Serbia có thể trở thành nhà điều hành drone quân sự lớn nhất vùng Balkan
Thương vụ mua drone do Iran sản xuất nếu thành hiện thực có thể đưa Serbia trở thành nhà điều hành máy bay không người lái quân sự lớn nhất ở Balkan.
Một máy bay không người lái (bên trái) và một máy bay trực thăng Airbus H145M của Quân đội Serbia trong cuộc tập trận quân sự tại doanh trại ở Pancevo, phía bắc Belgrade, ngày 3/1/2022. Ảnh: AP
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Kosovo và lệnh gần đây của Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho phép bắn hạ tất cả các UAV được phát hiện trong vùng cấm bay và gần các cơ sở quân sự, các quan chức Iran tiết lộ rằng Serbia đã chính thức đấu thầu để mua máy bay không người lái của Tehran.
Nếu đúng như vậy, thương vụ này có thể biến Belgrade trở thành nhà điều hành máy bay không người lái quân sự lớn nhất ở Balkan.
Serbia đang định vị mình là một quốc gia trung lập về quân sự, vì chính phủ nước này đặt mục tiêu mua vũ khí và thiết bị quân sự cho các lực lượng vũ trang của đất nước từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Trong vài năm qua, chiến lược mua sắm UAV của Serbia đã hướng tới sự cân bằng giữa việc gia tăng đa dạng hóa các nhà cung cấp nước ngoài và tiếp tục mở rộng ngành công nghiệp nội địa.
Kể từ khi Serbia trở thành quốc gia chi tiêu quân sự lớn nhất ở Balkan vào năm 2019, phi đội máy bay không người lái của nước này đã chào đón những gương mặt mới đến bao gồm CH-92A do Trung Quốc sản xuất, giao hàng vào tháng 6 năm nay. Lô hàng này giúp tăng đáng kể khả năng kiểm soát trên không của Serbia nhờ tầm bay chiến đấu tới 250 km của CH-92A.
Video đang HOT
Trong khi đó, thiết bị đạn tuần kích Gavran do Serbia sản xuất và một phiên bản vũ trang của máy bay không người lái loại nhỏ Vrabac đã được trưng bày vào tháng 8 năm ngoái và được cho là có thể mang tới 6 quả lựu đạn đang được phát triển.
Được trưng bày tại Eurosatory 2022, Gavran là hệ thống đầu tiên thuộc loại này được phát triển trong nước. Thiết bị công nghệ của Serbia có trọng lượng cất cánh tối đa 50 kg, mang trọng tải lên tới 15 kg khi bay với tốc độ tối đa 120 km/h trong 30 phút ở phạm vi xấp xỉ 100 km.
Theo báo cáo ban đầu của trang tin quân sự Janes’s, Gavran đã được thiết kế để hoạt động trong một “bầy” nhiều máy bay không người lái được điều khiển từ một trạm chỉ huy duy nhất. Hệ thống này được cho là có tải trọng nổ thay thế, có khả năng mang đầu đạn 12 kg và được phóng từ xe tải hoặc xe kéo trên mặt đất.
Dựa trên mô hình ISR tiêu chuẩn, nguyên mẫu đầu tiên phiên bản vũ khí hóa của máy bay không người lái Vrabac đã được trưng bày ở Belgrade vào đầu năm nay. Nhỏ gọn hơn so với mẫu tiền nhiệm, nó có thể được trang bị sáu đạn M22 40 mm với tầm bắn 5 mét.
Vrabac ban đầu được phát triển với một ụ quang điện nằm dưới mũi để thực hiện các hoạt động trinh sát. Mặc dù nó hiện đang phục vụ trong quân đội Serbia nhưng vẫn chưa rõ khi nào biến thể vũ trang của Vrabac sẽ đi vào hoạt động.
Loại UAV mới này sẽ hoạt động cùng với chiếc Orbiter 1 của Israel và Silac 750C do Serbia sản xuất nội địa.
Mặc dù Serbia đã nhiều lần tuyên bố công khai mối quan tâm đến việc mua máy bay không người lái TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng các kế hoạch này có thể bị dừng lại sau khi Thiếu tướng Iran Yahia Rahim Safavi đưa ra tuyên bố chưa được xác nhận rằng Belgrade là một trong 22 quốc gia đã nộp đơn đấu thầu chính thức mua UAV của Iran.
