Serbia diễu binh lớn nhất trong vòng 30 năm, chào đón Tổng thống Nga
Hôm 16-10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bay đến thủ đô Belgrade, Serbia, nơi ông được chào đón như một người anh hùng trong một cuộc diễu binh lớn nhất trong vòng 30 năm qua.
Ông Putin bắt đầu chuyến thăm của mình bằng một buổi lễ đón tiếp long trọng trong khu vực tượng đài chính của thành phố Belgrade. Hơn 3.000 binh lính Serbia cùng xe tăng, máy bay chiến đấu đã thực hiện một cuộc diễu hành lịch sử để chào đón Tổng thống Nga đến thăm đất nước mình.
Cuộc diễu binh cũng là sự kiện đánh dấu 70 năm giải phóng Belgrade từ tay của phát xít Đức, dưới sự trợ giúp của quân đội Xô viết. Đối với nhiều người dân Serbia, hàng ngàn binh sĩ diễu hành là lời chào đón nồng hậu tới Tổng thống Nga. Tuy nhiên, giới chức trách phương Tây lại cho rằng điều này có thể khiến Serbia khó lòng trở thành một phần của EU.
Mối quan hệ lịch sử của Serbia với Nga đã trở nên “lúng túng” trước những tham vọng của EU, đặc biệt là kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine diễn ra. Serbia đang phải đối mặt với sức ép từ phía phương Tây đòi hỏi nước này phải có thái độ với Nga về cuộc khủng hoàng ở nước láng giềng Ukraine. Mặc dù giới chức Serbia cho biết, họ tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine nhưng kiên quyết từ chối việc áp đặt trừng phát đối với Nga như yêu cầu của EU.
3000 binh sĩ cùng xe tăng, máy bay chiến đấu diễu binh chào đón Tổng thống Nga Putin
Trả lời phỏng vấn tờ Politika của Serbia trước chuyến thăm, ông Putin cho rằng cuộc diễu hành chào đón ông ở Belgrade sẽ góp phần vào nỗ lực “chống lại chủ nghĩa phát xít và cố gắng để sửa đổi các kết quả từ chiến tranh thế giới thứ hai”.
Đề cập về vấn đề Ukraine và các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Nga, ông cho biết cách tiếp cận của Washington đối với Nga là “thù địch”. “Mọi nỗ lực để cô lập Moscow sẽ chỉ là vô ích và phi lý, điều này sẽ chỉ cản trở bất kỳ cuộc đối thoại nào về hòa bình của Ukraine”.
Ông Putin chỉ dừng lại ở thủ đô Belgrade của Serbia trong 6 tiếng đồng hồ để tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Hồng quân Liên Xô giải phóng Belgrade ra khỏi tay phát xít Đức. Sau đó, ông sẽ tiếp tục tham dự một cuộc đàm phán với người đồng cấp Ukraine tại thành phố Milan, Ý.
Theo_An ninh thủ đô
Hỗn loạn Ukraine: Hiểm họa phát xít, khủng bố châu Âu
Nội chiến, đói rét, bất ổn xã hội... bức tranh Ukraine đang mang những màu sắc tồi tệ nhất, và chủ nghĩa Phát xít đang có cơ hội trỗi dậy tại đây.
Bức tường rào chia cắt Đông-Tây
Video đang HOT
Ngày 15/10 vừa qua, Thủ tướng Ukaine Yatsenyuk đã đến thị sát cặn kẽ công trình bức tường biên giới Stina, ngăn cách quốc gia này với Nga. Tại đây, vị lãnh đạo mang nặng tư tưởng bài Nga, thân châu Âu này đã tự tay lái xe đi thị sát, trèo lên những chòi canh, sờ nắn bê tông và dây thép gai...
Ngay trên công trường, ông Yatsenyuk ra chỉ thị phải gấp rút hoàn thiện bức vạn lý trường thành này, cô lập và kiểm soát toàn bộ biên giới với Nga, dựa trên những đường cơ sở mà Ukraine đã đơn phương phân định.
Thực tế thì bức tường bằng rào sắt, dây thép gai ấy, nếu muốn, Nga có thể san phẳng bất kỳ lúc nào. Giá trị thực chiến của công trình này không có nhiều, nhưng nó mang rất nhiều hàm ý. Công trình này biểu hiện quyết tâm xa rời nước Nga, một lòng một dạ hướng về phương Tây mà những nhà cầm quyền Ukraine đang theo đuổi.
