Sếp liên tục “khó ở” rồi “giận cá chém thớt”, nàng công sở đăng đàn hỏi dân mạng liền được mách nước cực ngầu!
Vợ thì có đến tận 3 bà; nhà tài sản, đất đai nhiều lắm; con trai, con gái đủ đầy; thiếu gì đâu mà ông ấy cứ bực bội, khó chịu vậy chứ. Đó là ông sếp cũ chỗ em làm, áp lực quá nên em nghỉ việc vì không chịu nổi.
Nếu làm việc trong môi trường công sở một thời gian nhất định, chắc hẳn chị em đôi lần có dịp gặp phải một người sếp nóng tính, vô lý. Sếp thất thường và hay nổi nóng vốn dĩ là câu chuyện chẳng có gì lạ lẫm. Tuy nhiên, điểm mấu chốt mà bài viết đang muốn đề cập đến ở đây chính là nguyên nhân nào có thể thúc đẩy một con người dẫn dắt cả doanh nghiệp như sếp mất kiểm soát đến vậy.
Tồn tại hằng hà sa số nguyên nhân khiến một người bực bội, có thể kể đến như áp lực công việc, gia đình, cuộc sống… Nắm bắt được nguyên nhân, chúng ta có thể dễ dàng giải quyết cũng như chọn cách ứng xử phù hợp để làm cho tình trạng “khó ở” của sếp chẳng có cơ hội trầm trọng hơn. Trái lại, nếu không dò ra căn nguyên vấn đề, câu chuyện có thể đi vào bế tắc.
Vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội quy tụ đông đảo dân công sở, một thành viên nữ đã có dịp chia sẻ câu chuyện về vị sếp thường cáu giận của mình. Cụ thể, cô viết:
“ Cho em nói xấu ông sếp mình một chút. Chả hiểu ông sếp nhà em bị bệnh gì anh chị ạ, cứ sáng ngày ra là bực mình, rồi luôn miệng quát tháo. Có hôm đang làm hóa đơn cho khách, bỗng nhiên ổng đập bàn bôm bốp, chửi cả lò cả tổng đứa nào vừa gọi điện cho ông ta (không hiểu sao lại không chửi nhau trực tiếp trong điện thoại mà đợi đến khi gác máy mới chửi, báo hại cả phòng kế toán phải ngồi nghe dù chẳng hiểu đầu cua tai nheo chuyện gì).
Lần khác nữa, đang yên đang lành tự nhiên xông ra chửi anh lái xe lùi xe… ngu, không kịp lấy hóa đơn đỏ cho ổng thì ổng giẫy lên đành đạch: “Các cô, các cậu làm việc thế ngang giết tôi đi còn hơn”.
Video đang HOT
Vợ thì có đến tận 3 bà; nhà tài sản, đất đai nhiều lắm; con trai, con gái đủ đầy; thiếu gì đâu mà ông ấy cứ bực bội, khó chịu vậy chứ. Đó là ông sếp cũ chỗ em làm, áp lực quá nên em nghỉ việc vì chịu nổi. (Ông ấy bị hói chắc do cáu giận nhiều nên tóc rụng hết). Ai đi làm mà gặp phải sếp nóng tính cỡ đó không ạ?”.
Ngay sau khi vừa được đăng tải chưa lâu, vị sếp “trời hành” trong câu chuyện đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Thể theo câu hỏi mà “khổ chủ” đã để ngõ ở cuối bài, rất nhiều người bắt tay vào công cuộc truy tìm nguyên nhân khiến ông sếp liên tục “khó ở” để có thể giải đáp thắc mắc:
“ Trời ạ, bạn thông cảm 1 tí đi, ổng phải cai quản cả hậu cung như thế kia thì thực ra rất nhiều áp lực mà chúng ta không hiểu được. Không trút được ở nhà thì phải đến chỗ làm thôi, mà lại còn tận 3 người thì ổng quạu cỡ đó cũng không khó hiểu lắm đâu bạn”.
“Nhiều người thích ra oai để chứng tỏ quyền lợi và sức nặng của bản thân để nếu không thì người ta không biết mình là sếp. Thậm chí, nhiều người không phải sếp cũng còn thích ra vẻ cơ mà”.
“Do ông ấy có đến tận 3 bà vợ nên mới thế đấy, suốt ngày phải lo nghĩ đến việc làm sao để cân bằng các bà với nhau cơ mà. Ông sếp mình ế mốc mãi không cưới được vợ mà cũng suốt ngày gắt gỏng, bực bội đây”.
Nếu rơi vào trường hợp như cô nàng trong bài đăng nói trên, thiết nghĩ chị em đừng nên đi tìm nguyên nhân hoặc cố hiểu câu chuyện làm gì, điều này chỉ khiến chúng ta tốn thêm thời gian. Song song với công việc, chuyện cá nhân là thứ mà ai cũng có. Tuy nhiên, sự chuyên nghiệp được thể hiện thông qua việc chúng ta biết cách tách bạch để hai vấn đề này trở nên rạch ròi và không ảnh hưởng lẫn nhau.
Ở vị trí là một người lãnh đạo, càng cần thông thấu vấn đề này hơn. Làm việc dưới trướng một người sếp “giận cá chém thớt”, để chuyện này ảnh hưởng chuyện kia thật sự là một thảm họa, bởi thứ chúng ta nhận được chỉ là mầm mống của những cảm xúc tiêu cực được gieo vào đầu chúng ta mỗi sớm mai đến văn phòng. Cân nhắc chuyện từ bỏ và chuyển việc khi gặp trường hợp này, chị em nhé!
