Sếp bực dọc quát: “Công việc không gì là mãi mãi”, chàng trai đáp trả 1 câu cợt nhả khiến sếp nóng mặt, cho nghỉ việc ngay lập tức
Những bất đồng quan điểm trong cách làm việc của sếp và nhân viên dưới đây đang khiến dân tình tranh cãi.
Quản lý nhân viên là một công việc không hề đơn giản. Mỗi người có cách thức mềm mỏng hay cứng rắn khác nhau để giải quyết vấn đề. Một trong những điều khó là khi phải gặp nhân viên khó bảo, ương ngạnh… Những kiểu nhân viên này không chỉ ảnh hưởng năng suất mà còn kéo mood cả tập thể đi xuống.
Mới đây, một hình ảnh đối đáp giữa sếp và nhân viên đang được chia sẻ nhiều trên MXH. Khi thấy thái độ của nhân viên trì trệ, lập tức sếp đã đanh giọng: “Nếu các em cứ ì ra, không chịu cố gắng thì anh cũng không gánh được các em đâu”.
Đi kèm là lời răn đe với ý ngầm sẽ cho sa thải nếu như vẫn giữ thái độ làm việc thế này: ” Các em thừa hiểu: Không gì là mãi mãi. Và công việc ở đây cũng vậy”.
Ảnh: BEATVN
Trước thái độ bực dọc của sếp, một nhân viên đã nhanh chóng “bật lại” rằng: “Lương của em là mãi mãi mà anh. Mấy năm có thay đổi gì đâu”.
Sau đó, anh chàng này đã bị sếp cho thôi việc, đồng thời cũng gọi bộ phận HR liên hệ với ứng viên đang tuyển dụng thời gian qua.
Video đang HOT
Phía dưới bài viết xuất hiện nhiều bình luận, ý kiến trái chiều. Một bên cho rằng có lẽ nhân viên phải gặp sự bực tức nào đó thì mới nhắn tin bất bình với sếp như vậy. Tuy nhiên hầu hết đều cho rằng dù có bức xúc cỡ nào thì cũng không được nhắn tin kiểu “cợt nhả” với sếp. Điều này vừa không giải quyết được vấn đề, vừa thể hiện bản thân trẻ con và không có sự cầu tiến trong công việc.
Một số bình luận như sau:
- Cố gắng làm tốt công việc của mình, có năng lực cấp trên họ sẽ ghi nhận và cân nhắc lên vị trí cao hơn khi có cơ hội. Người ta sẽ trả cho bạn mức lương tương ứng với lợi nhuận bạn làm ra cho công ty.
- Nếu bạn có năng lực nhưng không được công nhận thì chúc mừng bạn đã dũng cảm bỏ được chỗ làm không phù hợp. Còn nếu bạn ì ra thật như người ta nói thì cũng “chúc mừng” bạn, sắp Tết nhưng lại mất việc rồi.
- Kể cả có bất công thì mình nghĩ nên dùng lý lẽ nói chuyện với sếp, hơn là nói kiểu “trẻ con” như này. Dù sao cũng muốn khuyên mọi người cố gắng làm tốt công việc của mình, cấp trên sẽ ghi nhận năng lực của bạn. Người ta cũng sẽ trả mức lương tương xứng với lợi nhuận bạn tạo cho công ty.
Mối quan hệ giữa nhân viên và sếp chưa bao giờ dễ dàng (Ảnh minh hoạ)
Môi trường làm việc nào cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn và bất đồng, tuy nhiên một mối quan hệ tốt đẹp giữa sếp và nhân viên là điều bất kỳ ai cũng mong muốn. Một số gợi ý về cách làm việc dưới đây có thể phần nào giúp sếp và nhân viên giữ một mối quan hệ hoà hợp, hiểu ý và góp phần nâng cao năng suất công việc hơn.
- Nhận trách nhiệm thay vì đổ lỗi
Dĩ nhiên, cũng có lúc nhân viên không thể làm được những gì đã nói và đã hứa chỉ vì một số lý do khách quan nào đó. Trong trường hợp như vậy, hãy nhận trách nhiệm về mình, cho dù lỗi xảy ra là ngoài tầm kiểm soát của bạn. Sau đó, đưa ra phương án khắc phục hậu quả vấn đề.
- Đưa ra những đề nghị thay vì những lời phàn nàn
Trong mối quan hệ với sếp, điều này rất quan trọng. Những lời phàn nàn thường đem lại cảm giác buộc tội và trẻ con; trong khi những lời đề nghị sẽ tạo cảm giác về sự tôn trọng, hợp lý và tập trung vào giải pháp.