Về thông tin này, Peter Voinovich, tổng biên tập cổng thông tin hàng không Serbia TangoSix tỏ ra không tin tưởng, nói rằng đất nước “có năng lực đáng kể cả về kỹ thuật và sản xuất (vì nước này sản xuất rất nhiều máy bay tổng hợp trong lĩnh vực hàng không dân dụng) để phục vụ cho nhu cầu của chính mình, đến mức Iran có rất ít khả năng cung cấp cho Serbia các sản phẩm UAV hoàn thiện hoặc bí quyết sản xuất”.
Các nước Tây Balkan ký thỏa thuận mang tính bước ngoặt tại Đức
Những thỏa thuận không chỉ được coi là một bước đột phá cho hội nhập khu vực mà còn có ảnh hưởng đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đang diễn ra.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (giữa) phát biểu tại cuộc họp báo cùng Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen (phải) và Thủ tướng Albania Edi Rama (trái) về Hội nghị Tây Balkans tại Đức ngày 3/11. Ảnh: EPA-EFE
Sáu nhà lãnh đạo khu vực Tây Balkan đã ký 3 thỏa thuận quan trọng trong khuôn khổ Tiến trình Berlin hôm 3/11, gửi đi những tín hiệu tích cực trước thềm hội nghị thượng đỉnh quan trọng của khu vực dự kiến diễn ra tại Albania vào tháng 12 này.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và các quan chức hàng đầu của EU - Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel - đã cùng các nhà lãnh đạo đến từ Serbia, Kosovo, Bosnia và Herzegovina, Montenegro, Bắc Macedonia và Albania tham dự Hội nghị thượng đỉnh về Tiến trình Berlin.
Ông Scholz, người chủ trì hội nghị, cho biết: "Châu Âu không có Tây Balkan không hoàn chỉnh, và các nước trong khu vực nên tin tưởng vào Tiến trình Berlin". Thủ tướng Đức lưu ý rằng khu vực Tây Balkan "thuộc về phần tự do và dân chủ của châu Âu", nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện nhu cầu gia nhập EU từ lâu của họ.
Cuộc họp trên, được khởi xướng vào năm 2014 dưới thời cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Tây Balkan và một số nước EU, cũng như thúc đẩy sự hội nhập giữa các quốc gia trong khu vực.
Trong thông cáo chung của cuộc họp, các bên tham gia đã đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo về Tiến trình Berlin vào năm 2023 tại Albania. Nước này cũng sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Tây Balkan sắp tới vào ngày 9/12/2022.
Sau hai năm đàm phán căng thẳng, các nước đã đạt được thỏa thuận nhân cuộc họp ở Berlin lần này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại tự do của công dân trong toàn khu vực và sự công nhận lẫn nhau về trình độ chuyên môn của các bác sĩ, nha sĩ và kiến trúc sư. Hiện tại, việc công nhận những nội dung như vậy có thể khiến người đăng ký phải trả tới 500 euro.
Các thỏa thuận trên không chỉ được coi là một bước đột phá cho hội nhập khu vực mà còn có ảnh hưởng đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đang diễn ra.
Thủ tướng Scholz cho biết ông hy vọng rằng thỏa thuận mới về sự thừa nhận lẫn nhau sẽ mở đường cho sự hòa giải hơn nữa giữa hai bên. "Đã đến lúc phải vượt qua các cuộc xung đột khu vực, vốn đã khiến các nước bị chia rẽ trong một thời gian dài, và quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Kosovo và Serbia phải được đẩy mạnh", ông Scholz nêu rõ.
Phát biểu tại Berlin, Thủ tướng Albania Edi Rama đã ca ngợi vai trò của ông Scholz trong quá trình đàm phán 3 hiệp định trên.
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen nói: "EU tiếp tục ủng hộ Tây Balkan - cả trong giai đoạn thuận lợi và khó khăn. Chúng tôi đang đầu tư vào cấu trúc kinh tế của khu vực để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và trở nên xanh hơn, mạnh mẽ hơn và bền vững hơn từ cuộc khủng hoảng hiện nay".
Tổng thống Serbia: Căng thẳng về vấn đề Kosovo cao nhất trong thập kỷ Tổng thống Aleksandar Vucic cũng cảnh báo tình hình ở Kosovo có thể biến thành "địa ngục trần gian" nếu chính quyền không đảo ngược kế hoạch cấm biển số xe Serbia. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: AA Theo hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 20/11 cho rằng tình hình ở Kosovo đã đến...