, mà là hai tia sét đã đánh trúng mái vòm của nhà thờ Thánh Peter.
Phóng viên ảnh hãng thông tấn AFP đã thu giữ được khoảnh khắc này. Filippo Monteforte cho biết khi đó anh đang tránh mưa cạnh các cột của nhà thờ và trời khá lạnh. “Tia sét đầu tiên rất lớn, bầu trời sáng rực. Nhưng tôi đã không chụp được. Tôi đã gặp may ở lần hai và đã có thể chụp được vài tấm khi mái vòm bị sét đánh trúng”.
Bức tượng Chúa Jesus ở Brazil cũng nhiều lần bị sét đánh.
Video đang HOT
Một số người cho rằng sét đánh ngay sau khi Giáo hoàng tuyên bố thoái vị là một hiện tượng bất thường và có thể là một dấu hiệu hoặc cảnh báo từ Chúa Trời.
Tuy nhiên, giới chuyên gia khẳng hiện tượng sét đánh ở Vatican vào ngày Giáo hoàng tuyên bố thoái vị hoàn toàn là hiện tượng tự nhiên, thuộc về khí tượng học. Đây chỉ là một sự trùng hợp hoàn toàn ngẫu nhiên và cũng không phải là lần đầu tiên nhà thờ Thánh Peter bị sét đánh trúng trong bão. Lý do bởi nhà thờ cao 138m, là cấu trúc cao nhất nhì trong khu vực. Ngoài ra, các cột tháp là cấu trúc sắt thép, nên dễ “hấp dẫn” sét.
Bức tượng Chúa Jesus lớn nhất thế giới, cao 30m và được đặt trên đỉnh núi cao 700m ở Rio de Janeiro, Brazil, cũng nhiều lần bị sét đánh trúng.
Ngoài ra, theo NASA, có khoảng 3,6 nghìn tỷ tia sét mỗi năm dội xuống trái đất, tức khoảng 8,64 triệu tia sét mỗi ngày. Chính vì vậy, hiện tượng sét đánh tháp của nhà thờ Thánh Peter trong một ngày giông bão hoàn toàn không có gì lạ.
Theo Dantri
Ai sẽ thay thế Giáo hoàng Benedict XVI?
Cộng đồng 1,1 tỷ giáo dân Thiên chúa La Mã sững sờ sau quyết định từ chức của Giáo hoàng Benedict XVI, và đang hồi hộp chờ đợi hội nghị kín của Hồng y đoàn để xem ai là người kế nhiệm ông.
Ngày 11/2, anh trai của Giáo hoàng Benedict XVI, ông Georg Ratzinger (89 tuổi) cho biết, em trai ông được bác sĩ khuyên không nên công du nước ngoài và cân nhắc việc từ chức từ nhiều tháng trước.
Theo Tòa thánh Vatican, quyết định từ chức của Giáo hoàng Benedict XVI đã khiến chiếc ghế Giáo hoàng bỏ trống từ 28/2 và các thủ tục bầu tân Giáo hoàng sẽ được bắt đầu tiến hành kể từ ngày 1/3. Tuy cuộc họp "Mật nghị Hồng y" bầu Giáo hoàng thứ 266 vẫn chưa được ấn định, nhưng theo Đức ông Lombardi, người phát ngôn của Tòa thánh Vatican, tân Giáo hoàng sẽ có trước lễ Phục sinh (31/3).
Trong tổng số 118 Hồng y tham gia cuộc họp bầu tân Giáo hoàng sắp tới, có khoảng 50% là người châu Âu và có tới 67 Hồng y là do Giáo hoàng Benedict XVI bổ nhiệm. Sau khi từ chức ngày 28/2, Giáo hoàng Benedict XVI sẽ không giữ bất kỳ vai trò nào ở Vatican và cũng không tham gia vào việc bầu chọn người kế nhiệm. Giới truyền thông cho rằng, nhiều khả năng một Hồng y ngoài châu Âu sẽ được bầu làm tân Giáo hoàng và hiện có một số ứng cử viên thay thế Giáo hoàng Benedict XVI.
