Sếp toàn nhờ mua đồ không trả tiền, phải làm sao?
Tôi không nghĩ là sếp cố tình quỵt tiền của nhân viên, nhưng sếp hay quên quá. Mà lương thư ký như tôi, cứ mua đồ cho sếp kiểu này thì chết.
ảnh minh họa
Tôi mới đi làm chưa lâu thì may mắn được sếp cho làm thư ký, chắc vì tôi ngoại hình cũng được, tính tình được mọi người khen là dễ thương, nhanh nhẹn mà cẩn thận, chu đáo. Hồi đầu tôi hơi ngại cái tiếng thư ký nữ và sếp, nhưng làm việc ít lâu thì yên tâm thì sếp tôi là người đàng hoàng, ngoài công việc ra chỉ coi tôi như một cô em đồng nghiệp chứ không có gì đặc biệt.
Có điều, vì bận nên khi cần mua gì thì sếp hay nhờ tôi. Những thứ sếp mua nhiều khi là quà tặng đắt tiền. Thường tôi mua xong nếu sếp không đang bận chuyện gì thì rút ví trả tiền luôn, còn nếu bận thì bảo để sau, và thường là quên mất. Tôi rất ngại nhắc chuyện tiền nong, nhất là với sếp. Vì thế tôi chú ý rình những lúc sếp hay ai đó bên cạnh nói chuyện về đề tài liên quan để kiếm cớ nhắc khéo cho tự nhiên, còn nếu không kiếm được cớ gì thì tôi đành chịu.
Video đang HOT
Thực tình tôi biết sếp mình không phải người chày bửa, không đàng hoàng về tiền bạc. Chỉ là sếp bận quá nên quên, vả lại khoản đó đối với sếp không đáng bao nhiêu nên lại càng dễ quên. Nhưng với thu nhập của một thư ký như tôi thì khoản đó lại rất đáng kể, nếu bị hụt cho một người mà với họ con số đó quá nhỏ nhoi thì đúng là xót vô cùng.
Làm sao để tôi nhắc sếp đây? Tôi sợ không khéo sẽ khiến sếp khó chịu vì cho là tôi nghĩ xấu về sếp.
Chuyên gia trả lời:
Tiền nong đúng là chuyện rất tế nhị và khó nói đối với người Việt chúng ta, nhất là mối quan hệ giữa nhân viên và sếp càng dễ gây e ngại. Nhưng thực ra, khó hay dễ cũng chỉ xuất phát từ cách nhìn của bạn. Với một số người, đòi tiền sếp thật ra lại dễ hơn đòi tiền bạn bè, vì người ta là sếp mà, là “đàn anh”, trừ khi ông ta có tính chày bừa về tiền bạc mới khó, chứ chỉ vì hay quên thì cũng dễ thôi.
Bạn hãy dẹp bớt tính e ngại, khi sếp rảnh có thể hỏi kiểu”món đồ hôm trước em mua có được không, em cứ lo chọn không đúng ý thủ trưởng”. Hoặc nếu những câu hỏi kiểu đó bạn thấy không phù hợp thì bạn nhớ giữ các hóa đơn, đợi lúc thuận tiện đưa cho sếp là xong.
Nếu bạn hay bị sếp nhờ mua đồ, mà lần nào cũng nhắc thì ngại, hãy tập hợp hết hóa đơn lại, chờ đến cuối tháng, tính tổng và đưa hết cho sếp một lần lúc sếp đang rảnh rỗi, hỏi sếp định thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Tôi nghĩ bạn không phải lo sếp có ác cảm với mình, thậm chí còn thấy cảm kích vì bạn đã nhắc ông ấy những việc ông ấy không nhớ. Bạn là thư ký, điều đó càng thuận lợi vì một trong các nhiệm vụ của bạn là nhắc sếp những việc sếp có thể quên cơ mà.
Theo VNE
Ly hôn vì một câu nói
Tôi đã ly hôn chỉ vì câu trả lời của chồng khi tôi hỏi: "Anh có em rồi mà còn đi gác tay gác chân; đi tăng 2, tăng 3. Anh thấy họ thế nào?". Chồng tôi thản nhiên trả lời: "Cũng vậy thôi mà!".
Có người cho tôi là hâm, là dở người vì đã có thể chấp nhận chuyện chồng mình "ăn bánh trả tiền" mà lại không thể chấp nhận một câu nói... bình thường như thế. Sự thật, tôi là loại người vợ hèn yếu, nhẫn nhịn, nhưng sự chịu đựng nào cũng có giới hạn.
Lần đầu tiên biết chồng mình đi cà phê ôm, bia ôm, gác tay gác chân, tôi đau lắm, nhưng cũng đành chấp nhận những gì anh nói: "Đàn ông bây giờ, mười thằng hết tám là vậy, còn hai thằng thì thuộc loại thử rồi không hạp. Em phải mừng là anh không nói dối, giấu giếm em, luôn cố gắng để gìn giữ, không mang bệnh về nhà". Tôi từng khóc ngày khóc đêm với cái lý luận của anh nhưng cũng phải nhìn nhận, trong lời anh có một phần sự thật. Tôi vốn bệnh tật, yếu ớt, không đáp ứng nổi nhu cầu của anh, nên anh có ra ngoài "ăn bánh trả tiền" cũng là bất đắc dĩ, là thậm chí như anh nói: "Thà vậy còn hơn vì bức bách mà anh có bồ nhí rồi bỏ em luôn".
Thế nhưng một lần, khi nằm cạnh nhau trong một lần anh đi hai ngày mới về nhà, tôi đã lấy hết can đảm hỏi anh câu hỏi đó, để biết cảm giác của anh là gì khi làm chuyện đó với những người phụ nữ bán thân nuôi miệng. Câu trả lời của anh như đâm một nhát dao chí mạng vào tim tôi. Vậy là với anh, tôi không khác gì họ. Với anh, tôi không phải là người vợ được tôn trọng, thương yêu; thậm chí còn tệ cả họ, là một món đồ chơi không dùng được. Mọi chịu đựng, cố gắng của tôi đã sụp đổ. Tôi hiểu ra rằng, mình còn thấp kém hơn những cô gái đó. Họ bán thân nuôi gia đình, nuôi con cái, nuôi chính bản thân; còn tôi, tôi chẳng có gì để bán nên chấp nhận mua anh làm chồng bằng sự im lặng chịu đựng những khinh rẻ, nhục nhã anh dành cho tôi.
Tôi đã làm đơn ly hôn trong nỗi đau mà tôi biết khó bao giờ mình có thể gột rửa, xóa nhòa.
Theo VNE
Tôi không dễ nhường chồng cho kẻ khác Tôi sẽ không bao giờ buông tay ra để nhường chồng mình cho người phụ nữ khác. Bởi con tôi cần có bố.... Có chị cho rằng, cứ phát hiện chồng ngoại tình hay "bóc bánh trả tiền" là ly dị thì đơn giản quá. Tôi không nghĩ đó là một cách hay mà chị em nên áp dụng. Tôi sẽ không bao...