Serbia gia hạn thỏa thuận khí đốt với Nga
Serbia chuẩn bị gia hạn thỏa thuận khí đốt với Nga, kéo dài sự phụ thuộc vào nguồn cung của Moskva giữa bối cảnh EU nỗ lực giảm thiểu phụ thuộc năng lượng từ Nga.
Dù có kế hoạch bổ sung nguồn cung từ Azerbaijan và phát triển năng lượng tái tạo, Serbia vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn khí đốt Nga.
Một cơ sở khai thác khí đốt ở gần thành phố Novy Urengoi, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Serbia đang chuẩn bị gia hạn thỏa thuận khí đốt với Nga thêm một năm. Theo nhà phân tích Fuad Shahbazov từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Azerbaijan, Phó Thủ tướng Serbia Aleksandr Vulin đã gợi ý về việc này tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở Vladivostok hồi tháng 9 vừa qua.
Thỏa thuận ban đầu được ký vào tháng 5/2022, ngay sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Điều đáng chú ý là Moskva đã đồng ý ký kết với những điều kiện có lợi cho Belgrade, trong khi lại cắt nguồn cung cho Phần Lan, Ba Lan và Bulgaria.
Hiện nay, Nga đang cung cấp 2 tỷ mét khối khí đốt qua đường ống TurkStream đoạn Balkan với công suất tối đa. Mặc dù EU đang tìm kiếm nguồn cung thay thế để giảm phụ thuộc vào Nga, nhưng một số nước thành viên như Hungary, Slovakia và Áo, cùng với Serbia vẫn duy trì hợp tác năng lượng với Moskva.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, Serbia cũng đã có động thái đa dạng hóa nguồn cung. Từ năm 2024, Azerbaijan bắt đầu cung cấp 400 tỷ mét khối khí đốt cho Serbia. Thêm vào đó, một thỏa thuận bổ sung sẽ cung cấp thêm 1 triệu mét khối mỗi ngày từ tháng 11/2024 đến tháng 4/2025.
Tuy nhiên, lượng khí đốt từ Azerbaijan chỉ đáp ứng chưa đến 15% nhu cầu của Serbia. Vì vậy, Gazprom của Nga vẫn là nguồn cung chính. Thực tế này khó thay đổi trong ngắn hạn bởi các công ty năng lượng chính của Serbia đều thuộc sở hữu đa số của Nga.
Nhìn về tương lai, Serbia đặt mục tiêu phát triển năng lượng xanh với công suất hơn 1.500 megawatt vào năm 2026, theo Kế hoạch Năng lượng và Khí hậu Quốc gia nước này. Nếu thực hiện thành công, điều đó sẽ giúp Belgrade giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là từ Nga.
Tuy nhiên, việc Nga dự kiến giảm doanh thu từ dầu khí xuống còn 117,53 tỷ USD trong giai đoạn 2025-2027 có thể khiến Moskva xem xét lại mức giá khi gia hạn hợp đồng với Serbia vào năm 2025. Điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ năng lượng giữa hai nước trong tương lai.
Nga đề nghị châu Âu đàm phán với Ukraine về thỏa thuận vận chuyển khí đốt
Theo mạng tin Oilprice.com ngày 7/11, Nga đã đề xuất rằng các nước châu Âu nên đàm phán trực tiếp với Ukraine về việc tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên thông qua đường ống dẫn khí đốt của Ukraine sau khi thỏa thuận hiện tại hết hạn vào cuối năm 2024.
Một cơ sở dự trữ khí đốt ở Zsana, Hungary. Ảnh: THX/TTXVN
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, người phụ trách chính sách năng lượng của Nga, nêu rõ Moskva sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine, nhưng nhấn mạnh: "Việc này không phụ thuộc nhiều vào chúng tôi, vì vậy có lẽ điều này nên được đàm phán trực tiếp giữa người dùng và quốc gia quá cảnh để được cung cấp".
Gần đây, Ukraine đã gửi tín hiệu rằng họ không có ý định gia hạn thỏa thuận vận chuyển đường ống 5 năm để cung cấp khí đốt tự nhiên cho các nước EU khi thỏa thuận này hết hạn. Trong khi đó, Uỷ viên Năng lượng sắp mãn nhiệm của EU Kadri Simson cho biết khối này không quan tâm đến việc thúc đẩy khôi phục thỏa thuận trên.
Sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga đã giảm đáng kể trong hai năm qua, khi EU áp đặt lệnh cấm vận dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu từ Nga. Lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga cũng giảm từ khoảng 450 triệu mét khối mỗi ngày (mcm/d) vào cuối năm 2021 xuống còn khoảng 150 mcm/d hiện tại.
Tuy nhiên, theo Aura Sabadus, nhà phân tích cấp cao tại công ty thông tin thị trường ICIS, Áo, Hungary và Slovakia có khả năng sẽ là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu nguồn cung khí đốt quá cảnh qua Ukraine bị gián đoạn.
Ủy viên phụ trách Năng lượng tiếp theo của EU, Dan Jrgensen, tuyên bố rằng khối này phải đẩy nhanh kế hoạch loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga, hiện được lên kế hoạch vào năm 2027, khi khí đốt của Nga hiện chiếm 18% nguồn cung của liên minh.
"Trong 100 ngày đầu tiên, tôi sẽ trình bày kế hoạch về cách đẩy nhanh việc chấm dứt sự phụ thuộc của EU vào khí đốt của Nga trước năm 2027", ông Jrgensen phát biểu trong phiên điều trần tại Nghị viện châu Âu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen giao cho ông Jrgensen nhiệm vụ hạ giá năng lượng để giúp khôi phục sức cạnh tranh công nghiệp của châu Âu, khử carbon cho nền kinh tế và chấm dứt việc nhập khẩu các nguồn năng lượng vẫn đang từ Nga vào EU.
"Chúng ta đang gặp phải thách thức, ngành công nghiệp của chúng ta đang gặp khó khăn. Họ phải trả gấp hai hoặc ba lần tiề.n năng lượng so với ở Mỹ và Trung Quốc. Người dân thường đang phải vật lộn để thanh toán hóa đơn", ông Jrgensen cho biết, đồng thời nói thêm rằng điều này phần lớn liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Ông Jrgensen tuyên bố rằng EU cần sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo tích cực hơn, điều này đòi hỏi phải mở rộng mạng lưới, đẩy nhanh quá trình số hóa, triển khai các công nghệ lưu trữ mới và đẩy nhanh quá trình cấp phép.
Ông Jrgensen cũng nhấn mạnh rằng năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình khử carbon. Việc mở rộng năng lượng hạt nhân đã trở thành điểm chia rẽ trong khối, với hai phe đối lập: một phe ủng hộ, được Pháp hậu thuẫn, và phe còn lại do Đức đứng đầu.
EU đã cấm nhập khẩu dầu của Nga với một số ngoại lệ vào năm 2022, nhưng không áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với khí đốt. Vào tháng 6 năm nay, các quốc gia đã thực hiện bước đầu tiên bằng cách cấm vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga qua các cảng châu Âu.
Trong khi một số quốc gia thành viên đang thúc đẩy các biện pháp nghiêm ngặt hơn, Hungary đang đàm phán với Gazprom của Nga để tăng nguồn cung thông qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2025.
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đang tích cực tìm kiếm các hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các quốc gia trên thế giới, trong bối cảnh quốc gia vùng Vịnh này nỗ lực thúc đẩy kế hoạch đa dạng hóa nền kinh tế và hướng tới mục...