Sếp lớn vung tiền gom mua cổ phiếu ‘gà nhà’
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu TNG trong bối cảnh mã này tăng dựng đứng từ đầu năm.
Theo tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu TNG để tăng sở hữu.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, mã TNG đứng mức 24.300 đồng/cổ phiếu. Tạm tính với giá này, số tiền ông Mạnh chi khoảng 24,3 tỷ đồng.
Cổ phiếu TNG tăng mạnh từ đầu năm song đỏ sàn trong gần cả tuần qua. (Ảnh: TNG)
Video đang HOT
Trước khi ông Mạnh thông báo mua vào, nhiều người thân của Chủ tịch Hội đồng quản trị TNG Nguyễn Văn Thời đã đăng ký và bán cổ phiếu TNG số lượng lớn.
Cơ cấu cổ đông lớn của TNG hiện chủ yếu là các cá nhân, trong đó ông Nguyễn Văn Thời nắm giữ hơn 12,5 triệu cổ phiếu tương đương 15,82% vốn TNG, tiếp sau là các ông Trần Cảnh Thông – Thành viên Hội đồng quản trị – nắm hơn 6,57% cổ phần và ông Mạnh có 6,29%.
Báo cáo kinh doanh của TNG cho thấy, 2 tháng đầu năm doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 583 tỷ đồng, tăng 12,5%. Tuy vậy lãi sau thuế chỉ đạt 15,5 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm trước.
Trên thị trường, mã TNG tăng dựng đứng 58,8% tính từ đầu năm (1/1 – 19/3), giúp mỗi cổ phiếu thêm 8.999 đồng sau 50 ngày giao dịch. Với hơn 79,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hoá TNG có thêm hơn 715 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngân hàng, bất động sản suy yếu
Chứng khoán ngày 19/3 giao dịch theo chiều hướng tiêu cực do nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản suy yếu.
Theo đó, chốt phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 6,89 điểm (tương đương 0,57%), đóng cửa ở mức 1.194,05. Toàn sàn có 193 mã tăng, 251 mã giảm và 61 mã đứng giá.
Mã VCB của Vietcombank giảm 3.300 đồng/cổ phiếu trong ngày giao dịch cuối tuần.
Thanh khoản HSX ở mức hơn 680 triệu cổ phiếu (tăng 8%), giá trị hơn 17.200 tỷ đồng (tăng 12%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá (193 mã tăng/ 251 mã giảm).
Rổ VN30 có 7 mã tăng, 3 mã đi ngang và 20 mã chìm vào sắc đỏ. Trong ngày giao dịch chứng kiến nhiều mã ngân hàng suy giảm như CTG của VietinBank giảm 0,1%, HDB của HDBank giảm 1,3%, STB của Sacombank giảm 0,5%, TPB của TienphongBank giảm 0,3%, VCB của Vietcombank giảm 3,4%...
Cùng xu hướng giảm là các mã thuộc khối bất động sản như NVL của Novaland, TCH của Tài chính Hoàng Huy, VHM của Vinhomes, VRE của Vincom Retail.
Trong khi VN-Index giảm thì HNX-Index tăng 0,22 điểm (tương ứng 0,08%) lên 277,7 điểm. Toàn sàn có 101 mã tăng, 104 mã giảm và 70 mã đứng giá.
UPCoM-Index giảm 0,21 điểm (tức 0,26%) xuống 81,48 điểm.
Theo nhận định của nhóm chuyên gia thuộc Chứng khoán ASEANSC về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ nhỏ với giá đóng cửa nằm trên các đường trung bình động ngắn hạn 3 ngày (MA3), 5 ngày (MA5), và 10 ngày (MA10), là tín hiệu khá tích cực, cho thấy bên mua đang tạm thời chiếm ưu thế.
Do đó, ASEANSC nghiêng về kịch bản tích cực là VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 1.195 - 1.200 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.205 - 1.210 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1.185 - 1.190 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.175 - 1.180 điểm.
Đấu giá hơn 1,6 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty Lương thực Lương Yên Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), ngày 12/4 tới đây sở này sẽ bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với trên 1,6 triệu cổ phần của Công ty TNHH MTV Lương thực Lương Yên. Ảnh minh họa. Theo đó, Công ty TNHH MTV Lương thực Lương Yên, có địa chỉ tại số 6 phố Ngô...