Sếp gạ gẫm bất thành liền tìm cách sa thải nữ nhân viên: Xử lý ra sao để không rơi vào tình huống tương tự?
Nếu không xử lý khéo léo, chị em có thể vô tình kéo thêm rắc rối về phía mình, thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc.
Sếp dụ dỗ, gạ gẫm có lẽ là tình huống gây ám ảnh nhất cho cộng đồng chị em dân văn phòng. Một khi không biết cách giải quyết, chị em rất dễ lĩnh phải cái kết tréo ngoe như câu chuyện dưới đây. Câu chuyện được kể lại bởi một nàng công sở – “nạn nhân” chính trong vụ việc sếp gạ gẫm không thành liền tìm cách đuổi việc:
“Hôm qua mới chọc lão sếp. Cũng chả chọc gì lão, lão hỏi vài câu chả thuộc chuyên môn của mình, mình trả lời chung chung lão quạu. Trước đó lão có dụ dỗ mình với ý đồ xấu nhưng mình lảng tránh, cự tuyệt. Mấy hôm nay mình không vui nên chắc mặt cũng “một đống”, chắc lão thấy mình hãm tài.
Xong lão gọi chị nhân sự sang, chị ấy bảo nghe bên tập huấn cho mình bảo mình không đạt yêu cầu nên cuối tháng cho mình nghỉ. Mình có ký hợp đồng không thời hạn, nếu theo luật thì đâu thể cho mình nghỉ ngang vậy đâu he, rồi cũng phải báo trước 45 ngày nữa.
Nghỉ thì không sao nhưng cảm thấy hơi tức. Xem như mình được giải thoát khỏi cái chỗ làm tồi tệ đó vậy”.
Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Bên dưới phần bình luận, ngoài những ý kiến chê trách vị sếp “xấu xa” cũng có không ít lời nhắc nhở rằng trước những hành vi gạ gẫm của sếp, dù sếp sai lè nhưng chị em vẫn cần khéo léo một chút.
Bởi nếu không xử lý khéo léo, chị em có thể vô tình kéo thêm rắc rối về phía mình, thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc: Nếu không đuổi việc được bạn, thì bạn vẫn có nguy cơ bị làm khó làm dễ đủ đường. Cấp trên ấy mà, dẫu sao vẫn có quyền lực hơn bạn!
Vậy khi rơi vào tình hướng như trên, phải xử lý thế nào đây? Hãy làm theo 3 bước dưới đây:
Thẳng thắn từ chối
Đừng “lòng vòng như Hải Phòng”, khi bị sếp gạ gẫm, đặc biệt là sếp đã có gia đình, chị em công sở nên thẳng thắn nói lời từ chối. Nhưng đừng làm căng quá, từ chối lịch sự với một vài câu cơ bản như “sếp đừng như vậy, em không cảm thấy thoải mái”, “em nghĩ em với sếp nên tập trung vào công việc thì hơn”,…
Hãy cư xử như bình thường
Thường thì chị em công sở sau khi bị sếp gạ gẫm mà không thích, sau đó nảy sinh tâm lý ác cảm với sếp dẫn đến các hành vi không đúng mực. Điển hình là cô nàng trong câu chuyện trên, thẳng thắn từ chối sếp, sau lại còn “chọc” sếp.
Rõ ràng, sếp vẫn là sếp, muốn có cuộc sống công sở thái bình thì vẫn nên cư xử như bình thường và đúng mực sau khi nói lời từ chối, đừng xù lông, đừng khiếm nhã gây ảnh hưởng không tốt đến công việc. Khi đã thực hiện tốt bước 2, nếu sếp không còn “đẩy đưa” với mình, mọi chuyện xem như chấm dứt, nếu không hãy sang bước 3.
Tùy cơ ứng biến
Như đã nói, bước 3 chỉ dành cho trường hợp sếp thuộc dạng “gạ gẫm” nhây, tấn công liên tục. Lúc này đây, chị em cần xem xét 2 sự lựa chọn: “Lật đổ” vị sếp có hành vi không đúng mực góp phần bài trừ tiêu cực trong công ty hoặc là ra đi.
