Series Webgame mới đáng chơi trong tháng 9
Các Webgame chiến thuật, xây nhà vẫn tiếp tục chiếm ưu thế về mặt số lượng.
Dynasty Chronicles
Có lẽ, những tựa game ăn theo cốt truyện xoay quanh một trong những thời kì chiến tranh khốc liệt nhất Trung Hoa – Tam Quốc đã nhiều đến nỗi không thể đếm xuể nổi. Và cũng giống như nhiều Webgame khác, Dynasty Chronicles sẽ giúp bạn trở thành lãnh chúa của một vùng đất nhỏ vào lúc khởi đầu game. Tuy nhiên, bạn sẽ phải biết kết hợp giữa nghệ thuật quân sự (chiến thuật, xây dựng quân đội…) cùng với việc phát triển kinh tế cũng như ngoại giao.
Tất nhiên, game cũng đưa vào rất nhiều các nhân vật có thật trong lịch sử Tam Quốc như Tào Tháo, 3 anh em Lưu – Quan – Trương, các mãnh tướng như Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu hay những mỹ nhân như Điêu Thuyền, Đại Kiều (vợ Tôn Quyền) hay Tiểu Kiều (vợ Chu Du).
Trang chủ:
http://dc.hithere.com/
Earth Eternal
Từ trước tới nay, Earth Eternal vốn luôn được coi là Webgame xuất sắc nhất… nhái theo WoW. Thật vậy, gameplay của Earth Eternal gần như hoàn toàn bắt chước theo những gì mà tựa game ăn khách nhất của Blizzard đã và đang làm.
Earth Eternal có nhiều yếu tố thần thoại Hy Lạp, Ai Cập, Bắc Âu, Ấn Độ, tạo ra cả một thế giới rộng lớn mang màu sắc thần kỳ. Hệ thống nhiệm vụ trong game tuy chưa đa dạng nhưng vẫn vượt trội hơn so với bất kỳ webgame nhập vai nào khác.
Game sử dụng các phím W, A, S, D và chuột để di chuyển nhân vật và góc nhìn, đồ họa 3D sắc sảo, tuy nhiên đôi khi bị lag. Việc nhận và làm nhiệm vụ, đánh quái không khác gì với MMORPG, thế nhưng hệ thống thăng cấp của Earth Eternal phức tạp hơn, game thủ tùy vào sở thích mà đầu tư điểm vào các mục mình thích.
Trang chủ:
http://www.eartheternal.com/
Immortal King
Video đang HOT
Cũng thuộc thể loại chiến thuật, xây dựng công trình giống như Dynasty Chronicles nhưng Webgame Immortal King lại đưa bạn vào thế giới thần thoại Hy Lạp, nơi ta phải đối mặt với các chiến binh nổi tiếng hay thậm chí là các vị thần bất tử.
Khi tham gia vào game, người chơi được quyền lựa chọn vào 1 trong 3 phe: thần Zeus cai quản bầu trời, Hades cai quản địa ngục trong khi Poseidon thống trị đại dương sâu thẳm. Tất nhiên, ở mỗi phe, người chơi được quyền lựa chọn lực lượng quân đội cũng như chiến tướng riêng, với những đặc điểm khác nhau. Có thể thấy, thế chân vạc – kiềng 3 chân rất hay được áp dụng trong các tựa game online.
Trang chủ:
http://ik.game321.com/
Ninjawaz
Ninjawaz là một Webgame mới toanh lấy đề tài về những Ninja thần bí của Nhật Bản. Cách đây không lâu, chúng ta từng được biết tới một Webgame cũng lấy đề tài tương tự là Pocket Ninja (có tin đồn là sẽ được đưa về Việt Nam trong thời gian tới) thì Ninjawaz cũng mang trong mình đầy đủ những nét tương đồng: từ cách chơi (thể loại nhập vai) cho đến đồ họa anime đặc trưng của Nhật.
Hơn thế nữa, Ninjawaz còn là Webgame ăn theo bộ truyện tranh nổi tiếng Naruto & Bleach. Tất cả các nhân vật, quái vật cũng như những đặc trưng quen thuộc nhất của bộ truyện đều được bưng vào Webgame này.
Trang chủ:
http://ninjawaz.lekool.com/
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những yêu sách ngây ngô và viển vông của game thủ Việt
Dĩ nhiên, chúng hầu hết đều đến từ mục đích tốt đẹp chứ không mấy khi xấu xa.
Trong 7 năm tồn tại của game online Việt Nam, có lẽ không ai có thể đếm được số lượng những yêu cầu mà người chơi đóng góp cho NPH. Đó có thể chỉ là một phút ngẫu hứng tức thời, hoặc cũng có thể mang tâm huyết không nhỏ.
