Serbia cấm xuất khẩu vũ khí trong 30 ngày
Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Milos Vucevic tuyên bố ngành quốc phòng Serbia sẽ không xuất khẩu vũ khí, thiết bị và đạn dược trong 30 ngày tới, thay vào đó tập trung đáp ứng nhu cầu trong nước.
Nhà máy sản xuất xe bọc thép ở Velika Plana, Serbia ngày 7/7. Ảnh: Jugoimport SDPR
Theo đài RT ngày 14/7, ông Vucevic nói: “Đánh giá của chúng tôi vào thời điểm này là không thể ưu tiên các hợp đồng thương mại hơn an ninh nội địa, vì vậy những gì ngành quốc phòng của chúng tôi đang làm chủ yếu phải hướng đến quân đội Serbia, phù hợp với nhu cầu của họ”.
Nội các Serbia đã thông qua lệnh cấm 30 ngày nói trên theo đề nghị của Tổng thống Aleksandar Vucic với tư cách là tổng tư lệnh quân đội. Ông Vucevic nói thêm rằng lệnh cấm xuất khẩu có thể được gia hạn, tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Quyết định này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi phương Tây cáo buộc rằng tập đoàn nhà nước Jugoimport SDPR của Serbia đã bán đạn dược cho Nga mà số đạn dược này có dùng các bộ phận được mua ở Bỉ.
Ông Vucevic nói với hãng thông tấn Tanjug rằng các cáo buộc là hoàn toàn sai sự thật. Ông cho biết hai cơ sở được đề cập trong cáo buộc của một kênh truyền hình Đức thực tế đã xuất khẩu sang Mỹ tới 90% đạn dược dùng cho vũ khí nhỏ.
Video đang HOT
Truyền thông phương Tây từ lâu đã đồn đoán rằng chính phủ Serbia đang bí mật bán đạn dược cho Ukraine – điều mà Serbia đã nhiều lần bác bỏ. Tháng 6, tờ Financial Times đưa tin rằng một tuyến đường vận chuyển đạn dược của Serbia tới mặt trận Ukraine là nguyên nhân đằng sau sự thay đổi rõ ràng về chính sách của phương Tây đối với tỉnh ly khai Kosovo.
Ông Vucic phản ứng lại và cáo buộc các nước láng giềng Croatia và Bulgaria tung tin giả để họ có thể tận dụng tư cách thành viên NATO nhằm chiếm thị phần xuất khẩu vũ khí của Serbia.
Ngày 14/7, Bulgaria tuyên bố gửi 100 xe bọc thép tới Ukraine và hy vọng nhận được xe bọc thép thay thế từ Mỹ. Chính phủ Bulgaria đã đưa ra quyết định trên bất chấp các khuyến nghị của Tổng thống Rumen Radev. Ông Radev phản đối cung cấp vũ khí cho Ukraine, dẫn đến phản ứng giận dữ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khi ông tới thăm nước này vào tuần trước.
Tổng thống quốc gia châu Âu thề không gia nhập NATO
Vị tổng thống này tuyên bố, chừng nào ông còn cầm quyền, đất nước do ông lãnh đạo sẽ không gia nhập NATO.
Tổng thống Serbia - ông Aleksandar Vucic (ảnh: RT)
Phát biểu trước nhiều người dân ở thành phố Sokobanja hôm 28/4, Tổng thống Serbia - ông Aleksandar Vucic - tuyên bố, Serbia sẽ không gia nhập NATO.
"Serbia ngày nay là một trong số ít quốc gia có chính sách của riêng mình. Chúng ta độc lập và có tư duy tự do", ông Vucic nói.
"Chừng nào tôi còn là Tổng thống, và điều này sẽ kéo dài thêm 4 năm nữa, với tư cách là Tổng tư lệnh quân đội, tôi bảo đảm với các bạn rằng Serbia sẽ không gia nhập NATO hay bất kỳ khối quân sự nào khác", ông Vucic tuyên bố.
"Serbia kiên quyết duy trì trạng thái trung lập về quân sự và sẽ tự mình bảo vệ tự do. Đây là lựa chọn của chúng tôi", ông Vucic nhấn mạnh.
Trước đó, hôm 21/4, ông Vucic cho hay, phương Tây đang lôi kéo Serbia gia nhập NATO bằng cách viện dẫn "mối đe dọa" từ Nga.
"Họ đề nghị chúng tôi gia nhập NATO với lý do Nga sẽ gây nguy hiểm cho tất cả. Chúng tôi sẽ không gia nhập NATO vì NATO đã đe dọa chúng tôi", ông Vucic nói.
Ông Vucic cáo buộc, các lực lượng phương Tây từng "xâm phạm lãnh thổ Serbia" và giết hại người dân nước này.
Theo RT, ngày 24/3/1999, bất chấp việc không có phê chuẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, NATO mở chiến dịch không kích nhằm vào quân đội Serbia để ủng hộ tỉnh Kosovo ly khai. Hơn 1.000 máy bay chiến đấu của NATO đã xuất kích, oanh tạc khắp lãnh thổ Serbia.
Đây cũng là lần đầu tiên NATO tấn công một quốc gia có chủ quyền ở châu Âu.
Ngày 10/6/1999, NATO dừng oanh tạc sau khi thực hiện hơn 38.000 vụ không kích khiến lực lượng Serbia thiệt hại nặng. Cùng ngày, Serbia đồng ý ký thỏa thuận hòa bình. Quân đội Serbia phải rút hết khỏi Kosovo, thay bằng lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO.
Ngày 17/2/2008, Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia. Serbia, Nga, Trung Quốc và một số nước khác không thừa nhận tư cách nhà nước của Kosovo.
Kosovo hiện muốn gia nhập NATO, nhưng vấp phải sự phản đối của Serbia, theo TASS.
Phương Tây giành lợi thế khi cạnh tranh ảnh hưởng với Nga ở Serbia? Một thỏa thuận hòa giải do EU làm trung gian nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Serbia và Kosovo có thể đánh dấu "một chiến thắng thầm lặng" của phương Tây khi họ tranh giành ảnh hưởng với Nga ở Belgrade. Tổng thống Nga Putin (phải) trong một cuộc gặp với người đồng cấp Serbia Vucic năm 2021. Ảnh: EPA Theo hãng...