Theo thống kê, số lượng giáo dân ở Mỹ Latinh hiện chiếm 42% tín đồ Thiên chúa thế giới, gần gấp đôi châu Âu (25%). Giới chuyên môn cho rằng, Mỹ Latinh là nơi có người theo đạo Thiên chúa giáo La Mã lớn nhất thế giới và họ đang hy vọng vị giáo hoàng mới sẽ đến từ khu vực này. Trong số những ứng cử viên nổi bật có Hồng y người Brazil Joao Braz de Aviz, 65 tuổi, là người đứng đầu văn phòng của Vatican và Odilo Pedro Scherer, Tổng giám mục 63 tuổi của Sao Paulo.
Hai ứng cử viên khác là Hồng y người Argentina Leonardo Sandri, người đứng đầu văn phòng phương Đông của Vatican và Jorge Mario Bergoglio, Tổng giám mục của Buenos Aires. Ngoài ra, theo hãng CBS và Reuters, Tổng giám mục New York (Mỹ), Hồng y Timothy Dolan, 62 tuổi, Tổng giám mục Milan (Italia), 71 tuổi, Hồng y Angelo Scola, Hồng y Francis Arinze, 80 tuổi, người Nigeria, Hồng y Peter Turkson, 64 tuổi, người Ghana, Hồng y Marc Ouellet, 68 tuổi, người Canada, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican Tarcisio Bertone, Hồng y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Italia cũng là những ứng cử viên có thể kế nhiệm Giáo hoàng Benedict XVI. Ứng viên sáng giá nhất của châu Âu hiện là Hồng y Angelo Scola của Milan.
Giáo hoàng Benedict XVI.
Hồng y người Mỹ Theodore McCarrick cho rằng, Vatican sẽ lựa chọn những ứng cử viên có được sự thông thái như Giáo hoàng Benedict XVI và uy tín như Giáo hoàng John Paul II. Hồng y Kurt Koch (người Thụy sĩ), Chủ tịch Hội đồng hiệp nhất tín đồ Thiên chúa của Vatican từng trả lời nhật báo Tagesanzeiger rằng: sẽ là một sự tốt lành nếu có những ứng cử viên từ châu Phi hoặc Nam Mỹ được nhắc tới trong Mật nghị Hồng y sắp tới.
Ngày 12/2, hãng AFP cho biết, đạo diễn phim Habemus Papam, ông Nanni Moretti (năm 2011) vô cùng bất ngờ khi phim của mình biết trước việc Giáo hoàng Benedict XVI sẽ từ chức vào ngày 28/2/2013 cho dù trong phim nói về cuộc đời của Hồng y Melville, người đắc cử Giáo hoàng ở Vatican. Ông Nanni Moretti tin rằng, Giáo hoàng Benedict XVI từng xem phim Habemus Papam. Trước đó, trong một cuốn sách xuất bản năm 2010, Giáo hoàng Benedict XVI cho biết, sẽ không do dự trở thành Giáo hoàng đầu tiên tự nguyện thoái vị sau gần 700 năm, nếu cảm thấy không còn đủ sức khỏe thể chất, tinh thần và tâm lý để lãnh đạo Giáo hội Công giáo.
Giáo hoàng Benedict XVI đã dùng máy trợ tim trong nhiều năm. Thông tin này được đưa ra sau khi dư luận cho rằng, Giáo hoàng Benedict XVI từ chức vì một căn bệnh nào đó. Theo tờ Il Sole 24 của Italia, Giáo hoàng Benedict XVI đã trải qua một cuộc phẫu thuật thay thế máy trợ tim cách đây 3 tháng.
