Serbia tái khẳng định sẽ không gia nhập NATO
Tổng thống Serbia Aleksandar Vui hôm 9/8 khẳng định nước này sẽ không có ý định gia nhập NATO hay bất cứ liên minh quân sự nào khác.
Phát biểu tại một lễ khởi công dự án xây cầu cạn đường sắt qua sông Danube, Tổng thống Vui cho biết Serbia sẽ luôn trung lập về quân sự, muốn tự do chứ không bị phụ thuộc vào bất cứ ai trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Chính vì vậy ông nhấn mạnh Serbia sẽ tự quan tâm tới an ninh và phát triển quân đội cho riêng mình.
Tổng thống Aleksandar Vui muốn Serbia tự chủ về mặt quân sự. Ảnh: Tanjug
Video đang HOT
Tuyên bố của ông Vui được đưa ra sau khi ba đảng lớn nhất nước láng giềng Bosnia & Herzegovina đồng ý thành lập chính phủ mới với định hướng gia nhập NATO trong tương lai. Tổng thống Vui nói rằng đó là vấn đề của Bosnia & Herzegovina và Serbia không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của nước láng giềng.
Đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo Serbia khẳng định quan điểm không có ý định gia nhập liên minh quân sự nối hai bờ đại dương bất chấp tham vọng của các nước láng giềng Tây Balkan. Đã 20 năm trôi qua kể từ cuộc không kích của quân đồng minh NATO vào Liên bang Nam Tư cũ, trong đó có Serbia, người dân Serbia vẫn còn bị ám ảnh bởi hậu quả của nó.
Trong lễ kỷ niệm 20 năm vụ không kích của NATO đầu năm nay, Tổng thống Vui mô tả đây là một hành động xâm lược chống lại người dân Serbia và Serbia sẽ không bao giờ quên điều mà ông gọi là tội ác do liên quân gây ra. Mặt khác, ông cũng muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Serbia và NATO để tránh một thảm kịch tương tự sẽ xảy ra trong tương lai.
Về phần mình, NATO cho biết họ hoàn toàn tôn trọng chính sách trung lập về quân sự của Serbia, đồng thời ủng hộ cải cách thể chế, dân chủ và quốc phòng tại Serbia thông qua cơ chế đối thoại chính trị và hợp tác song phương./.
Theo Hữu Bình/VOV-Praha
Serbia thừa nhận để mất Kosovo
Serbia phải thừa nhận rằng nước này không còn kiểm soát tình hình ở Kosovo, PTC dẫn lời của Tổng thống Alexander Vucic trong bài phát biểu của ông trước quốc hội.
Điểm tham quan tốt nhất ở kosovo - pháo đài tiên phong.
Ông cũng nhấn mạnh rằng Serbia cần phải chọn cách thức phát triển mối quan hệ với Kosovo: "hoặc giữ xung đột đóng băng", hoặc thiết lập mối liên hệ.
Tổng thống nhấn mạnh: "Tôi quyết định không tiếp tục dối trá và tự đánh lừa mình. Tôi đã nói với tất cả rằng không có chính quyền ở Serbia, không có chính phủ của chúng ta ở Kosovo Metohija, và điều này rất cần thiết đối với các ngành y tế và giáo dục, và chúng ta phải chấm dứt lừa dối chính người dân trong xã hội của mình".
Đồng thời, tổng thống Serbia nói rằng bản thân ông ủng hộ việc cải thiện quan hệ với nước cộng hòa không được công nhận.
Bài phát biểu của ông Vucic trước quốc hội và quốc gia về tình hình ở Kosovo và Metohija kéo dài hơn hai giờ. Trong bài phát biểu, ông đã cảm ơn Nga và tổng thống Vladimir Putin đã giúp đỡ trong vấn đề này.
"Tôi muốn cảm ơn Nga và cá nhân Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin vì đã giúp đỡ Serbia nhiều lần trong quá trình chấp nhận, đúng hơn là không chấp nhận những tuyên bố khác nhau cũng như các hành vi pháp lý khác, chủ yếu nhằm chống lại Cộng hòa Serbia, cảm ơn ông Putin đã giúp đỡ trong các cuộc trò chuyện với các quốc gia khác về việc không công nhận sự độc lập của Kosovo", ông Vucic nói.
Theo Danviet
Serbia không công nhận Crimea vì sợ há miệng mắc quai Ông nói thêm rằng Serbia không ủng hộ lệnh trừng phạt chống Nga do phương Tây áp đặt. Theo lời Tổng thống, Matxcơva và Belgrade vẫn có quan hệ tốt. Tổng thống Serbia Serbia Aleksandar Vui. Nhà lãnh đạo Serbia Aleksandar Vui đã giải thích lý do tại sao Belgrade không thể công nhận Crimea là của Nga. Theo lời ông, nếu Serbia...