“Sếp” Lầu Năm góc phớt lờ yêu cầu này của Đại tướng Nga Shoigu
Theo đại diện Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đề nghị người đồng cấp Mỹ Jim Mattis thảo luận về vấn đề Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) nhưng không nhận được hồi đáp.
Theo ông Konashenkov, 2 công hàm đã được chuyển đến cho Bộ trưởng Mattis qua một tùy viên quân sự ở đại sứ quán Mỹ.
“Công hàm đầu tiên là về tình hình Syria và thứ 2 là đề nghị thảo luận về quan điểm khác nhau giữa 2 nước trong việc tuân thủ quy định của INF. Cả 2 công hàm đều nhấn mạnh về sự cởi mở trong đối thoại của Nga. Tuy nhiên, sau 3 ngày, Bộ Quốc phòng Mỹ không đưa ra hồi đáp nào”, ông Konashenkov cho hay và cáo buộc Mỹ không có ý định đàm phán với Nga nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến bình ổn khu vực và thế giới.
Bộ trưởng Mattis không đáp lại yêu cầu của người đồng cấp Nga
Cách đây ít lâu, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cảnh báo Washington sẽ rời bỏ INF trong vòng 60 ngày nếu Moscow không quay trở lại tuân thủ đúng thỏa thuận.
Ngoài công hàm của Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu, Nga cũng vừa đề xuất dự thảo nghị quyết lên Liên Hợp Quốc, kêu gọi Mỹ quay trở lại đàm phán về duy trì INF cũng như có các biện pháp nhằm cắt giảm vũ khí chiến lược.
Video đang HOT
Hiệp ước INF được Liên-xô và Mỹ kí kết vào năm 1987. Washington đã cáo buộc Nga vi phạm INF bằng việc thử nghiệm chế tạo và thử nghiệm tên lửa 9M729, đồng thời cảnh báo sẽ rút khỏi INF trong vòng 2 tháng tới Moscow không cung cấp đủ chứng cứ về sự chấp hành thỏa thuận kiểm soát vũ khí trên.
Nga phủ nhận cáo buộc của Mỹ và đáp trả rằng, hệ thống tên lửa phòng không của Mỹ tại châu Âu trên thực tế là sự vi phạm INF do nó có thể phóng được cả các tên lửa hành trình Tomahawk.
Theo Đặng Vũ (An ninh Thủ đô)
Bất chấp Ukraine thỉnh cầu, Mỹ không định trừng phạt quân sự Nga
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết nước này vẫn chưa thảo luận về các biện pháp đáp trả quân sự với Nga sau vụ đụng độ căng thẳng trên eo biển Kerch dù phía Ukraine liên tục hối thúc Washington.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford. (Ảnh: Reuters)
Tại một sự kiện của báo Washington Post hôm qua 6/12, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford, đã trả lời câu hỏi về việc liệu Mỹ có cung cấp cho Ukraine các khí tài hải quân như Kiev đề xuất sau vụ đụng độ căng thẳng giữa Nga và Ukraine tại eo biển Kerch, nơi nối biển Đen và biển Azov, hồi tháng trước hay không.
"Hiện vẫn chưa có cuộc thảo luận nào (của Mỹ) về một phương án quân sự để đáp trả vụ việc ở biển Azov. Rõ ràng, công việc của tôi là đảm bảo rằng tổng thống luôn có sẵn các phương án trong trường hợp ông ấy quyết định sử dụng vũ lực quân sự. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bất kỳ phản ứng quân sự nào cũng như chưa có cuộc thảo luận nào về việc đáp trả quân sự với vụ việc ở biển Azov một cách công khai", Tướng Dunford cho biết.
Trước đó, Lầu Năm Góc sáng hôm qua thông báo quân đội Mỹ và một số đồng minh đã tham gia sứ mệnh bay đặc biệt trên vùng trời của Ukraine. Mỹ cho biết đây là hoạt động trong khuôn khổ Hiệp ước Vùng trời Mở và không phải là thông điệp gửi tới Nga.
Hồi tháng trước, Nga đã nổ súng và bắt giữ 3 tàu Hải quân Ukraine và 24 thủy thủ với cáo buộc xâm phạm lãnh hải Nga khi các tàu này đi qua eo biển Kerch. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã kêu gọi các đồng minh châu Âu và NATO siết chặt trừng phạt Nga. Tuy nhiên, lời kêu gọi của nhà lãnh đạo Ukraine dường như không được đón nhận trong khi Nga cho đến nay vẫn chưa phải đối mặt với lệnh trừng phạt nào.
Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg hôm 4/12, Tổng thống Poroshenko tiếp tục nhắc lại lời thỉnh cầu của mình, kêu gọi phương Tây có hành động với Nga. Đề xuất của nhà lãnh đạo Ukraine bao gồm sự ủng hộ của NATO dành cho Kiev cũng như các lệnh trừng phạt của NATO đối với chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tàu chở hàng Nga chặn dưới cây cầu tại eo biển Kerch trong vụ đụng độ với tàu Ukraine hôm 25/11. (Ảnh: RT)
Phát biểu tại sự kiện hôm qua, Tướng Dunford nói rằng vụ đụng độ ở eo biển Kerch là một phần trong lối hành xử của Nga nhằm "thử" phản ứng của cộng đồng quốc tế.
"Trong trường hợp này, rõ ràng đã xảy ra sự xâm phạm về chủ quyền, do vậy không thể có phản ứng quân sự ở đây được. Tuy nhiên, tôi nghĩ cộng đồng quốc tế chắc chắn sẽ phản ứng (Nga) về mặt ngoại giao, kinh tế hoặc trong không gian an ninh, nếu không Nga sẽ vẫn tiếp tục làm những việc mà họ vẫn làm trong những năm gần đây", Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói thêm.
Theo Tướng Dunford, ông vẫn chưa lên tiếng "cụ thể" về vụ việc này với người đồng cấp Nga. Đây cũng là người ông Dunford thường xuyên liên lạc để ngăn chặn nguy cơ quân đội Mỹ và Nga xảy ra xung đột trực diện.
Trong một diễn biến có liên quan, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin hôm qua cho biết các nhân viên lãnh sự quán Ukraine đã gặp 3 thủy thủ "bị thương" bị Nga bắt giữ trong vụ đụng độ tại eo biển Kerch. Phía Nga khẳng định 3 thủy thủ này vẫn đang được chăm sóc y tế bên trong một nhà tù tại Moscow và sức khỏe của họ không gặp nguy hiểm.
Ngoại trưởng Klimkin cũng xác nhận, các cuộc gặp tiếp theo với 21 thủy thủ còn lại của Ukraine bị Nga bắt giữ dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe của họ.
Thành Đạt
Theo Dantri/Hill, Sputnik
Máy bay Mỹ thực hiện "chuyến bay đặc biệt" tới Ukraine giữa lúc căng thẳng Một máy bay do thám không vũ trang của Mỹ đã thực hiện một "chuyến bay đặc biệt" tới Ukraine, động thái thể hiện sự ủng hộ của Mỹ sau vụ đụng độ của Kiev và Nga ở eo biển Kerch tháng trước. Máy bay OC-135 của Mỹ (Ảnh: Wikimedia) Hãng tin AP dẫn thông báo của Lầu Năm Góc cho biết Mỹ...