Serbia, Argentina sản xuất vắc xin Sputnik V
Serbia và Argentina bắt đầu sản xuất vắc xin COVID-19 Sputnik V của Nga, góp phần bổ sung thêm nguồn cung vắc xin vốn đang thiếu hụt trên toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo thiếu 200 triệu liều cho COVAX.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic chụp ảnh cùng vắc xin Sputnik V tại thủ đô Belgradem Serbia ngày 15-4- Ảnh: AP
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 4-6 đã tham dự trực tuyến lễ khởi động dây chuyền sản xuất vắc xin Nga – Serbia với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Chúng tôi đang bắt đầu sản xuất 4 triệu (liều) vắc xin Sputnik V” – ông Vucic cho biết.
Sau Belarus, Serbia là quốc gia châu Âu thứ hai ngoài Nga sản xuất vắc xin COVID-19 Sputnik V của Nga.
Theo Đài truyền hình Serbia (RTS), những liều vắc xin Sputnik V đầu tiên, do Viện Virus, vắc xin, và huyết thanh nhà nước sản xuất, sẽ được phân phối đến các điểm tiêm chủng trên toàn Serbia trong vòng 10 ngày.
Bên cạnh đó, theo Hãng thông tấn TASS , ông Putin và người đồng cấp Argentina Alberto Fernandez ngày 4-6 cũng theo dõi lễ khởi động dây chuyền sản xuất vắc xin Sputnik V tại Argentina qua video trực tuyến trong khi tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg đang diễn ra ở Nga.
Video đang HOT
Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) – đơn vị phụ trách việc tiếp thị vắc xin của Nga ra thế giới – cho biết vắc xin Sputnik V sản xuất tại Serbia và Argentina sẽ đáp ứng nhu cầu ở hai nước này trước khi xuất đi nước ngoài.
Cho tới nay, khoảng 1/3 trong số 7 triệu dân của Serbia đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin COVID-19.
Quốc gia châu Âu này đang tiêm chủng toàn dân bằng vắc xin Sputnik V (Nga), vắc xin COVID-19 của hãng Sinopharm (Trung Quốc) cũng như của các hãng Pfizer/BioNTech và AstraZeneca.
Chính phủ Serbia cũng đã tặng vắc xin cho các nước Montenegro, Bosnia và Herzegovina, Bắc Macedonia và Czech.
Trong diễn biến khác, WHO ngày 4-6 cảnh báo việc thiếu hụt khoảng 200 triệu liều vắc xin COVID-19 trong tháng 6 và 7 có thể làm giảm hiệu quả của việc triển khai vắc xin trong chương trình COVAX.
Cho tới nay COVAX – cơ chế được thành lập năm 2020 nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận vắc xin một cách công bằng, nhanh chóng và bình đẳng trên toàn thế giới – đã phân phối hơn 80 triệu liều vắc xin cho 129 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, ông Bruce Aylward, quan chức WHO phụ trách COVAX, cho biết chương trình vẫn còn “thiếu khoảng 200 triệu liều so với dự kiến của chúng tôi”.
“Chúng ta sẽ thất bại nếu không sớm có thêm vắc xin” – ông Aylward tiếp.
COVAX dự tính cung cấp vắc xin cho 30% dân số ở 92 quốc gia và vùng lãnh thổ nghèo nhất thế giới. Nhưng chương trình này đang bị ảnh hưởng vì sự bất bình đẳng và chậm trễ trong phân phối vắc xin trên toàn cầu.
Theo Hãng tin AFP, tính đến ngày 3-6, thế giới đã đạt mốc 2 tỉ liều vắc xin được tiêm cho người dân toàn cầu.
Tuy nhiên, 37% trong số này được tiêm cho người dân ở các nước có thu nhập cao nhưng chỉ chiếm 16% dân số toàn cầu. Chỉ mới có 0,3% người ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất, chiếm 9% dân số thế giới, được tiêm vắc xin.
Thủ tướng Việt Nam đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vaccine Covid-19
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường, đề nghị hợp tác chống Covid-19 và hỗ trợ thực hiện chiến lược vaccince.
Trong cuộc điện đàm ngày 4/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường trao đổi các nội dụng nhằm củng cố, tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi, kinh nghiệm và cùng bàn các giải pháp thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, nhất là về các nội dung kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc điện đàm ngày 25/5. Ảnh: Bộ Ngoại giao .
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn Trung Quốc hợp tác và hỗ trợ thực hiện chiến lược vaccine của Việt Nam. Hai thủ tướng cũng chia sẻ kinh nghiệm và đề nghị hai nước tăng cường hợp tác trong phòng chống Covid-19, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Đề nghị của Thủ tướng được đưa ra sau khi Bộ Y tế ngày 3/6 phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, của Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch trong nước. Đây là vaccine Covid-19 thứ ba được Việt Nam phê duyệt sau EstraZeneca của Anh và Sputnik V của Nga.
Thủ tướng nhấn mạnh giữ gìn và phát phát triển tình hữu nghị truyền thống, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc luôn là ưu tiên hàng đầu và trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Hai thủ tướng cho rằng Việt Nam và Trung Quốc cần quan tâm chỉ đạo tới các lĩnh vực như khắc phục tình trạng nhập siêu của Việt Nam, tăng cường nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy hải sản của Việt Nam, không để đứt đoạn chuỗi cung ứng sản xuất giữa hai nước và quốc tế, khẳng định tính cần thiết của việc thúc đẩy lẫn hoàn thành các dự án hợp tác giữa hai nước, thúc đẩy ký kết thỏa thuận về thiết lập đường dây nóng về các sự việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển Việt - Trung.
Về vấn đề trên biển, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị với phía Trung Quốc cùng nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định, xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển theo tinh thần nhận thức chung cấp cao và thượng tôn pháp luật, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị kiểm soát tốt bất đồng và thấu hiểu, quan tâm đến lợi ích, quyền lợi chính đáng, hợp pháp và bối cảnh của nhau để cùng thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông theo phương châm từ dễ đến khó, không để ảnh hưởng đến tổng thể quan hệ hai nước, nỗ lực cùng ASEAN tích cực thúc đẩy đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tiến triển, sớm đạt COC hiệu quả, thực chất.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng khẳng định Trung Quốc coi trọng quan hệ với Việt Nam và sẵn sàng tiếp tục đưa quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai nước phát triển về chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân.
Thủ tướng Lý Khắc Cường nhất trí tăng cường hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong phòng chống Covid-19, cho biết coi trọng và quan tâm những đề nghị của Việt Nam trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, bao gồm tạo điều kiện thuận lợi để các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc. Ông cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển giữa hai nước sớm đạt tiến triển thực chất, sẵn sàng cùng Việt Nam và các nước ASEAN tiếp tục nỗ lực sớm đạt COC.
Tổng thống Putin: một số nước không dùng vắc xin Covid-19 Nga vì động cơ chính trị Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích một số nước đã cấm vắc xin Covid-19 Sputnik V của Nga với động cơ chính trị dù vắc xin này chứng minh hiệu quả cao. Tổng thống Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế St.Petersburg ngày 4.6 . Ảnh AFP "Để tôi nhắc các bạn rằng vắc xin Nga được nhìn nhận...