Và đặc biệt hơn, bức tường Stina này sẽ giúp cho Kiev có nhiều quyền lợi, và trước mắt là Ukraine sẽ được nhận chế độ miễn thị thực của Liên minh châu Âu (EU). "Sẽ chẳng ai cấp cho chúng ta chính sách này nếu không có bức tường ngăn cách biên giới với Nga" - Thủ tướng Yatsenyuk khẳng định.
Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk thị sát bức tường biên giới Stina
Tuy nhiên, biên giới với Nga dài 2.300 km, trong đó có hàng trăm km đang trong sự kiểm soát của những lực lượng ly khai thân Nga. Thông qua địa phận của lực lượng ly khai, Nga vào Ukraine hay châu Âu lúc nào chẳng được. Và nếu để làm cho quyết liệt, làm cho đến nơi đến chốn, phải chăng Kiev sẽ rào cả phần lãnh thổ máu thịt của mình lại?
Vậy đó, đất nước ấy đang bị chia cắt bởi lợi ích của chính những nhà cầm quyền, và lợi ích đó gắn chặt với những mục tiêu mà EU, hay cụ thể là Mỹ, là phương Tây theo đuổi. Bằng cách này hay cách khác, Ukraine đang tự chia cắt chính mình, tự khắc sâu mâu thuẫn dân tộc, để tìm kiếm những lợi ích từ lời hứa của phương Tây.
Ukraine mong manh và u ám
Những màu sắc đang phủ lên Ukraine, đó là màu của khói lửa bom đạn. Khi miền Đông chưa một ngày yên tiếng súng, dù đang thực thi lệnh ngừng bắn. Donetsk trù phú, giàu có, giờ mang hình hài của những nấm mồ, của một thành phố ma tan hoang, đổ nát. Lugansk vẫn tiếp diễn giao tranh, hơn 100 lính Ukraine đang bị bao vây bởi quân ly khai và vơi dần do tử trận, bị bắt sống, trốn chạy...
Đó là màu sắc của nghèo đói, bệnh tật. Hàng vạn người đã phải rời khỏi ngôi nhà của mình, tá túc trong những trại tị nạn. Họ không có lương thực, quần áo, thuốc men, nước sạch... Ánh mắt của những người dân này chất chứa nỗi sợ hãi và cả căm hờn.
Bản thân Moscow đã tiếp tục gửi những chuyến hàng viện trợ. Tổng thống Putin không nói cụ thể sẽ viện trợ miền Đông, viện trợ những người nói tiếng Nga, mà khẳng định sẽ viện trợ toàn bộ những người đang chịu cảnh lầm than vì nội chiến. Putin khẳng định: "Nước Nga không thể khoanh tay đứng nhìn công dân Ukraine chịu cảnh đói rét, không thuốc men chữa bệnh, không có nước sạch."
Khung cảnh đổ nát của Donetsk
Gạt bỏ đi những mâu thuẫn chính trị, những toan tính lợi ích, mưu đồ, thì thực sự người dân Ukraine đang cần cấp cứu khẩn cấp. Trong khi đó, EU chưa thấy nhắc gì đến việc hiện thực hóa những khoản viện trợ nhân đạo hay tái thiết đất nước mà họ thường hứa hẹn với Kiev.
Bức tranh Ukraine còn là một sắc màu bất ổn nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Tại Kiev, nơi cách xa trung tâm của cuộc nội chiến, sự bất ổn vẫn bao phủ. Những tân binh biểu tình đòi tiền trợ cấp, tiền lương, lương thực... nó cho thấy sự thực: ngân khố Ukraine đã trống rỗng.
Ngày 14/10/2014, bên ngoài tòa nhà Quốc hội Ukraine, bạo lực bùng phát chỉ vì quyền lợi của các tổ chức chính trị, các đảng phái không được chính quyền cũng như liên minh cầm quyền hiện tại đảm bảo. Và trước đó, hồi tháng 9, rồi tháng 8/2014, luôn có những cuộc biểu tình hay bạo loạn của người dân chống chính phủ cầm quyền. Hoặc giữa các phe phái, các tổ chức chính trị với nhau.
Nơi yên ổn nhất, thành phố du lịch Odessa cũng bắt đầu phải đứng trước lựa chọn mang tính then chốt: theo ly khai hay theo Kiev. Họ luôn giữ thế trung lập, đảm bảo cho người dân sự bình yên, nhưng hiện tại, một bên họ là lãnh thổ của chính quyền Ukraine, còn một bên, phe ly khai đã đưa quân áp sát. Đã đến lúc Odessa phải đưa ra câu trả lời.
