Sếp ngân hàng làm thất thoát 450 tỷ đồng thêm án tử
Ngoài án tử hình do nâng khống thiết bị từ 100 triệu lên 130 tỷ đồng, cựu Tổng giám đốc Công ty ALC II tiếp tục nhận mức án cao nhất vì tham ô và làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng.
Ngày 27/11, TAND TP HCM tuyên phạt Vũ Quốc Hảo (cựu Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính ALC II – thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), Đặng Văn Hai (cựu Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH Xây dựng và thương mại Quang Vinh, nguyên chủ tịch HĐTV) mức án tử hình về các tội Tham ô tài sản, Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo HĐXX, bị cáo Hảo và Hai là người cầm đầu vụ án tham ô số tiền lớn để trả nợ cá nhân. Cả hai móc nối với nhau thực hiện nhiều chủ trương sai trái, ký 7 hợp đồng khống giải ngân trái phép số tiền lớn, gây thiệt hại nặng nề.
“Hành vi của các bị cáo còn làm sói mòn lòng tin của nhân dân gây nên hậu quả không thể nào bù đắp, cần áp dụng hình phạt cao nhất”, bản án nêu.
Lần thứ 2 bị cáo Hảo nhận bản án tử hình về hành vi Tham ô tài sản. Ảnh: Hải Duyên.
Năm 2009, để có tiền trả nợ cho đối tác trong quá trình làm ăn, Tổng giám đốc Hảo đã bàn với Hai ký hợp đồng thuê tài chính và mua bán tài sản khống là máy cẩu thủy lực bánh xích để rút tiền của Công ty ALCII. Hảo chỉ đạo cấp dưới đứng ra ký hợp đồng thuê tài chính còn mình trực tiếp mua bán với công ty Quang Vinh để giải ngân số tiền 120 tỷ đồng.
Số tiền rút ra, Hảo yêu cầu Hai thay mình trả nợ 75 tỷ đồng cho đối tác. Đồng thời ông chỉ đạo cho một phó phòng yêu cầu Hai chi 950 triệu đồng gọi là chi phí huy động vốn mà công ty Quang Vinh được giải ngân. Số tiền còn lại trong phi vụ này, Hai chiếm dụng sử dụng vào mục đích cá nhân.
Trong một hợp đồng khác với doanh nghiệp tư nhân Anh Phương, ông Hảo bị cáo buộc tham ô 4,9 tỷ đồng của công ty ALC II để trả nợ cho việc đầu tư mua đất tại Tiền Giang.
Video đang HOT
Ngoài ra, Tổng giám đốc Hảo đã bàn với Hai ký 7 hợp đồng thuê tài chính, mua bán tài sản với các công ty của Hai giải ngân trái phép hơn 500 tỷ đồng. Số tiền này được lãnh đạo ALC II sử dụng để xóa nợ xấu của các doanh nghiệp tại chính ALC II và cho các công ty này vay kinh doanh gây thiệt hại gần 330 tỷ đồng.
Không chỉ là người giúp sức tích cực cho Hảo chiếm dụng số tiền 80 tỷ của Công ty ALC II, Hai còn thành lập 7 công ty tư nhân khác, thuê người làm đại diện ký các hợp cho thuê tài chính, mua bán tài sản khống với Công ty ALC II để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng. Trong lần truy tố trước, ông Hảo bị cáo buộc ký khống 9 hợp đồng với Hai, giải ngân hơn 600 tỷ đồng và gây thất thoát 530 tỷ.
Hai năm trước, TAND TP HCM đã đưa vụ án ra xét xử, tuyên phạt Hảo, Hai mức án tử hình về các tội Tham ô tài sản, Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ngoài bản án tử hình với vai trò đồng phạm trong tội Tham ô tài sản, Hai còn bị tuyên phạt án tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hồi tháng 7 năm ngoái, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã xử phúc thẩm hủy một phần bản án điều tra lại đối với Hảo và Hai về các tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái. Hình phạt cho dàn lãnh đạo ALC II và những người liên quan trong vụ án được giữ nguyên.
Liên quan đến những sai phạm tại ALC II, ông Hảo đã bị TAND TP HCM tuyên phạt mức án tử hình với vai trò là chủ mưu trong việc nâng khống thiết bị lặn tàu Tino 2 từ 100 triệu lên 130 tỷ đồng để giải ngân trái phép chiếm đoạt tiền của ALC II. Trong một vụ án khác, cựu tổng giám đốc ALC II còn phải nhận thêm 12 năm tù về tội Cố ý làm trái. Những bản án này đều đã có hiệu lực thi hành.
Dự kiến trong tháng 12, người từng đứng đầu Công ty tài chính ALC II sẽ tiếp tục hầu tòa về một sai phạm khác trong thời gian đương nhiệm.
Đây là một trong số 8 đại án được Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đề nghị đưa ra xét xử trước Đại hội Đảng.