Trước khi chọn “lật đổ” sếp, chị em cần xem xét rõ các trường hợp có thể xảy ra như nếu thành công thì sao, thất bại thì sao, nhỡ bị đe dọa sẽ thế nào,… Suy xét kỹ càng, cảm thấy đủ dũng cảm, có đầy đủ bằng chứng và mình vẫn sẽ an toàn, chị em có thể thực hiện.
Còn nếu cho rằng, ra đi là phương án tốt nhất đối với bản thân, chị em hãy nhanh chóng “dứt áo ra đi” tìm môi trường văn minh phù hợp hơn.
Tiếp viên bày mẹo để an toàn trong khách sạn
Nhiều người bày tỏ sự bất ngờ vì nữ tiếp viên nói những điều "ai cũng biết", nhưng video lại có đến 4 triệu lượt xem.
Ảnh minh họa
Kat Kamalani là tiếp viên hàng không Mỹ. Giữa tháng 8, cô đăng tải một video ngắn lên TikTok để chia sẻ kinh nghiệm ở khách sạn của mình. Video nhận được hơn 4 triệu lượt xem, hơn 800.000 lượt yêu thích, gần 9.000 lượt chia sẻ và xấp xỉ 10.000 bình luận trong 6 ngày đăng tải.
Video: TikTok
Trong video, Kamalani đi qua sảnh khách sạn, hành lang rồi tiến về phòng. Cô cho biết khách nên thực hiện 4 điều mỗi khi check-in. Đầu tiên, bạn không bao giờ nói to số phòng của mình, đề phòng những người xung quanh nghe thấy. Những người đó, có thể gồm cả kẻ có ý đồ xấu. Tốt nhất là bạn không nên để bất kỳ ai biết bạn ở đâu.
Điều thứ hai, bạn cần đảm bảo không có ai ở phía sau mình khi bước vào phòng. Đồng thời, bạn luôn kiểm tra xem có ai ở trong phòng không, đặc biệt các vị trí như nhà vệ sinh, tủ đựng quần áo, gầm giường, phía sau rèm cửa... Việc tiếp theo là khóa cửa chính với khóa an toàn khi đã vào bên trong.
Nữ tiếp viên cũng tiếp tục chỉ ra việc khách cần làm, đó là kiểm tra các góc nệm xem có dấu hiệu xuất hiện của rệp hay không. Sau đó, bạn cần loại bỏ chăn, gối bông khỏi giường, vì "các khách sạn không thường xuyên giặt chúng".
"Đừng bao giờ ném vali lên giường ngủ. Nó đã có mặt ở sân bay, và rất bẩn", cô nói. Nếu trong phòng không có tủ lạnh, hãy để đồ ăn của bạn vào thùng đá.
Bài đăng của nữ tiếp viên nhận được nhiều phản hồi. Một số người cho biết những lời chia sẻ này rất hữu ích, đặc biệt trong đại dịch. Bên cạnh đó, không ít ý kiến bày tỏ sự thất vọng. Họ cho rằng đây là những điều cơ bản mà bất kỳ ai khi check-in khách sạn đều biết và kỳ vọng nữ tiếp viên sẽ đưa ra những điều mới mẻ. "Điều đơn giản ai cũng biết mà có thể thu hút lượng lớn người xem. Thời buổi này nổi tiếng trên mạng thật dễ", một người bình luận.
Xuất hiện thanh niên dụ gái xinh 'lếu lều' rồi chụp ảnh phát tán: Đang có có ý định với 'học sinh cấp 1' Không chỉ có ý đồ với các cô gái trẻ, thanh niên này con đang ấp ủ ý định hướng đến những bé gái cấp 1. Mới đây, cộng đồng mạn xôn xao trước loạt tin nhắn của một hội thanh niên đang bàn tán về phụ nữ và các cuộc "thác loạn" cùng những lời lẽ vô cùng khiếm nhã. Theo đó,...