Theo Helino
27 tuổi với mức lương 15 triệu/tháng, trai văn phòng vẫn than nhàm chán liền bị dân mạng hỏi: Thế còn muốn gì nữa?
"27 tuổi, có công việc đồng lương 15 triệu hàng tháng ổn định như thế còn chê gì nữa. Mỗi người một hoàn cảnh, quan trọng là mình biết mình đang đứng ở đâu, đích để ở đâu và bản thân thật sự cần gì".
Ở mỗi độ tuổi, con người ta sẽ có những cảm quan khác nhau về cuộc sống. Đối với nhiều người, sự ổn định, đều đặn hàng ngày đi làm, tối đến về nhà, tới tháng lãnh lương vốn đã đầy cho một hạnh phúc viên mãn và trọn vẹn.
Nhưng cũng đối với không ít cá nhân (đặc biệt là những người trẻ làm việc trong môi trường công sở), một cuộc sống đều đều, bình bình, quá an toàn lại là thứ khiến họ cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi để rồi những xúc cảm tiêu cực cũng vì thế mà có cơ hội nảy sinh.
Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội được đông đảo dân văn phòng quan tâm, một thành viên nam đã có dịp tâm sự về cuộc sống hiện tại đồng thời bày tỏ sự chán chường và mong muốn có thể tìm một lối thoát để tạo được sự đột phá. Cụ thể, chàng trai này tâm sự:
"Nghĩ lại mà thấy chán thật sự mọi người ạ. Em lương tháng 15 triệu, công ty bao ăn ở, trừ hết các khoản chi phí như đi hụi, gửi tiền về quê cho cha mẹ, tiền khám sức khỏe thuốc thang các thứ thì tháng còn lại khoảng 5 triệu. Nhưng cả năm làm quần quật không có thời gian nghỉ.
Suốt ngày kè kè bên sếp nên ít khi đi trải nghiệm những nơi mới mẻ. Mà tính ra cũng chẳng tích cóp được gì. Khi nào cho có nhà để hỏi vợ. Chưa kể ở cạnh sếp thì áp lực, ngày nào tim cũng thấp thỏm sợ làm sai. 27 tuổi mà chỉ biết đi làm, chưa trải nghiệm được cuộc sống như các bạn trẻ khác cùng trang lứa".
Ngay sau khi được chia sẻ, câu chuyện này đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là những thành viên có tuổi đời còn trẻ. Rất nhiều bình luận chia sẻ đã được để lại:
"Anh mới 27 tuổi thôi mà làm gì phải căng lên thế. Nếu nhắm làm công ty này không ổn thì nhảy công ty khác để vừa có thu nhập vừa chăm lo cho gia đình vừa có thời gian sống cho mình. 27 tuổi còn chênh vênh là bình thường, khi nào 37 mà còn chênh vênh thì mới có vấn đề. Nhà cửa bây giờ cũng không phải vấn đề to tát lắm, nếu cưới vợ thì mua căn chung cư 2 vợ chồng cùng góp trả dần. Được thì đón ba mẹ ở quê lên để tiện chăm sóc".
"27 tuổi, có công việc đồng lương 15 triệu hàng tháng ổn định như thế còn chê gì nữa. Mỗi người một hoàn cảnh, quan trọng là mình biết mình đang đứng ở đâu, đích để ở đâu và bản thân thật sự cần gì. Cỏ bên kia ngọn đồi lúc nào chẳng xanh tươi mướt mát hơn, đừng đứng núi này trông sang núi nọ".
"Ơ, anh trai nói thế vậy giờ anh trai muốn đi đâu, làm gì nữa bây giờ. Ai chẳng phải đánh đổi để có được thứ mình muốn, chứ cái gì cũng muốn thì làm sao được. Gia đình không nền tảng, bản thân không xuất sắc thì chỉ dừng lại ở mức đó thôi. Thử bỏ hết và đi du lịch như trên mạng vẫn khuyên xem nào, có đói rã ruột ra hay không".
Câu chuyện chịu đựng sự bí bách, chật hẹp và tù túng nơi công sở để nhận được một nguồn tài chính ổn định hay bỏ hết mọi thứ để ngao du, tích lũy thêm vốn sống và mở rộng thế giới quan vẫn là thứ khiến dân văn phòng suy nghĩ. Và khi bàn về câu chuyện này, những luồng quan điểm trái chiều nhau cũng có dịp được dấy lên.
Về phần mình, đứng trước câu hỏi này, có lẽ chị em văn phòng là người có thể đưa ra câu trả lời xác đáng và phù hợp nhất cho bản thân mình. Hãy hiểu bản thân và hoàn cảnh của mình để có những sự lựa chọn sáng suốt nhất.
Theo Helino
Sếp làm ngơ để đồng nghiệp "con ông cháu cha" tác oai tác quái, nàng công sở ức chế đăng đàn nhờ dân mạng giúp đỡ Sếp nói rằng: "Ai làm gì không tốt thì sẽ tự chịu hậu quả, sẽ sớm thôi, không ai quản được". Trả lời sếp sao cho ngầu hỡi các đồng than ơi? "Con ông cháu cha" là thành phần mà khi nhắc đến, dân công sở ít nhiều đều cảm thấy ngán ngẩm. Những cá nhân có năng lực và khả năng làm...