Như Ruslan Novikov - một người dân của Odessa trả lời báo chí trước câu hỏi sẽ theo phe nào, ông khẳng định: "Tôi là người Odessa." Câu trả lời của Novikov là ước vọng của người Donetsk, người Lugansk, người Kiev, người Slavyansk... họ chỉ muốn được yên ổn trong mái nhà, trong thành phố của họ, thay vì phải lựa chọn theo Nga hay theo EU. Nhưng cuối cùng, họ dần bị đẩy vào thế phải cầm súng bắn vào đồng bào bởi cuộc chiến địa chính trị giữa các cường quốc.
Chiến sự ác liệt tại Lugansk
Ukraine đang có đầy đủ những bất hạnh của một đất nước: nội chiến, bạo loạn, đói rét, nghèo khổ, chia cắt, bất ổn... Và trên hết, quốc gia này đang đứng trước bờ vực vỡ nợ, phá sản.
Cơ hội cho chủ nghía Phát xít?
Trong bức tranh đầy ảm đạm ấy, một màu sắc dần xuất hiện rõ nét: chủ nghĩa Phát xít, với đại diện là phe Cánh Hữu (Right Sector). Cuộc bạo loạn trong các tháng vừa qua đều có bàn tay đốt phá của Right Sector. Tại Odessa, họ đánh đập Nghị sĩ có tư tưởng thân Nga, đốt phá nhà cửa.
Bất chấp lệnh điều tra của Tổng thống Poroshenko về việc các thành viên Cánh Hữu này giết người vô tội khi tham gia vào Vệ binh Quốc gia, Right Sector vẫn đều đặn tuần hành trên đường phố, dập tắt mọi ý tưởng thân Nga và nắn gân những ý tưởng đối lập với tư tưởng của tổ chức này.
Phải nói rằng Right Sector đang nổi lên như một tổ chức ngoài vòng pháp luật, và được trang bị vũ trang. Ở Right Sector có đầy đủ những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa Phát xít.
Một là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bài trừ cộng đồng người nói tiếng Nga, đàn áp mọi phong trào cánh tả như chủ nghĩa dân chủ, chủ nghĩa phi chính phủ, hay các phong trào yêu cầu quyền lợi dân sinh... Hai là chủ nghĩa quân phiệt, xây dựng tổ chức theo đường lối bạo lực, kích động, ủng hộ các hành vi bạo lực, phạm pháp.
Đoàn người Euromaidan biểu tình lật đổ chính quyền
Bản thân Nga đã chỉ mặt và tuyên bố, Right Sector chính là hiện thân rõ rệt của chủ nghĩa Phát xít trong thế kỷ 21, và Ukraine đang nuôi dưỡng cho sự phát triển của tổ chức này.
Thực tế thì Kiev không dung túng cho Right Sector mà là phương Tây, cụ thể hơn là Mỹ. Trong cuộc bạo loạn lật đổ cựu Tổng thống Yanukovych hồi tháng 2/2014, Vệ binh Right Sector là thành viên chủ lực trong những người biểu tình Euromaidan (hướng về châu Âu).
Nói cách khác thì dưới sự giật dây, nhào nặn của phương Tây, Right Sector trở thành bất trị. Và khi đã có một chính phủ hợp pháp để tiếp bước ý nguyện của phương Tây thông qua cuộc bầu cử hồi tháng 5/2014, Right Sector bỗng trở thành người thừa, thành đứa con hoang.
Và đứa con ấy sẽ phát triển thế nào? Đừng quên rằng nghèo đói, bất ổn xã hội, bạo loạn... chính là cái nôi khởi nguồn, dung dưỡng cho mọi chủ nghĩa cực đoan. Bởi ở đó, con người bị đẩy xuống cùng cực của bất hạnh, sợ hãi, và họ dễ bị lôi kéo theo những tư tưởng trả thù.
Những gì Mỹ nhào nặn ở Trung Đông, những Al-Qaeda, những IS đủ để làm minh chứng cho những phân tích trên, và Right Sector chính là "quả trứng của quỷ" trên chính đất châu Âu hoa lệ.
Đỗ Minh Tú
Theo_Báo Đất Việt
Cộng hòa Luhansk tuyên bố độc lập với Ukraina Theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý công bố hôm thứ hai (12.5), tổng số có 96,2% số phiếu bình chọn cho quyền tự trị của khu vực Luhansk ở miền đông Ukraina. Theo đó, Cộng hòa nhân dân Luhansk đã tuyên bố độc lập với Ukraina. Thống đốc Valery Bolotov tuyên bố trong một cuộc mít tinh lớn ngày hôm qua:...