“Sếp” PVTEX nhận hối lộ, gây thất thoát tiền tỷ thế nào?
Ngày 28.8, Tòa án nhân dân (TAND) TP.Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo trong vụ án “ Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu Khí (PVTEX, tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam). Phiên tòa do thẩm phán Trần Nam Hà làm chủ tọa, dự kiến phiên xét xử sơ thẩm sẽ diễn ra trong vòng 4 ngày.
Các bị cáo trong vụ án này gồm các ông: Đào Ngọ Hoàng (cựu trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTEX); Vũ Phương Nam (cựu kế toán trưởng PVTEX) và Đỗ Văn Hồng (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC.KBC) bị truy tố tội cố ý làm trái. Riêng ông Trần Trung Chí Hiếu (cựu chủ tịch HĐQT PVTEX) hầu tòa về 2 tội cố ý làm trái và nhận hối lộ. Cơ quan công tố xác định ông Hiếu giữ vai trò chính trong vụ án này.
Chỉ định nhà thầu yếu kém
Theo cáo trạng, PVTEX được thành lập trên cơ sở thỏa thuận hợp tác đầu tư ngày 15.5.2007 về việc xây dựng Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester (VINATEX), trụ sở tại Khu công nghiệp Đình Vũ (phường Đông Hải, quận Hải An, TP.Hải Phòng. Xuất phát từ nhu cầu chỗ ở cho cán bộ, công nhân viên khi nhà máy đi vào hoạt động, ngày 12.8.2009, Trần Trung Chí Hiếu (lúc đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị PVTEX) ký Nghị quyết thống nhất thông qua chủ trương đầu tư xây dựng Dự án nhà ở cho cán bộ, công nhân viên PVTEX.
Cựu chủ tịch HĐQT PVTEX Trần Trung Chí Hiếu và Vũ Đình Duy được xác định đã sai phạm nghiêm trọng trong dự án nhà ở cho cán bộ công nhân PVTEX.
Trên cơ sở công văn đề nghị HĐQT phê duyệt báo cáo đầu tư của Vũ Đình Duy (Tổng Giám đốc PVTEX), tháng 6.2010, Trần Trung Chí Hiếu đã ký quyết định phê duyệt báo cáo đầu tư Dự án nhà ở với tổng mức đầu tư hơn 318 tỷ đồng, trong đó giai đoạn I là hơn 101 tỷ đồng và giai đoạn II là hơn 216 tỷ đồng. Quá trình triển khai thực hiện dự án, các bị cáo đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng dẫn đến dự án dở dang, xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư, thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
Hành vi vi phạm đầu tiên được xác định là vi phạm trong việc lựa chọn nhà thầu. Theo cáo trạng, ngày 16.11.2009, ông Hiếu ký quyết định chỉ định thầu Tổng Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thực hiện thi công xây dựng Dự án nhà ở. Sau đó, theo chủ trương chung của PVN, PVC có công văn gửi PVTEX chấp nhận để PVC. KBC được phép thay mặt PVC đàm phán, ký kết hợp đồng với chủ đầu tư, thực hiện triển khai thi công, tiến hành nghiệm thu, thanh quyết toán và các công việc khác liên quan đến gói thầu.
Ngày 21.8.2010, PVC.KBC ký thỏa thuận liên doanh với Công ty Cổ phần thiết kế quốc tế HEERIM.PVC để cùng thực hiện Dự án. Để có cơ sở thay đổi nhà thầu, PVTEX có công văn báo cáo và được PVN đồng ý về chủ trương, cho phép PVTEX được chỉ định và ký hợp đồng với liên doanh PVC.KBC/HEERM.PVC. Được sự ủy quyền của ông Hiếu, Vũ Đình Duy thay mặt HĐQT PVTEX ký quyết định phê duyệt thay đổi tư cách pháp nhân tham gia dự thầu từ nhà thầu PVC sang liên doanh nhà thầu PVC.KBC và HEERM.PVC.Tại thời điểm này, cả hai thành viên PVC.KBC và HEERM.PVC đều vừa mới thành lập, không đáp ứng được mức yêu cầu tối thiểu về số năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế và thi công xây lắp công trình; không đáp ứng yêu cầu có hợp đồng tương tự về quy mô, giá trị (như giai đoạn I của Dự án) là 1 hợp đồng; không đáp ứng yêu cầu về doanh thu và lợi nhuận trung bình trong 3 năm gần nhất.
