Sếp ‘nhà người ta’ ở Bình Dương: Bao ăn ở, xét nghiệm cho công nhân, tặng thêm 1 triệu nếu ở lại công ty
Hành động tuyệt vời của người sếp trong câu chuyện đang thu hút sự chú ý của dân mạng.
Dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều lĩnh vực bị ảnh hướng, nhiều công ty phải cắt giảm nhân sự, lương thưởng để đảm bảo hoạt động. Có những người lao động phải ngậm ngùi rời công ty và rơi vào cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên không thể không nhắc đến những nghĩa cử ấm lòng khiến bất cứ ai cũng thấy xúc động.
Mới đây, trên hội nhóm ở Facebook xuất hiện video một người sếp ở Bình Dương đang nói chuyện với anh chị em công nhân.
Video: Sếp ở Bình Dương chia sẻ với anh chị em công nhân gây sốt. Nguồn Bình Dương 24h.
Đứng trước các anh chị em công nhân, người sếp này chia sẻ: ‘Khi ở lại công ty các anh chị em được lo đầy đủ cơm nước: sáng trưa chiều (miễn phí), anh em nào tăng ca sẽ có phần cơm khuya để có sức làm việc. Ngoài ra, các anh chị em ở lại, công ty sẽ phụ cấp thêm mỗi tháng 1 triệu đồng, để chi tiêu lặt vặt.
Công ty cũng sẽ chủ động mời đơn vị Đa khoa Medic Bình Dương đến lấy mẫu xét nghiệm để mọi người an toàn và yên tâm làm việc. Chi phí lấy mẫu bốn trăm, bốn trăm mấy đó công ty tài trợ luôn’.
Khi một chị công nhân hỏi ‘Anh ơi, mình ở lại công ty có được sắp xếp chỗ ngủ đàng hoàng không?, lãnh đạo công ty nói: ‘Đây là trách nhiệm của công ty’.
Sếp cho biết công ty sẽ lo chỗ ăn ở cho công nhân ở lại để phòng chống dịch.
‘Các anh chị Quản đốc lưu ý giùm tôi, anh chị em công nhân là tài sản của công ty đấy. Các quản đốc phải phối hợp với các bên chuẩn bị chỗ ngủ sạch sẽ, lắp đặt vòi sen, nhà tắm cho các anh chị em nghỉ ngơi, giặt giũ’, vị sếp có tâm này dặn dò.
Video được nhiều người chia sẻ và lan toả, tất cả đều dành những lời tốt đẹp nhất để gửi ban lãnh đạo công ty này. Đồng thời, người xem cũng bày tỏ mong muốn lãnh đạo các công ty khác cũng quan tâm nhân viên để họ có động lực cống hiến.
Qua tìm hiểu, được biết, đây là công ty Trần Đức, ở Thuận An, Bình Dương.
Hoàn cảnh xót xa của những người miền Tây làm công nhân ở Bình Dương
Chuyện người miền Tây đổ về các tỉnh thành trên cả nước trong đó có mảnh đất Bình Dương để kiếm sống từ lâu đã là sự việc quá quen thuộc với dư luận.
Thế nhưng, được nghe họ tâm sự và chia sẻ về cuộc đời mình, không ít cư dân mạng chạnh lòng và để lại nhiều ý kiến bình luận.
Thông tin sự việc gây xôn xao trên mạng xã hội. (Ảnh: FB H.E)
Hình ảnh những người miền Tây trong suốt nhiều năm qua kiên trì sinh sống tại các xóm trọ Bình Dương, làm đủ thứ nghề, trong đó phần lớn chọn làm công nhân đã không còn là chuyện mới mẻ trong xã hội. Vì nhiều lý do mà họ lựa chọn chuyện "bỏ xứ mà đi" để mong cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn ở vùng đất đem đến nhiều cơ hội về việc làm, tương lai như thành phố đang phát triển Bình Dương.
Theo báo Tuổi Trẻ đưa tin, đa số những người miền Tây đều lựa chọn chuyện "tha hương" vì nơi miền sông nước quê họ không có nhiều cơ hội việc làm. Bà H.N quê ở Cà Mau tiếp xúc với báo Tuổi Trẻ cho biết, cả bà và gia đình đã thuê 4 phòng trọ liên tiếp tại đây trong suốt 12 năm qua. Mỗi một người trong nhà đều cố gắng kiếm một công việc để có thêm thu nhập.