- Chủ động phát triển sự nghiệp
Nhiều nhân viên thường có xu hướng đợi được nhắc nhở mới phấn đấu, trong khi có những nhân viên khác hiểu rằng, họ làm chủ số phận của chính mình trong vấn đề sự nghiệp. Bạn nên tự xác định mình muốn đạt tới mục tiêu nào, làm thế nào để đạt được mục tiêu đó.
Con trai đi học về cầm một tờ giấy, mẹ giở ra xem mà tức suýt ngất: Nhắn vội cho hội phụ huynh lớp để đòi lại công bằng
Sau cùng, người mẹ và các phụ huynh khác bất đồng quan điểm, mâu thuẫn gay gắt.
Để tăng tình bạn giữa những đứa trẻ thì ngày nay các trường học thường tổ chức nhiều hoạt động tập thể vui vẻ, chẳng hạn như Hội thể thao, Hội thi hát,... hoặc các sự kiện trao đổi quà tặng. Các sự kiện này đều nhằm mục đích tốt, tuy nhiên nhiều khi vì suy nghĩ của phụ huynh mà nó mất đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu. Chẳng hạn như câu chuyện xảy ra tại Trung Quốc mới đây.
Chuyện là một lớp học nọ tổ chức sự kiện trao quà giữa học sinh. Một người mẹ vì muốn gây ấn tượng với giáo viên và các phụ huynh khác nên đã dắt con ra siêu thị, mua món đồ chơi có giá 100 NDT (hơn 350k đồng).
Tuy nhiên vào buổi học hôm sau, lúc con trai đi học về, bà mẹ tức suýt ngất khi thấy món quà con mình trao đổi được là một hình xếp giấy Origami ông già Noel. Tất nhiên bà mẹ này không đời nào muốn bỏ ra 100 NDT để đổi lại món quà "bèo bọt" như vậy.
Món quà hình xếp giấy origami mà cậu bé tiểu học nhận được từ bạn.
Vì quá bực mình, người mẹ đã nhắn tin vào trong nhóm chat của phụ huynh để trách móc. Người mẹ cho rằng, các phụ huynh khác không quan tâm đến con mình. Sao có thể cho con cầm những thứ rẻ tiền như vậy để đổi cho bạn học? Rồi thì không tôn trọng học sinh khác,...
Tuy nhiên ý kiến của bà mẹ không được các phụ huynh khác đồng tình. Một số lên tiếng, việc người mẹ chi quá nhiều tiền để mua đồ chơi chỉ làm hư con và hoạt động đổi quà là một hình thức giao tiếp giữa đám nhỏ. Sau cùng, người mẹ và các phụ huynh khác bất đồng quan điểm, mâu thuẫn gay gắt.
Thực tế, đổi quà chỉ là trò chơi của con trẻ. Vậy nhưng trong mắt nhiều phụ huynh, "đổi quà" lại thành "đổi tiền", "trao đổi vật chất". Mục đích của hoạt động này vốn dĩ rất tốt đẹp và cha mẹ không nên can thiệp sâu, làm biến tướng ý nghĩa của nó.
Hãy để con trẻ tự chọn quà, đưa ra gợi ý cho con và tránh những món có mức giá quá cao. Nếu cha mẹ quá chú trọng vào món quà, giá cả thì con có thể học theo thói phù phiếm không tốt. Về lâu dài, trẻ có thể nảy sinh những suy nghĩ thiển cận, hay những tư duy sai lệch về tiền bạc, vật chất. Những đứa trẻ được mua cho đồ chơi quá đắt đỏ cũng dễ nảy sinh tính kiêu ngạo, hống hách.
Thay vì tính toán giá trị thiệt hơn, cha mẹ hãy dạy con học cách chia sẻ, cho đi. Đứa trẻ tặng quà học cách chia sẻ với người khác. Đứa trẻ được nhận quà hiểu được tấm lòng của bạn và biết cách đền đáp.
Bên cạnh đó, nếu khi con chuẩn bị quà, cha mẹ lại giành phần chuẩn bị sẵn cho con thì con rất dễ nảy sinh tính ỷ lại.
Đứng trước cơn bão Black Friday: Gen Z dốc luôn 175 triệu vào chứng khoán để khỏi phải mất 200k săn sale, u là trời!!! Chưa đến Black Friday, giới trẻ đã có những tuyệt chiêu để bảo vệ ví tiền an toàn qua hết bão sale. Cuối năm luôn là khoảng thời gian vàng cho những ai chơi hệ ưa mua sắm. Bởi lẽ chỉ trong vỏn vẹn 3 tháng, hàng loạt những đợt sale lớn đều diễn ra với mức giá không thể nào ưu đãi...