Serbia không gia nhập NATO và CSTO
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic khẳng định nước này vẫn giữ lập trường trung lập về quân sự và sẽ không tham gia khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) hay Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể ( CSTO).
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: EPA
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/11, ông Vucic nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ không thay đổi chính sách của mình với Nga. Chúng tôi tiếp tục duy trì mối quan hệ anh em, chúng tôi sẽ không gia nhập NATO hay CSTO”.
Video đang HOT
Theo ông, Serbia sẽ không thay đổi lập trường, đồng thời nước này sẽ đấu tranh để giữ tính trung lập quân sự nhằm bảo vệ lãnh thổ và không phận, tăng cường hoạt động tình báo và chống phản gián.
Tổng thống Serbia cho biết trong hai tháng tới, ông sẽ ban hành một đạo luật chung xác định đường lối chính sách đối nội và đối ngoại theo chủ trương trung lập của nước này.
Trước đó, phát biểu trong cuộc gặp với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg hồi tháng 9, Tổng thống Moldova Igor Dodon khẳng định tính trung lập của đất nước ông không cho phép Moldova gia nhập bất kỳ liên minh quân sự nào, trong đó có NATO.
Về phần mình, ông Stoltenberg đã đảm bảo với ông Dodon rằng NATO hoàn toàn ủng hộ và tôn trọng tính trung lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Moldova.
Theo Hoàng Trang/Báo Tin tức
Serbia tái khẳng định sẽ không gia nhập NATO
Tổng thống Serbia Aleksandar Vui hôm 9/8 khẳng định nước này sẽ không có ý định gia nhập NATO hay bất cứ liên minh quân sự nào khác.
Phát biểu tại một lễ khởi công dự án xây cầu cạn đường sắt qua sông Danube, Tổng thống Vui cho biết Serbia sẽ luôn trung lập về quân sự, muốn tự do chứ không bị phụ thuộc vào bất cứ ai trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Chính vì vậy ông nhấn mạnh Serbia sẽ tự quan tâm tới an ninh và phát triển quân đội cho riêng mình.
Tổng thống Aleksandar Vui muốn Serbia tự chủ về mặt quân sự. Ảnh: Tanjug
Tuyên bố của ông Vui được đưa ra sau khi ba đảng lớn nhất nước láng giềng Bosnia & Herzegovina đồng ý thành lập chính phủ mới với định hướng gia nhập NATO trong tương lai. Tổng thống Vui nói rằng đó là vấn đề của Bosnia & Herzegovina và Serbia không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của nước láng giềng.
Đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo Serbia khẳng định quan điểm không có ý định gia nhập liên minh quân sự nối hai bờ đại dương bất chấp tham vọng của các nước láng giềng Tây Balkan. Đã 20 năm trôi qua kể từ cuộc không kích của quân đồng minh NATO vào Liên bang Nam Tư cũ, trong đó có Serbia, người dân Serbia vẫn còn bị ám ảnh bởi hậu quả của nó.
Trong lễ kỷ niệm 20 năm vụ không kích của NATO đầu năm nay, Tổng thống Vui mô tả đây là một hành động xâm lược chống lại người dân Serbia và Serbia sẽ không bao giờ quên điều mà ông gọi là tội ác do liên quân gây ra. Mặt khác, ông cũng muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Serbia và NATO để tránh một thảm kịch tương tự sẽ xảy ra trong tương lai.
Về phần mình, NATO cho biết họ hoàn toàn tôn trọng chính sách trung lập về quân sự của Serbia, đồng thời ủng hộ cải cách thể chế, dân chủ và quốc phòng tại Serbia thông qua cơ chế đối thoại chính trị và hợp tác song phương./.
Theo Hữu Bình/VOV-Praha
Serbia từ bỏ ý định mua hệ thống S-400 của Nga Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 6/11 cho biết, Serbia không có ý định mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Chia sẻ với kênh RTS TV, ông Vucic nói: "Đó là một loại vũ khí ấn tượng, song, chúng tôi không có ý định mua S-400 bởi vì chúng tôi không...