Dĩ nhiên, mọi ý tưởng dành cho game đều đáng quý và cần được tôn trọng, nhưng trong nhiều trường hợp, người xem/nghe vẫn không thể nhịn được cười do sự ngây ngô cũng như tính bất khả thi của nó. Hãy điểm qua một số tình huống như vậy.
Bỏ F2P và chuyển hết sang P2P
Đây là sáng kiến thường gặp nhất, thậm chí trở thành một phong trào trên các forum game trong nước. Nói một cách dễ hiểu thì sau sự hoành hành quá lớn của "đại gia" in-game, game thủ Việt muốn đòi lại sự cân bằng bằng cách bỏ miễn phí giờ chơi sang tính phí giờ chơi tất cả các MMO nội địa. Từ đó vô hình chung dẫn tới việc cash-shop biến mất.
Phong trào F2P thay thế P2P đang lan rộng trên toàn cầu chứ không riêng VN.
Nghe qua khá nhiều người sẽ cảm thấy hợp lý vì họ thường không phải là dân kinh doanh, còn đối với hầu hết NPH tại thị trường game Việt lúc này, thu phí giờ chơi nghĩa là tự sát. Quá khứ P2P huy hoàng mà VLTK có được chỉ là vì lúc bấy giờ thị trường trò chơi trực tuyến còn mới mẻ, chưa nhiều cạnh tranh, khác xa với bây giờ.
Nên nhớ, ngay cả trên các thị trường MMO nổi trội trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ... xu thế F2P đang ngày càng lấn át P2P. Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định rằng chẳng bao lâu nữa cách thu phí giờ chơi sẽ tuyệt chủng, chẳng thế mà thời gian qua hàng loạt MMO bất ngờ rũ bỏ hình tượng cũ để mở thêm phiên bản chơi không mất tiền.
Game thuần Việt phải "thuần 100%"
Đây là yêu cầu mà không ít game thủ nêu ra mỗi khi nói về các dự án MMO thuần Việt, họ thường cho rằng việc sử dụng engine nước ngoài để làm game thì không thể coi là sản phẩm của trí tuệ Việt. Số khác lại khẳng định không cần mua engine, các kỹ sư trong nước cũng có thể phát triển được game hay, xứng đáng với chữ "thuần".
Tự sản xuất engine là nhiệm vụ gần như bất khả thi với các NSX trong nước.
Tuy nhiên chưa nói tới sự thật trên thế giới là việc sử dụng engine mua sẵn là rất bình thường, chỉ tính riêng việc yêu cầu một studio nội địa tự sản xuất engine riêng đã là viển vông và ngoài tầm sức lực (kể cả đó chỉ là engine để làm game 2D chứ chưa nói tới 3D). Dĩ nhiên đã có vài nhóm "cải biên" một engine mã nguồn mở cho tốt hơn hơn nhưng cũng không thể nói là họ tự sáng tạo từ đầu.
Nói chung, lúc này ngay đến yêu cầu về một MMO thuần Việt có khả năng cạnh tranh được với hàng ngoại đã là vấn đề cực kỳ khó khăn, nếu không muốn nói là nan giải. Vì thế tốt nhất nên tập trung giải quyết bài toán ấy cái đã.
Mở cả server "hack" lẫn server "no-hack"
Nội dung chủ đạo của ý tưởng này là yêu cầu NPH lập 2 loại máy chủ, một bên cho hacker hoạt động thoải mái và một bên cho người chơi bình thường. Mục đích cuối cùng là để game thủ gian lận có chỗ để thỏa mãn sở thích của mình, trong khi đó người ghét hack vẫn an toàn.
Không thể chống hack bằng cách... tạo điều kiện cho hack.
Có thể dễ dàng tìm thấy không ít đóng góp như thế này trong cộng đồng Đột Kích Việt Nam, nhất là mỗi khi nạn hacker bùng lên mà không có cách giải quyết triệt để. Nghe qua nó khá "logic" nhưng chỉ cần vài giây suy nghĩ ai cũng phải bật cười vì quá... ngây thơ.
Không NPH nào trên thế giới làm chuyện tào lao như vậy vì bỗng dưng họ phải tốn thêm một server để chứa chấp hack, trong khi thừa biết rằng chẳng ma nào mò vào lãnh địa ấy, ngay cả hacker. Đơn giản vì tâm lý kẻ gian lận chỉ "sướng" khi hành hạ ai đó chơi đẹp, chứ bản thân chúng chẳng vui vẻ gì khi so tài ai hack giỏi hơn.
