Serbia dẫn độ tướng Mladic sang La Hay
Serbia hôm qua đã dẫn độ ông Ratko Mladic sang Hà Lan, sau khi các thẩm phán Serbia bác kháng cáo của cựu tướng người Bosnia Serbia này chống lại việc bị dẫn độ. Hành động của Serbia mở đường cho việc ông Mladic phải đối mặt với “các cáo trạng tội ác chiến tranh”.
Biểu tình ở Kalinovik, Bosnia chống lại việc bắt giữ ông Mladic.
Máy bay chở ông Mladic từ Belgrade, thủ đô Serbia, đã hạ cánh xuống sân bay Rotterdam qua. Ông bị chuyển giao cho tòa án tội ác chiến tranh LHQ tại La Hay vào chiều cùng ngày.
Video đang HOT
Tòa án La Hay đã cáo buộc cựu tướng lĩnh này tội “tàn sát 8.000 người đàn ông và thiếu niên Hồi giáo tại tỉnh Srebrenica thuộc Bosnia vào năm 1995″. Ông cũng bị cáo buộc về cái gọi là “những tội ác chiến tranh” liên quan đến vụ bao vây Sarajevo, thủ đô Bosnia, kéo dài 3 năm, trong cuộc nội chiến Bosnia từ năm 1992 tới năm 1995.
Ông Mladic đã phải lẩn trốn suốt 16 năm cho tới khi bị chính quyền Serbia bắt giữ giữa tuần trước tại làng Lazarevo thuộc tây bắc Serbia.
Hôm qua, Luật sư của ông Mladic nói ông Mladic có các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và có thể chết trước phiên tòa xử. Đứng bên ngoài tòa ở Belgrade, luật sư Milos Saljic nói với các phóng viên rằng thân chủ của mình đã trải qua một số lần đột quỵ, và quá yếu để có thể ra tòa ở Hà Lan.
Mladic không nhận đã làm điều gì sai trái, và đã có những cuộc biểu tình phản đối chống lại việc bắt giữ ông. Những người biểu tình ném đá và chai lọ đã đụng độ với cảnh sát chống bạo loạn cầm dùi cui ở Belgrade.
Trong khi đó, đảng Cấp tiến Serbia đối lập nói chính phủ thân phương Tây “đang cúi đầu trước áp lực của Mỹ và Liên minh châu Âu” trong khi tìm cách gia nhập trở thành thành viên EU. Tổng thống Serbia Boris Tadic bác bỏ các cáo buộc này.
Theo Dân Trí
Serbia: Biểu tình bênh vực ông Ratko Mladic
Luật sư và gia đình cho rằng ông Mladic khó còn sống đến khi bị xét xử tại Hà Lan
Người phát ngôn Bộ Nội vụ Serbia thông báo đã có 180 người bị bắt giữ vì hành vi bạo động trong cuộc biểu tình tại Belgrade vào tối 29-5 nhằm chống lại việc bắt giữ và dẫn độ cựu tướng lĩnh Ratko Mladic cho Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ (ICTY) tại The Hague (Hà Lan).
Xung đột giữa người biểu tình với cảnh sát tại Belgrade hôm 29-5. Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin Reuters, cuộc xung đột đã khiến 32 cảnh sát và 11 người biểu tình bị thương. Khoảng từ 8.000 đến 10.000 người tập trung bên ngoài trụ sở Quốc hội Serbia trong lúc có khoảng 3.000 nhân viên an ninh giữ gìn trật tự. Những người biểu tình mang cờ của Đảng Cấp tiến Serbia (SRS) và nhiều biểu ngữ tôn vinh ông Mladic là anh hùng dân tộc. Nghị sĩ thuộc SRS Lidija Vukicevic tuyên bố với những người biểu tình: "Chúng ta yêu cầu Tổng thống (TT) Serbia Boris Tadic và chính quyền của ông ta giải tán. Với những chính sách thân phương Tây cũng như do tuân lệnh của Brussels và Washington, chế độ của TT Tadic đã chà đạp mọi quyền lợi của Serbia và người dân Serbia. Chúng ta nói với ông ấy rằng hãy chấm dứt sự phản bội này".
Trên thực tế, việc bắt giữ ông Mladic được xem là cái giá phải trả để Serbia trở thành ứng viên của Liên hiệp châu Âu (EU) và xảy ra chỉ vài tuần trước khi chánh công tố của Liên Hiệp Quốc về tội ác chiến tranh Serge Brammertz họp với Hội đồng Bảo an về những tiến bộ của Serbia trong việc săn lùng ông Mladic. Chính quyền Serbia cũng tuyên bố sẽ điều tra để tìm kiếm những người đã giúp đỡ và che giấu ông Mladic trong gần 16 năm bị truy lùng.
Trong khi đó, luật sư của ông Mladic là Milos Saljic tuyên bố ông sẽ kháng cáo phán quyết dẫn độ trong ngày 30-5. Con trai của ông Ratko Mladic là Darko Mladic cũng hy vọng cha ông sẽ còn ở lại Belgrade để ông có thời gian khiếu nại. Ông Darko Mladic nói rằng cha ông chỉ là người bảo vệ cho nhân dân Serbia. Luật sư và gia đình đều cho rằng ông Mladic khó còn sống đến khi bị xét xử tại Hà Lan dù phán quyết của tòa án ở Belgrade trước đó vẫn cho rằng ông còn đủ sức khỏe. Vợ của ông Mladic cho biết ông từng bị đột quỵ 3 lần. Chính quyền Serbia nói rằng thời điểm dẫn độ được giữ bí mật nhằm tránh xảy ra bạo động nhưng quyền chủ tịch ICTY Mehmet Guney cho biết ông Mladic được chuyển giao đến tòa án trong ngày 30 hoặc 31-5.
Theo Người Lao Động
Tướng Mladic sống thế nào trong 15 năm trốn chạy? Quãng đời chạy trốn của Ratko Mladic, một trong những nhân vật bị truy lùng gắt gao nhất thế giới, đầy những ngả rẽ và diễn biến - mặc dù ông này không bao giờ thực sự rời khỏi nhà. Ratko Mladic lúc bị bắt. (Ảnh: Reuters) Vị tướng 69 tuổi, người phải đối mặt với các cáo buộc thảm sát 7.500 người...