“Hô biến” chung cư thành nhà liền kề
Video đang HOT
Toàn cảnh dự án nhà ở vẫn còn dang dở, xuống cấp sau nhiều năm thi công. (Ảnh: Vĩnh Quân/Kinh tế đô thị)
Cáo trạng xác định, Trần Trung Chí Hiếu và Vũ Đình Duy là người phê duyệt dự án nhà ở là nhà chung cư, nhưng sau đó lại điều chỉnh thiết kế các hạng mục nhà ở của dự án và đồng ý cho tiến hành thi công thành nhà liền kề là vi phạm quy định Luật nhà ở 2005. Cùng với đó, cáo trạng xác định, các bị cáo đã tự ý thay đổi thiết kế và tổ chức thi công xây lắp trái với hồ sơ khi lập, phê duyệt, thiết kế cơ sở dự án và phê duyệt của UBND TP Hải Phòng.
Trong việc tạm ứng và sử dụng tiền tạm ứng, các bị cáo đã có hành vi cố ý làm trái quy định về Hợp đồng xây dựng, dẫn đến hậu quả thiệt hại cho Nhà nước hơn 19 tỉ đồng. Hành vi của các bị cáo còn để lại hệ lụy rất lớn, toàn bộ dự án dừng thi công, dở dang từ năm 2012. Đến nay, dự án đã xuống cấp nghiêm trọng và UBND TP.Hải Phòng đã phải ra quyết định thu hồi đất của dự án.
Hơn 92 tỉ đồng của Nhà nước đầu tư nhà ở chung cư cho công nhân khu công nghiệp bị sử dụng sai mục đích sang xây nhà liền kề, gây lãng phí nghiêm trọng.
Đáng chú ý, khi PVTEX liên kết góp vốn thành lập PVTEX Kinh Bắc, Vũ Đình Duy và Trần Trung Chí Hiếu còn có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và sự lệ thuộc của đối tác để nhận tiền hối lộ mỗi người 3 tỷ đồng.
Liên quan đến hành vi của Vũ Đình Duy, trong vụ án này, Đỗ Văn Hồng còn khai đã phải chi phí cho Duy gần 9 tỷ đồng để sửa nhà, góp cổ phần cho Duy tại PVC-KSC. Hiện Vũ Đình Duy đã bỏ trốn khỏi Việt Nam.
Về hành vi cố ý làm trái trong việc cho tạm ứng và sử dụng tiền tạm ứng, Trần Trung Chí Hiếu bị cáo buộc dù biết việc cho PVC.KBC tạm ứng 20 tỷ đồng để thực hiện dự án là không đúng quy định của Hợp đồng số 14 nhưng vẫn chỉ đạo Vũ Đình Duy làm thủ tục và ký phê duyệt chủ trương cho tạm ứng.
Sau khi nhận 20 tỷ đồng trên, Đỗ Văn Hồng đã sử dụng sai mục đích, không sử dụng để hoàn thiện dự án như cam kết, không tiếp tục triển khai thi công, đến 31.12.2012 thì dừng hẳn mọi hoạt động, rút toàn bộ máy móc, nhân công khỏi công trường, đến nay công trình dang dở, xuống cấp nghiêm trọng. Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại hơn 19 tỷ đồng.
Theo Danviet
Đang xét xử cựu Chủ tịch công ty Xơ sợi dầu khí PVTEX
Ông Trần Trung Chí Hiếu - cựu Chủ tịch công ty Xơ sợi dầu khí bị cáo buộc chỉ định nhà thầu không đủ năng lực, gây thất thoát hơn 19 tỉ đồng và nhận hối lộ 3 tỉ đồng từ đối tác.
Các bị cáo trong phiên tòa sáng nay.
Sáng 28.8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa (PVTEX) xét xử vụ án kinh tế - tham nhũng xảy ra tại Cty CP Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí. Các bị cáo trong vụ án gồm Trần Trung Chí Hiếu - cựu Chủ tịch PVTEX; Đào Ngọ Hoàng - cựu Trưởng phòng Thương mại hợp đồng PVTEX, Vũ Phương Nam - cựu Kế toán trưởng PVTEX và Đỗ Văn Hồng - cựu Chủ tịch kiêm TGĐ Cty CP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc (PVC.KBC).