Lớn thì vào công ty làm công nhân, phụ hồ còn nhỏ thì chạy những công việc tự do bên ngoài cho đến khi đủ 18 tuổi cũng "nối gót" theo gia đình vào nhà xưởng. Kể về hoàn cảnh của mình, bà N. cho hay: " Quê tui vùng sông nước làm gì có việc mà làm. Có vuông tôm mà nuôi thả quanh năm, ngày nào cũng có bắt lai rai ăn qua bữa vậy thôi. Lên đây làm công nhân cũng có đỡ hơn nhiều".
Những dãy nhà trọ được nhiều người miền Tây lên trú ngụ để làm công nhân ở Bình Dương. (Ảnh: Vietnamnet)
Tương tự như bà H.N, anh N.C.T trọ cùng dãy phòng tiết lộ về cuộc sống vất vả trăm đường của mình: " Học hết cấp III, ở quê vất vả đủ đường, đến đường đi xe còn không có, điện chưa có, học xong cũng không có việc gì làm nên tôi lên Bình Dương tìm việc". Anh cho biết rằng bản thân đã có đến 16 năm làm việc tại Bình Dương.
Có người còn đem cả gia đình, dòng họ lên Bình Dương để kiếm kế sinh nhai, mong có thu nhập tốt hơn. (Ảnh minh hoạ: Vnexpress)
Không chỉ có người lớn, nhiều đứa trẻ vì hoàn cảnh gia đình mà theo cha mẹ từ các tỉnh miền Tây lên mảnh đất Bình Dương này để kiếm sống. Vì cuộc sống quá vất vả, khó khăn nên nhiều trẻ nhỏ nên không được đi học tiếp mà phải nghỉ học để lao vào mưu sinh, đỡ đần gia đình.
Lớp học tình thương cho con em của người lao động xa quê tại Bình Dương được chính quyền địa phương tổ chức. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Những lời chia sẻ này ngay sau khi xuất hiện trên mạng xã hội đã nhận về không ít sự quan tâm từ dư luận. Đa số cư dân mạng đều bày tỏ chạnh lòng trước hoàn cảnh, số phận của không ít người miền Tây lên Bình Dương để kiếm sống.
Có nhiều ý kiến cho rằng cũng vì muốn mưu cầu cuộc sống tốt hơn cho mình và gia đình nên họ mới đành bỏ nơi "quê cha đất tổ" để sống ở một mảnh đất khác tốt hơn, nhiều cơ hội hơn. Số khác cũng bàn luận rằng đi tìm cơ hội mới không phải điều xấu xa nhưng mà nếu có ý chí, tu tâm dưỡng tính để làm ăn thì cuộc sống của họ cũng đỡ vất vả và sáng lạn hơn rất nhiều. Bởi trên thực tế, giữa những dãy trọ "tứ xứ" không chỉ ở Bình Dương, cũng len lỏi vào đó nhiều tệ nạn xã hội đáng tiếc xảy ra.
- " Miền Tây bây giờ cũng phát triển nhưng để níu kéo người ở lại mưu sinh cũng không phải dễ dàng."
- "Đất lành thì chim đậu thôi."
- "Giải được bài toán phát triển miền Tây thì tự nhiên người miền Tây họ sẽ ở lại quê cha đất tổ mà sinh sống thôi."
- "Nghe hoàn cảnh của người miền Tây mà thấy chạnh lòng."
- "Chẳng ai muốn bỏ quê mà ra đi cả. Âu cũng chỉ vì miếng cơm manh áo mà thôi."
- "Đúng vậy lương công nhân bây giờ cũng khá hơn trước, nếu còn mãi dưới quê, gặp trúng mùa không nói. Đến năm thất bát thì chỉ có nước mắt chảy dài thôi. Đó là lý do tại sao người miền Tây đổ xô đi khắp các tỉnh thành phát triển để mưu sinh."
Hiện tại, câu chuyện chia sẻ của người miền Tây làm công nhân tại Bình Dương vẫn đang nhận về sự chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội. Trước những dòng tâm sự chạnh lòng ấy, không ít dân tình bày tỏ sự thông cảm và để lại nhiều ý kiến bình luận đáng quan tâm. Còn bạn, bạn suy nghĩ thế nào về câu chuyện này? Hãy chia sẻ cùng YAN nhé!
'Sếp rất tốt nhưng lương rất thấp', bạn có nên tìm việc mới hay không? Một bài post với vỏn vẹn vài chữ trên một diễn đàn ngay lập tức thu hút hàng nghìn lượt tương tác, phản ứng của cộng đồng. Khi còn là sinh viên, ai cũng mơ ước có được một việc làm phù hợp với mức lương ổn định sau khi ra trường. Mọi người đều nỗ lực học tập, trau dồi kỹ năng,...