Serbia và Croatia tranh cãi vì lệnh cấm vận dầu của EU với Nga
Gói trừng phạt thứ 8 của EU áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga, theo đó các nước Tây Balkan sẽ không được miễn trừ, trái với một số kỳ vọng trước đó.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: aa.com.tr
Theo trang tin EURACTIV.com ngày 7/10, quyết định của EU cấm vận chuyển dầu của Nga tới Serbia đã dẫn đến một cuộc tranh cãi gay gắt dữ giữa các nhà lãnh đạo của Serbia và Croatia bên lề hội nghị thượng đỉnh quốc tế đang diễn ra ở Praha, CH Séc.
Gói trừng phạt thứ 8 của EU áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga, theo đó các nước Tây Balkan sẽ không được miễn trừ, trái với một số kỳ vọng trước đó.
Video đang HOT
Serbia – một ứng cử viên của EU và là một trong số ít quốc gia châu Âu không tham gia lệnh trừng phạt Nga của phương Tây – nhập khẩu tất cả dầu từ Nga, nước mà Gazprom cũng kiểm soát công ty khai thác dầu chính của Serbia, NIS.
Cho đến gần đây, Serbia vẫn hy vọng rằng nhà điều hành đường ống của Croatia JANAF sẽ tiếp tục vận chuyển dầu thô của Nga, được đưa đến Croatia trên các tàu chở dầu, tới NIS, theo thỏa thuận đã ký hồi tháng 1/2022. Nhưng điều này đã kết thúc với lệnh trừng phạt mới nhất.
Trước cuộc họp khai mạc của Cộng đồng Chính trị châu Âu tại Praha, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói với các phóng viên rằng Croatia đã “khoe khoang và ghi nhận lệnh cấm hoàn toàn đối với vận chuyển dầu của Nga, nhưng Zagreb sẽ không thể khiến Serbia áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva”.
Trước đó, phát biểu trên kênh truyền hình Serbia, Thủ tướng nước này Ana Brnabić tuyên bố “đây là một hành động thù địch công khai của Croatia chống lại Serbia”.
Đáp lại, Thủ tướng Croatia Andrej Plenković cho biết tại Praha rằng lệnh cấm dầu không phải là quyết định của riêng Croatia. “Đó không phải là quan điểm của chúng tôi; đó là lập trường của EU. Các quốc gia tham dự hội nghị trước hết nên tôn trọng chế độ trừng phạt Nga và thể hiện tình đoàn kết với Ukraine”, ông Plenković nói.
Theo ông Plenković, Serbia vẫn có thể nhập khẩu dầu từ bất kỳ đâu “ngoại trừ Nga, vận chuyển đến cảng Adriatic của chúng tôi và qua đường ống của chúng tôi tới Serbia mà không gặp bất kỳ vấn đề gì”.
Nhưng ông Plenković nhắc lại rằng mối quan hệ của Belgrade với Moskva ngày càng gây ra mối quan ngại đối với ky vọng của EU. “Serbia không thể mong đợi sự tiến bộ trên con đường hội nhập châu Âu của mình trong khi không tôn trọng các biện pháp trừng phạt Nga”, ông Plenković nêu rõ.
Nga khẳng định tiếp tục cung cấp khí đốt cho Serbia
Điện Kremlin thông báo, trong cuộc điện đàm ngày 29/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Serbia Aleksandar Vucic nhất trí rằng Moskva sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên cho Serbia và hai nước sẽ thúc đẩy mối quan hệ đối tác.
Công nhân vận hành trạm bơm tại giếng dầu Gremikhinskoye ở phía Đông Izhevsk, LB Nga. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo Điện Kremlin, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về vấn đề Ukraine và Kosovo.
Đầu tháng 5 vừa qua, Tổng thống Serbia thừa nhận nền kinh tế của nước này hoàn toàn phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Ông Vucic nói rằng trong khi 55% nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Đức là nhập khẩu của Nga thì Serbia cũng như nhiều quốc gia khác lại phụ thuộc đến 100%. Dựa trên tình hình thế giới hiện nay, đảm bảo nguồn cung năng lượng đang trở thành một vấn đề quan trọng đối với Belgrade. Do vậy, với việc hợp đồng dài hạn trước đó sẽ hết hạn vào ngày 31/5, Chính phủ Serbia đã đàm phán để mua khí đốt của Nga với mức giá tốt.
Nhà lãnh đạo Serbia cho biết thêm mặt hàng dầu mỏ Nga cũng chiếm hơn 60% lượng nhập khẩu của nước này trong tháng 4. Ông đồng thời nhấn mạnh Belgrade không có lựa chọn nào khác để thay thế nguồn cung khí đốt tự nhiên của Moskva.
Mặc dù đang nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu, nhưng Serbia cũng đang tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự với Nga.
Serbia bắt đầu đàm phán với Nga về hợp đồng khí đốt dài hạn mới Serbia đã bắt đầu đàm phán với Gazprom về một hợp đồng khí đốt dài hạn mới, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết trong một bài phát biểu đặc biệt trước quốc gia này hôm thứ Sáu 6/5. Ảnh minh họa "Đối với khí đốt, chúng tôi đang bắt đầu các cuộc trò chuyện với Gazprom về việc mua khí đốt. Chúng...