Hải Duyên
Theo VNE
Đại án tham nhũng tại Agribank: Làm hợp đồng khống để lấy tiền
Điều hành công ty làm ăn thua lỗ, Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính (ALC II) - Ngân hàng NN&PTNT Agribank đã bắt tay với doanh nghiệp bên ngoài có thuê tài chính tại ALC II rồi tiến hành ký một số hợp đồng mua bán khống để giải quyết "nợ xấu".
"Chết" vì bất động sản
Ngày 26/11, phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng tại Công ty cho thuê tài chính II (ALC II) trực thuộc Ngân hàng Agribank được tiếp tục với phần thẩm vấn để làm rõ về các tội danh "Tham ô tài sản" và "Cố ý làm trái về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Bị cáo Vũ Quốc Hảo (nguyên tổng giám đốc của ALC II) cho biết, từ năm 2008, Hảo đã ký hợp đồng cho vay với ông Lê Đoàn Tám (Giám đốc Công ty đóng tàu Đại Dương) 60 tỷ đồng. Sau đó, Hảo chuyển toàn bộ số tiền cho Lê Văn Phong (Tổng giám đốc Công ty Hàm Rồng) để đầu tư vào bất động sản.
Vì không có khả năng trả nợ nên vào năm 2009, Hảo đã đích thân bàn bạc và ký với Đặng Văn Hai (nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Quang Vinh) các hợp đồng mua - bán để "rút ruột" ALC II nhằm thanh toán nợ và chi tiêu cho mục đích cá nhân.
Ngoài ra, trong thời gian làm lãnh đạo tại đây, Hảo đã khiến cho ALC II phát sinh thua lỗ và rất nhiều nợ xấu. Nhằm giải quyết bài toàn này, Hảo liền gặp Hai và một số doanh nghiệp có thuê tài chính tại ALC II rồi tiến hành ký một số hợp đồng mua bán khống.
Tuy nhiên, trên thực tế, các đối tượng sử dụng tiền của ALC II giải ngân để trả nợ xấu đã gây ra trước đó. Chưa hết, Hảo còn chỉ đạo cho cấp dưới thẩm định hồ sơ và cho thông qua một cách nhanh chóng cho Công ty Quang Vinh.
Tổng Giám đốc ALC II cũng thừa nhận đây chỉ là các hoạt động cho vay được che đậy dưới hình thức cho thuê tài chính. Thực tế, từ năm 2008 đến 2009, Hảo và đồng phạm đã thực hiện tất cả bảy hợp đồng cho thuê tài chính với số tiền 500 tỉ đồng và cung ứ ng nhiều tài sản trái pháp luật.
Bị cáo Hảo lại "chống" án tử hình
Các bị cáo không tham ô tài sản?
Chiều 26/11, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị mức án tử hình đối với cả Vũ Quốc Hảo và Đặng Văn Hai về những sai phạm mà 2 bị cáo này đã gây ra.
Tại phần tranh luận, các luật sư đều đồng ý một phần những gì bản cáo trạng nêu ra. Tuy nhiên, các luật sư cũng đưa ra những ý kiến riêng bào chữa cho hai bị cáo Hảo và Hai.
Luật sư Đỗ Hải Bình (bào chữa cho bị cáo Hảo) không đồng ý tội danh tham ô của bị cáo Hảo. Đồng thời cho rằng, hợp đồng 030/09 do Hảo ký là có thật chứ không phải là hợp đồng khống như cáo trạng nêu.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng thì giữa Hảo - Hai có các tài sản thế chấp và giải ngân rõ ràng. Vì vậy, kết tội tham ô là không đúng.
Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Hai) cho rằng, số tiền giải ngân của hợp đồng số 030/09 là 120 tỷ đồng thì Hảo đã đưa cho Lê Đoàn Tám (Giám đốc Cty Đại Dương) 75 tỷ đồng và coi đây khoản nợ cá nhân giữ Hảo và Tám chứ không phải là nợ của công ty.
Còn số tiền Hai vay đã được sử dụng vào đúng mục đích kinh doanh của công ty Quang Vinh. Việc ký kết là hợp đồng là có thật và không phải là hợp đồng khống như cáo trạng truy tố ông Hai. Vì vậy, luật sư mong HĐXX xem xét cho bị cáo Đặng Văn Hai về tội danh tham ô.
Tại phiên tòa, khi được hỏi, đại diện của ALC II cũng không có ý kiến gì và mong HĐXX xem xét buộc Hảo - Hai bồi thường tiền cho ALC II, đồng thời phát mãi tài sản của Hảo để trả cho ALC II.
Quế Sơn
Theo Dantri
Đại án tham nhũng tại ALC 2: Đề nghị tuyên 2 án tử hình Với hành vi chiếm đoạt 80 tỷ đồng của Nhà nước, hai bị cáo trong vụ án "Tham ô tài sản" đều bị đề nghị án tử hình. Ngày 26/11, sau một ngày xét xử, Viện KSND TP.HCM giữ quyền công tố tại phiên tòa xét xử vụ "tham ô tài sản" xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính 2 (gọi...