Serbia và Kosovo tiến gần hơn tới bình thường hóa quan hệ
Vùng lãnh thổ Kosovo đã đồng ý trao quyền tự trị lớn hơn cho người thiểu số Serb, một bước mở đường tới việc bình thường hóa quan hệ với Belgrade.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tham dự cuộc họp nội các của chính phủ Serbia ở Belgrade vào ngày 23/1/2023. Ảnh: AFP
Theo đài RT, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 18/3 tuyên bố rằng Serbia và khu vực ly khai Kosovo đã đạt được tiến bộ trong việc bình thường hóa quan hệ và đạt được thỏa thuận về một số điểm quan trọng. Ông Vucic cho biết thêm Pristina đã đồng ý thành lập Cộng đồng Các đô thị của người Serb (CSM) và tổ chức này sẽ trao quyền tự chủ lớn hơn cho người thiểu số Serb ở một số khu vực của Kosovo.
Phát biểu sau cuộc họp cấp cao ở Ohrid, Bắc Macedonia, với sự tham dự của Thủ tướng Kosovo Albin Kurti và nhà ngoại giao hàng đầu của EU Josep Borrell, Tổng thống Vucic nói rằng mặc dù ông “chưa ký kết bất cứ điều gì hôm nay,” nhưng các bên “đã đạt được tiến bộ tốt trong một bầu không khí xây dựng”.
“Đó không phải là D-day, nhưng đó là một ngày tốt”, ông Vucic tổng kết, “Một số điểm mà chúng tôi đã nhất trí này sẽ trở thành một phần của khuôn khổ đàm phán cho mỗi bên. Hội đồng châu Âu sẽ đánh giá kế hoạch thực hiện đã đạt được bao nhiêu và sẽ phải mở rộng ra sao”.
Ông nhấn mạnh rằng Belgrade rất coi trọng việc thành lập Cộng đồng Các đô thị của người Serb: “Đó là lý do tại sao tôi thực sự hạnh phúc. Người ta nói rằng việc hình thành CMS nên được bắt đầu ngay lập tức, nhưng tôi không biết liệu Pristina có làm điều đó hay không.”
Video đang HOT
Tổng thống Serbia nói thêm: “Nếu chúng ta muốn kiên trì trên con đường của châu Âu, sự tiến bộ của chúng ta cũng sẽ được đánh giá cao trong việc thực hiện những gì tôi đã nói với các bạn tối nay”.
Tiến trình trên cũng đã được xác nhận bởi quan chức phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU), Josep Borrell. “Các bên đã hoàn toàn cam kết tôn trọng tất cả các điều khoản của thỏa thuận và thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của họ một cách nhanh chóng và thiện chí”, ông Borrell viết trên Twitter.
Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập vào năm 2008 với sự ủng hộ của Mỹ và nhiều đồng minh. Khu vực ly khai này không được một số quốc gia công nhận, trong đó có Nga, Trung Quốc và chính Serbia.
Cuối tháng 2 vừa qua, EU đã công bố đề xuất của Pháp-Đức về “con đường bình thường hóa” quan hệ giữa Serbia và Kosovo.
EU đã nhất quyết yêu cầu Serbia công nhận nền độc lập của Kosovo như một điều kiện tiên quyết để gia nhập khối.
Theo văn bản đề xuất được công bố, Serbia và Kosovo sẽ “phát triển mối quan hệ láng giềng tốt, bình thường với nhau trên cơ sở quyền bình đẳng”, bao gồm trao đổi “các cơ quan đại diện thường trực” và công nhận các biểu tượng quốc gia của nhau cũng như các giấy tờ như hộ chiếu, văn bằng, biển số xe và tem hải quan.
EU cũng tuyên bố cuộc đối thoại giữa Serbia và Kosovo sẽ “được hướng dẫn bởi các mục tiêu và nguyên tắc đặt ra trong Hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt là những nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia, tôn trọng độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết, quyền tự quyết của họ. bảo vệ nhân quyền và không phân biệt đối xử.”
Serbia khẳng định theo đuổi đàm phán "bình thường hóa" với Kosovo
Phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Quốc hội, Tổng thống Serbia nhấn mạnh: "Tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) là mối quan tâm sống còn đối với chúng ta."
Các binh sỹ NATO tại một trạm kiểm soát trên con đường gần cửa khẩu biên giới Jarinje phía bắc Kosovo, dọc biên giới Kosovo- Serbia, ngày 18/12/2022. (Nguồn: AP)
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 2/2 tuyên bố nước này cần tiếp tục các cuộc đàm phán với Kosovo về bình thường hoá quan hệ trong khuôn khổ khung kế hoạch hoà bình mới nhất của cộng đồng quốc tế để theo đuổi con đường trở thành thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Quốc hội Serbia, Tổng thống Vucic nhấn mạnh: "Tư cách thành viên EU là mối quan tâm sống còn đối với chúng ta."
Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008. Trong những năm qua, hai bên đã tiến hành các cuộc đàm phán bình thường hoá quan hệ dưới sự hoà giải của EU. Đàm phán thành công được coi là chìa khoá để Serbia và Kosovo gia nhập EU.
Tháng trước, các đặc phái viên của EU, Mỹ, Đức, Pháp và Italy đã gặp các nhà lãnh đạo của cả hai bên để cố gắng thuyết phục họ ký một thỏa thuận 11 điểm nhằm xoa dịu căng thẳng kéo dài kể từ cuộc xung đột 1998-1999.
Theo kế hoạch, Serbia và Kosovo sẽ mở văn phòng đại diện tại thủ đô của nhau và cùng làm việc để giải quyết các vấn đề tồn tại.
Serbia sẽ không bắt buộc phải công nhận độc lập của Kosovo, nhưng sẽ phải dừng vận động hành lang chống lại tư cách thành viên của Kosovo trong các tổ chức quốc tế.
Tổng thống Vucic cho rằng mặc dù kế hoạch như vậy cho Serbia rất ít lựa chọn, nước này cần phải tiếp tục đàm phán. Ông khẳng định: "Điều quan trọng không phải là chúng ta được gì, mà là chúng ta sẽ mất gì".
EU cảnh báo leo thang bạo lực sau khi đàm phán Serbia và Kosovo thất bại Căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đã bùng phát trở lại, có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất giữa hai bên trong những năm gần đây. Từ trái sang: Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell, Đặc phái viên EU về Đối thoại Kosovo-Serbia Miroslav Lajcak và nhà...