Các bị cáo bị truy tố về tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Riêng bị cáo Trần Trung Chí Hiếu đối mặt thêm tội danh "Nhận hối lộ".
Trong vụ án, PVTEX được xác định là nguyên đơn dân sự, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan...
Tại phiên tòa sáng nay, thẩm phán, chủ tọa Trần Nam Hà cho biết, một số nhân chứng, người liên quan được triệu tập nhưng vắng mặt. Tuy vậy, tòa án tiếp tục làm việc, sẽ triệu tập thêm khi cần thiết.
Một số nhân chứng, người liên quan vắng mặt nhưng phiên tòa vẫn tiếp tục. Ảnh CN
Tiếp đến, đại diện VKSND TP Hà Nội công bố cáo trạng. Theo cáo trạng, dự án nhà ở cho cán bộ, nhân viên PVTEX có tổng mức đầu tư hơn 318 tỉ đồng từ vốn vay PVN và vốn điều lệ của PVTEX. Năm 2009, Trần Trung Chí Hiếu đã chỉ định Tổng Cty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thực hiện dự án
Sau đó, do chủ trương của PVN, Trần Trung Chí Hiếu và Vũ Đình Duy - cựu TGĐ PVTEX quyết định thay đổi nhà thầu từ PVC sang liên danh PVC.KBC và Cty CP Thiết kế quốc tế HEERIM.PVC.
Khi đó, cả 2 Cty này đều mới thành lập, không đáp ứng được nhiều yêu cầu tối thiểu để thi công công trình. Như vậy, việc các bị can Hiếu, Duy lựa chọn liên danh PVC.KBC và HEERIM.PVC đã vi phạm các quy định của Chính phủ. Quá trình thực hiện, các đối tượng cũng tự thay đổi thiết kế dự án từ nhà chung cư thành nhà liền kề.
Năm 2011, dù đang nợ hơn 5 tỉ đồng tạm ứng nhưng Đỗ Văn Hồng vẫn đề nghị PVTEX cho ứng thêm 20 tỉ đồng để thực hiện dự án. Các đối tượng Trần Trung Chí Hiếu, Vũ Đình Duy, Đào Ngọ Hoàng, Vũ Phương Nam đều biết việc này trái quy định nhưng đã hợp thức hồ sơ, chuyển 20 tỉ đồng cho PVC.KBC.
Nhận tiền, Hồng sử dụng sai mục đích, không dùng cho hoàn thiện dự án như cam kết.
Tháng 3.2012, Hồng dừng thi công, rút người và phương tiện ra khỏi công trường và bị PVTEX đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng vào năm 2014.
Đến năm 2015, PVC.KBC còn nợ PVTEX hơn 19 tỉ đồng và không có khả năng thanh toán. Hành vi của các bị cáo còn khiến dự án bị xuống cấp, lãng phí nghiêm trọng buộc UBND TP Hải Phòng phải thu hồi đất.
Ngoài ra, Đỗ Văn Hồng chủ động khai báo đã hối lộ Vũ Đình Duy và Trần Trung Chí Hiếu mỗi người 3 tỉ đồng qua việc góp cổ phần khi thành lập công ty mới. Cụ thể, năm 2010, Duy trao đổi với Hồng việc liên kết thành lập Cty CP PVTEX Kinh Bắc để sản xuất ống sợi, thùng caton và sẽ được PVTEX bao tiêu đầu ra.
Hiện tại, Vũ Đình Duy đang bị truy nã nên cơ quan điều tra đã quyết định đình chỉ bị can, xử lý sau.
Dự kiến phiên tòa đến hết ngày 31.8.
CAO NGUYÊN
Theo Laodong
Cựu Chủ tịch PVTEX Trần Trung Chí Hiếu và đồng phạm hầu tòa Bị truy tố về hai tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Nhận hối lộ, sáng nay, cựu Chủ tịch PVTEX Trần Trung Chí Hiếu hầu tòa cùng đồng phạm. Ngày 28/8, TAND TP.Hà Nội đưa các bị cáo Trần Trung Chí Hiếu (SN 1963) - nguyên Chủ tịch...