Serbia kiên quyết không áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga
Serbia đã phải chịu đựng “những áp lực khủng khiếp nhất” trong lịch sử hiện đại của nước này kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: Jutarnji.hr
Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu mới đây dẫn lời Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nhắc lại rằng, Serbia sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga do cuộc xung đột ở Ukraine.
“Serbia có thể thay đổi quan điểm của mình về việc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga chỉ khi rơi vào tình thế nguy hiểm ‘ngàn cân treo sợi tóc’ theo đúng nghĩa đen. Hiện tại, điều đó không xảy ra”, ông Vucic nói sau một cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Ông Vucic chia sẻ rằng Serbia đã phải chịu đựng 270 ngày “áp lực khủng khiếp nhất” trong lịch sử hiện đại của nước này kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra. “Không ai hiểu rõ hơn tôi vì không ai có những liên hệ trực tiếp ở châu Âu và thế giới như tôi. Tôi biết rõ nhất chúng tôi có thể làm những gì”, ông Vucic nêu rõ.
Video đang HOT
Cho đến nay, Serbia đã kiềm chế không áp đặt các biện pháp trừng phạt Moskva nhưng phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng về sự trung lập.
Liên minh châu Âu (EU) đã liên tục gây sức ép lớn với Serbia, buộc nước này phải chọn giữa EU và Nga liên quan đến các lệnh trừng phạt Moskva.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết Serbia nên tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga nếu nước này nghiêm túc về tư cách thành viên EU trong tương lai.
“Điều quan trọng là [Serbia] phải song hành với chính sách đối ngoại và an ninh của chúng tôi. Tóm lại, gia nhập EU có nghĩa là chia sẻ các giá trị của chúng tôi”, bà Leyen nói với Tổng thống Vucic tại Belgrade hồi cuối tháng 10 vừa qua.
Bất chấp những áp lực của EU, Tổng thống Vucic vẫn duy trì mối quan hệ thân thiện với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Ông Vucic khẳng định lại sự ủng hộ của Serbia đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và cũng đã bỏ phiếu phản đối việc Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ Ukraine tại Liên hợp quốc vào ngày 13/10.
Nhưng ông Vicic đã đưa ra một nhận xét sâu sắc về sự ủng hộ của phương Tây đối với nền độc lập của Kosovo, tín hiệu về những căng thẳng tiềm ẩn.
“Đôi khi chúng tôi tự hỏi, tại sao sự toàn vẹn lãnh thổ của Serbia không được tôn trọng?”, ông Vucic đặt nghi vấn.
Giới chức ngoại giao và quốc phòng EU thảo luận về an ninh quốc tế
Trong các ngày 14-15/11, Hội đồng Đối ngoại và Quốc phòng Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Brussels, Bỉ, với nhiều nội dung lớn cần bản thảo.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell phát biểu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, phát biểu với báo giới, Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại, ông Josep Borrell, cho biết trong ngày 14/11, Hội đồng Đối ngoại và Quốc phòng EU sẽ đưa ra quyết định khởi động Sứ mệnh Huấn luyện, hỗ trợ quân sự cho quân đội Ukraine (EUMAM). Nhiệm vụ sẽ được triển khai trong vài tuần tới tại Ba Lan và Đức, với mục tiêu huấn luyện khoảng 15.000 binh sĩ Ukraine.
Chủ đề thứ hai sẽ được thảo luận là tình hình Tây Balkan. Theo quan chức EU, châu Âu đang bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng mới liên quan đến vấn đề vùng lãnh thổ Kosovo của Serbia. Do đó, các nước cần thảo luận về cách thức tháo gỡ khủng hoảng và tìm kiếm một cách tiếp cận mang tính cấu trúc.
Ngoài ra, hồ sơ hạt nhân Iran cũng được đưa vào chương trình nghị sự, trong đó có việc thảo luận về một gói trừng phạt mới và việc khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và các cường quốc thế giới.
Ngoài 3 vấn đề trên, Hội đồng Đối ngoại và Quốc phòng EU cũng xem xét tình hình an ninh ở khu vực Hồ Lớn của châu Phi.
Căng thẳng sắc tộc bùng phát trở lại ở Bắc Kosovo Hàng trăm người dân tộc Serbia đã biểu tình ở khu vực phía Bắc Kosovo ngày 6/11 khi tranh cãi về vấn đề biển số xe làm gia tăng căng thẳng đang diễn ra giữa Serbia và Kosovo. Người Serbia ở Kosovo biểu tình ở đô thị Bắc Mitrovica ngày 6/11/2022. Ảnh: AFP Quyết định của chính quyền Kosovo về việc cấm dần...