Sếp Viettel: ‘Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ 5G trong quý 3/2019 tại Hà Nội và TP HCM’
Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, sẽ cung cấp dịch vụ 5G trong quý 3/2019 tại Hà Nội và TP HCM. Hiện Viettel đang làm việc với các đối tác để triển khai thiết bị 5G.
Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, sẽ cung cấp dịch vụ 5G trong quý 3/2019 tại Hà Nội và TP HCM. Hiện Viettel đang làm việc với các đối tác để triển khai thiết bị 5G.
Cuối tháng 1/2019, Bộ TT&TT đã cấp phép thử nghiệm 5G cho Viettel. Địa điểm thử nghiệm sẽ triển khai tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, thời gian trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp phép.
Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, sẽ cung cấp dịch vụ 5G trong quý 3/2019 tại Hà Nội và TP HCM. Hiện Viettel đang làm việc với các đối tác để triển khai thiết bị 5G. Việc thử nghiệm này sẽ giúp Viettel đánh giá về băng tần, vùng phủ sóng, ứng dụng… trên 5G để sau đó đưa ra chiến lược triển khai cho phù hợp.
Ông Tào Đức Thắng cho rằng, thời điểm quý 3/2019 Viettel cung cấp thử nghiệm 5G là phù hợp bởi thời điểm đó sẽ có nhiều hãng sản xuất điện thoại tung ra các dòng smartphone hỗ trợ 5G. Nếu Viettel thử nghiệm dịch vụ 5G quá sớm sẽ khó khăn cho khách hàng vì chưa có nhiều dòng smartphone hỗ trợ 5G và giá các dòng máy này quá cao.
Ông Tào Đức Thắng cho biết, trên thế giới, một số nước như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc dự kiến năm 2019 hoặc 2020 sẽ triển khai 5G. Nếu chúng ta tiến hành vào năm 2019 thì Việt Nam sẽ là 1 trong những nước đi đầu. Lợi ích của 5G bao gồm ứng dụng cho một chuỗi công nghệ trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, phục vụ cho việc kết nối, tự động hóa, đường truyền tốc độ cao, độ trễ thấp, giải quyết được nhiều hạn chế hiện nay của những công nghệ cũ.
Theo ông Tào Đức Thắng, Viettel đã phối hợp với các nhà cung cấp để nghiên cứu, tự sản xuất thiết bị 5G. 5G không đơn thuần là trạm thu phát sóng 5G mà còn bao gồm hệ thống mạng lõi để hỗ trợ cho 5G, thiết bị đầu cuối 5G. Viettel đã thành lập nhóm nghiên cứu phát triển công nghệ 5G từ năm 2015. Viettel đặt mục tiêu đến năm 2019 sẽ hoàn thành chế thử trạm phát sóng 5G phiên bản 1, thử nghiệm mạng lưới trạm 5G vào năm 2020 và sẵn sàng thương mại sản phẩm vào năm 2021.
Theo ước tính đến năm 2020 có khoảng 20 tỷ thiết bị được gắn cảm biến và được điều khiển thông qua công nghệ NB-IoT, chiếm đến 74% tổng các thiết bị sử dụng trên toàn cầu. Đây là tiền đề để tạo nên một xã hội số đích thực trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc triển khai IoT là một minh chứng hiện thực hóa sứ mệnh ấy của Viettel, thể hiện cam kết, nỗ lực của Viettel vì một xã hội thông minh hơn, một Việt Nam hiện đại hơn. NB-IoT chính là công nghệ nâng cấp cho hạ tầng viễn thông hiện tại không chỉ Viettel mà tất cả các nhà mạng tại Việt Nam đều không thiết kế cho kịch bản kết nối vạn vật IoT.
“5G sẽ là trụ cột của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi sự thâm nhập của Internet vào phân khúc công nghiệp/thương mại ngày càng sâu sắc hơn nhiều với các thiết bị thông minh trang bị cảm biến. 5G công nghệ mới có đủ băng thông để phục vụ cho số lượng thiết bị ngày càng tăng lên này. Công nghệ mạng 5G sẽ là chìa khóa mở ra thế giới Internet của vạn vật. Ngoài việc tốc độ được cải thiện nhanh hơn hàng trăm lần so với công nghệ mạng hiện nay, công nghệ 5G sẽ giảm thiểu đáng kể độ trễ trong lĩnh vực truyền dữ liệu trực tuyến. Sự phát triển của 5G sẽ mang tới khả năng truyền thông tin di động băng rộng với tốc độ rất cao chưa từng có trong lịch sử loài người” ông Tào Đức Thắng nói.