Tạc tượng người nổi tiếng in-game
Đây không phải là điều gì xa lạ vì nếu còn nhớ, hồi cuối năm ngoái cộng đồng Granado Espada Việt Nam đã đề xuất ý kiến tạc tượng giáo sư Ngô Bảo Châu vào trò chơi để ghi nhận thành quả của ông. Dĩ nhiên, đề xuất ấy cũng hoàn toàn xuất phát từ tình cảm lành mạnh và đáng được tôn trọng.
Không phải ai nổi tiếng cũng có thể đưa vào game.
Thế nhưng đa phần người chơi khác đều tỏ ý phản đối, đơn giản vì hầu hết những người nổi tiếng ngoài xã hội như ca sỹ, diễn viên, nhà khoa học... đều chẳng liên quan gì tới thế giới trò chơi, đó là chưa kể tới việc họ có cho phép mang hình ảnh của mình vào game online hay không.
Phải biết rằng việc tạc tượng khác với xây dựng một NPC dựa theo nhân vật nào đó ngoài đời, vì khi đã thành tượng đài thì đồng nghĩa với việc họ phải là danh nhân lịch sử tầm cỡ quốc gia hoặc thế giới. Nếu làm không cẩn thận có thể dẫn tới bôi nhọ hình tượng và bị phạt không chừng.
Khóa IP những đối tượng chơi "bẩn"
Như đã trình bày ở trên, nạn hack trong game online Việt Nam đã tồn tại nhiều năm nay, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều hành vi không đẹp khác như chửi tục, spam kênh chat, PK vô độ... khiến thế giới ảo xấu đi trong mắt người chơi.
Khóa IP là điều không hề đơn giản.
Vì thế đã từng có nhiều ý kiến cho rằng NPH nên khóa IP những ai xâm phạm giới luật trên. Như vậy chúng sẽ không thể login vào một tài khoản khác (khi tài khoản chính bị khóa) để tiếp tục lộng hành.
Trên thực tế, việc khóa IP người chơi không hề đơn giản, nhất là khóa một cá nhân đơn lẻ, thông thường việc này thuộc về các ISP chứ NPH không đóng vai trò gì. Hơn nữa, nhiều trường hợp cả quán net sẽ không thể truy cập được chỉ vì một kẻ gian lận, điều này quá mất công bằng và có thể dẫn tới phá sản game nhanh chóng.
Gắn Sử Việt vào game kiếm hiệp TQ
Đó là ý tưởng của một game thủ nhằm phản bác lại nhận định rằng quá khó dùng Sử Việt Nam làm cốt truyện cho trò chơi, trong khi Sử Trung Quốc thì dễ hơn nhiều. Theo anh, việc đưa yếu tố này vào game là chuyện rất dễ dàng nhờ thừa hưởng sẵn những tính năng "hao hao" giống.
Đưa Sử Việt vào game Trung Quốc sẽ tạo nên một món lẩu thập cẩm không ra gì.
Thí dụ như trong Võ Lâm Truyền Kỳ, chắc ai cũng biết về hoạt động Phong hỏa liên thành. Người chơi sẽ tham gia thủ thành trong vòng hai giờ trước quân địch là các NPC xuất hiện liên tục. Như vậy có thể tạo một bản đồ thủ phòng tuyến Như Nguyệt tương tự, nơi người chơi sẽ tham gia hóa thân thành binh lính Đại Việt, đánh lui các cuộc tấn công NPC quân Tống.
Nghe qua thì đóng góp này khá hay và có ích, thế nhưng phải biết rằng các NPH Việt Nam chẳng thể làm gì để thay đổi game như vậy, họ buộc phải thông qua NSX, mà NSX thì chẳng dễ dàng gì nghe theo. Ngoài ra chẳng thể có chuyện thay đổi tên chiến trường trong khi các môn phái vẫn giữ nguyên theo Trung Quốc như Thiếu Lâm, Nga My.
Đó là chưa kể nếu chẳng may làm sai lệch với lịch sử thì trách nhiệm đổ lên đầu doanh nghiệp là rất lớn, họ chẳng dại gì đâm đầu vào mớ bòng bong này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Top game PC Console đáng chơi nhất Hè 2011 (Phần kết) Không ít những tác phẩm hay đã được ra mắt để những người yêu thích game có thể thưởng thức trong thời gian rảnh rỗi dịp hè. Catherine (PS3, X360 - 26/07) Khác với thương hiệu Persona, trong tựa game Catherine lần này, Atlus mang đến cho người chơi những trải nghiệm kinh dị mà nhân vật chính trong đó là anh chàng...