Theo tờ Telegraph, sức khỏe của Giáo hoàng Benedict XVI bị giảm sút sau khi bị đột quỵ năm 1991 và kể từ tháng 8/2006, ông thường xuyên phải đi khám bệnh tim. Có tin nói rằng, Giáo hoàng Benedict XVI quyết định từ chức vì không muốn phải đau đớn chống chọi với bệnh tật lúc cuối đời, như người tiền nhiệm là Giáo hoàng John Paul II. Đức giám mục Marcelo Sanchez Sorondo, Hiệu trưởng Học viện Khoa học Giáo hoàng của Vatican cho biết, quyết định từ nhiệm của Giáo hoàng Benedict XVI gây nên một nỗi buồn lớn ở Tòa thánh "vì ngài là một Giáo hoàng vĩ đại". Lãnh đạo nhiều tôn giáo trên thế giới đã bày tỏ sự ngạc nhiên và sửng sốt trước quyết định từ chức đầy bất ngờ của Giáo hoàng Benedict XVI.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ sự ủng hộ và ca ngợi Giáo hoàng Benedict XVI. Trong một tuyên bố bằng văn bản, Tổng thống Barack Obama đã đánh giá cao những hợp tác giữa ông với Giáo hoàng Benedict XVI trong 4 năm qua, đồng thời cho rằng, Giáo hội Thiên chúa giáo đóng vai trò quan trọng đối với Mỹ và thế giới. Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner coi quyết định của Giáo hoàng Benedict XVI chứng tỏ sự khiêm cung khác thường và tình yêu đối với Giáo hội. Tổng thống Pháp Francois Holland coi quyết định của Giáo hoàng Benedict XVI là đáng kính trọng và mang tính nhân văn.
Thủ tướng Anh David Cameron chúc sức khỏe đối với Giáo hoàng Benedict XVI, đồng thời ca ngợi những nỗ lực không mệt mỏi của ông trong việc củng cố mối quan hệ giữa Anh và Giáo hội Thiên chúa giáo. Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi quyết định từ chức của Giáo hoàng Benedict XVI là một tin tức gây xúc động và là một lựa chọn khiến bà phải bày tỏ sự kính trọng ở mức cao nhất của mình. Thủ tướng Australia Julia Gullard đề cập đến những hoàn cảnh khó khăn buộc Giáo hoàng Benedict XVI phải quyết định thoái vị và với quyết định từ nhiệm này, nhân cách khiêm tốn của ngài càng được khuếch đại hơn.
Trong giới lãnh đạo Italia, Thủ tướng tạm quyền Mario Monti là chính trị gia đầu tiên bày tỏ sự ngạc nhiên, sửng sốt trước tuyên bố từ chức bất ngờ của Giáo hoàng Benedict XVI. Tổng thống Giorgio Napolitano cho biết, trong cuộc gặp mới đây nhất với Giáo hoàng Benedict XVI, ông nhận thấy rõ ràng rằng: Giáo hoàng Benedict XVI đã ý thức được gánh nặng công việc đầy khó khăn mà mình đang đảm nhiệm trong khi tuổi cao, sức yếu.
Hồng y Joseph Ratzinger (sinh ngày 16/4/1927 tại Marktl Am Inn, Bavaria, Đức trong một gia đình làm nghề nông lâu đời, có cha làm cảnh sát địa phương) đã trở thành Giáo hoàng Benedict XVI ngày 23/4/2005, là Giáo hoàng thứ 265 trong lịch sử, là Giáo hoàng nói được 10 thứ tiếng, thích nhạc Beethoven, chơi piano giỏi và là Giáo hoàng đầu tiên đến từ nước Đức kể từ thế kỷ 11 và là vị Giáo hoàng thứ 8 của Đức kể từ trước đến nay.
Đăng quang ở tuổi 78, Giáo hoàng Benedict XVI là một trong những Giáo hoàng cao niên nhất trong lịch sử khi được bầu vào năm 2005. Việc Giáo hoàng thoái vị là điều vô cùng hiếm trong lịch sử bởi cách đây gần 700 năm (1415), Giáo hoàng Gregory XII đã thoái vị và hơn 800 năm trước (1294), Giáo hoàng Celestine V từng thoái vị sau 5 tháng giữ chức và qua đời gần 2 năm sau đó.
Theo xahoi
Giáo hoàng kế nhiệm được chọn như thế nào Khi Giáo hoàng qua đời hoặc thoái vị, người kế nhiệm ông sẽ được hội nghị của đoàn giáo chủ bầu ra trong cuộc họp kín tại Nhà thờ Sistine ở Vatican. Cách thức lựa chọn được thay đổi nhiều lần qua nhiều thế hệ Giáo hoàng. Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố sẽ thoái vị trước đoàn Hồng y tại Vatican. Ảnh:...