Theo ICTNews
Video đang HOT
Sau đo kiểm chất lượng 4G, nhiều người dùng vẫn băn khoăn
Dù Cục Viễn thông đã thực hiện đo kiểm 2 đợt để có sự khách quan, nhiều người dùng vẫn băn khoăn với kết quả đo kiểm chất lượng 4G của cơ quan này.
Mới đây, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đã đưa ra kết quả đo kiểm chất lượng 4G của 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone. Đây là kết quả của hai đợt đo kiểm mà cơ quan này thực hiện cuối tháng 12/2018 tại Hà Nội.
Kết quả mà Cục đưa ra đã gây bất ngờ với nhiều người dùng khi MobiFone là nhà mạng có tốc độ tải 4G nhanh nhất trong khi nhà mạng lớn nhất Việt Nam là Viettel lại xếp cuối về tốc độ.
Kết quả không thuyết phục được số đông
Cụ thể mạng MobiFone có tốc độ tải xuống trung bình đạt 39,04 Mbit/s và tốc độ tải lên trung bình là 29,59 Mbit/s. Con số này của VNPT (Vinaphone) là 24,72 Mbit/s tải xuống và 23,80 Mbit/s tải lên và Viettel là 22,65 Mbit/s tải xuống và 21,79 Mbit/s tải lên. Có thể thấy mạng 4G của MobiFone đang có tốc độ tốt nhất trong ba nhà mạng tại Hà Nội.
Trên số liệu, MobiFone "chiến thắng" thuyết phục khi bỏ xa hai nhà mạng còn lại về tốc độ tải lên và xuống 4G tại Hà Nội. Tuy nhiên kết quả này lại không nhận được sự đồng tình của phần đông người dùng.
Chia sẻ trên Zing.vn, độc giả Lê Phong
cho rằng do MobiFone ít người dùng 4G hơn các nhà mạng khác nên tốc độ mới cao và vùng phủ 4G của nhà mạng này thì có phần thua kém.
"Một nguồn nước cho nhiều người dùng thì mỗi người được ít hơn là chỉ cho 1 người dùng. Chỗ tôi ở Nam Từ Liêm không ai dám dùng MobiFone cả, không phải không có sóng, mà là đi xa xa trung tâm là không có sóng 2G cho mà nghe gọi huống chi dùng 4G", độc giả này nhận định.
Đồng tình với nhận định trên, độc giả Lê Văn Don
khẳng định "Tôi đang dùng Mobifone ở Hà Nội nhưng phải chuyển sang nhà mạng khác vì sóng Mobifone quá yếu. Quá trình chuyển mạng giữ số gặp quá nhiều lực cản từ phía MobiFone. Khi chuyển sang mạng khác thì chất lượng sóng khác hẳn. Chẳng hiểu cuộc khảo sát của Cục thế nào chứ sóng thường Mobifone còn chẳng có còn nói gì đến LTE".
"Cách đo đã thấy không khách quan rồi, còn bản thân người dùng người ta tự cảm nhận và tự biết được nên dùng mạng nào ổn định, chứ 4G của MobiFone đi xa xa thành phố cái không có vạch sóng nào thì hiểu rồi đấy", độc giả Nguyễn Đức Thắng
chia sẻ.
Một bình luận cũng nhận được nhiều đồng thuận là từ độc giả có nickname "Ông già lẩm cẩm". Độc giả này chia sẻ: "Tôi đã dùng mạng MobiFone 10 năm nay và giờ đang rất muốn đổi qua mạng khác và giữ số nhưng bị nhà mạng làm khó. Chất lượng ngày một tệ, đi về vùng sâu vùng xa nghe gọi còn kém nói gì đến 3G, 4G".
Rất nhiều độc giả khẳng định việc chỉ đo kiểm tại Hà Nội không thể phản ánh được toàn bộ chất lượng 4G của nhà mạng. Độc giả Cao Trần Thắng
cho rằng nếu dùng MobiFone ở các khu vực ngoại thành thì chất lượng 4G của MobiFone giảm rất mạnh.
"Tôi đang ở quê. Nhà mạng khác thì đều có 4G, còn MobiFone thì không có sóng luôn chứ đừng bảo là nhanh nhất với chậm nhất", độc giả này nhận định.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều độc giả cho rằng chất lượng của MobiFone đã có sự cải thiện và phần nào được phản ánh qua kết quả đo kiểm. Độc giả có nickname "Họ và tên" bình luận: "Ở TP. HCM cũng vậy! Bình thường ở dưới quê xài mạng khác xong lên quận 9 là cứ phải tháo SIM ra thay SIM MobiFone vào".
"Mình cũng dùng cả sim 4G của Viettel và Mobifone. Thời gian đầu thì đúng là của MobiFone không được tốt nhưng gần đây mình thấy chất lượng sóng 4G của Moibfone rất tốt. Sóng ổn định", độc giả Nguyễn Minh Anh
chia sẻ trải nghiệm.
Nguồn tin của Zing.vn tại MobiFone cho hay việc người dùng không có được tốc độ kết nối 4G tốt nhất có thể do nhiều yếu tố như khoảng cách tới cột sóng, địa hình chắn sóng hay sử dụng sâu trong nhà. MobiFone vẫn đang tiếp tục gia tăng số lượng trạm BTS 4G để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất.
Gã khổng lồ xếp chót
Việc Viettel xếp chót trong kết quả đo kiểm chất lượng 4G đã khiến nhiều khách hàng bất ngờ. Nhiều người dùng cho rằng 4G Viettel có vùng phủ sóng rất tốt, nhưng lượng khách hàng lớn có thể khiến hệ thống của nhà mạng quân đội phải tải nhiều hơn hệ thống của hai nhà mạng còn lại.
"Cũng có thể do vị trị đặt trạm của các nhà mạng. Nếu chỉ đo một vị trí và kết luận là mạng mobi có tốc độ 4G chưa đúng với thực tế của người dùng. Còn so phủ sóng rộng khắp thì những ai đã dùng mạng Viettel thì sẽ biết mạng đấy phủ sóng rộng khắp như thế nào. Vậy nên phải đo ở nhiều vị trí khác nhau với có thể chính xác được", độc giả Anh Phuong
nhận định.
Băng tần đang là rào cản khiến nhà mạng không thể tăng tốc 4G. Ảnh: Thành Duy.
"Ở Hà Nội thì Viettel chiếm thị phần lớn nên đo tốc độ chậm hơn là đúng rồi. Các nhà mạng khác ít người dùng hơn thì chẳng mạnh", theo độc giả Đạt Phạm.
Trong nhiều cuộc họp với cơ quan quản lý, lãnh đạo của Viettel cũng từng nhiều lần chia sẻ về việc băng tần đang là rào cản tốc độ 4G của nhà mạng.
Theo khảo sát của Cục Viễn thông với 50 nhà mạng ở 17 nước thì Việt Nam đứng hàng cuối bảng băng tần dành cho 4G. Cụ thể băng tần dành cho 4G với băng thông 15*2 MHz cho mỗi nhà mạng, trong khi đó, con số này của SK Telecom của Hàn Quốc là 70*2 MHz, Telstra của Úc là 80.*2 Mhz, China Mobile của Trung Quốc là 220 MHz (tương đương 110.*2 MHz).
Khi số lượng người dùng càng tăng, yếu điểm về băng tần sẽ càng trở nên nhức nhối, đúng như nhiều độc giả miêu tả về cùng một nguồn nước nhưng nhiều người dùng thì mỗi người sẽ nhận được ít nước hơn.
Đại diện Viettel cho hay, nhà mạng này đang cố gắng tái quy hoạch thêm 5 MHz từ băng tần 1.800 MHz của mạng 2G và 10MHz từ băng tần 2.100 MHz của mạng 3G sang nâng cấp tài nguyên cho mạng 4G. Theo kế hoạch, hết quý 1/2019, Viettel sẽ hoàn thành việc tái quy hoạch và nâng cấp tài nguyên để nâng cao chất lượng mạng 4G. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời trong khi chờ tần số chính thức và đầy đủ cho 4G từ Bộ TT&TT.
Theo zing
VinaPhone bắt đầu triển khai dịch vụ eSIM cho người dùng di động VinaPhone là nhà mạng tiếp theo triển khai dịch vụ eSIM tại thị trường Việt Nam. Trước đó, một nhà mạng khác là Viettel cũng đã công bố cung cấp dịch vụ eSIM cho người dùng di động. Theo thông tin từ VinaPhone, trong hôm nay (28/2), nhà mạng này sẽ tiến hành đổi SIM cho khoảng 5.000 thuê bao đăng ký dịch...