Sếp “bự” mất chức vì bị vợ… tố tham nhũng
Một lãnh đạo người Trung Quốc tại tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng P&G của Mỹ vừa buộc phải từ chức sau khi bị chính vợ tố cáo hành vi tham nhũng.
(Ảnh minh họa)
Thông tin được Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) đăng tải. Theo đó, Zhai Feng, cựu chủ tịch phụ trách bán hàng của khu vực Trung Quốc của tập đoàn Proctor & Gamble (P&G) đã phải nộp đơn xin từ chức hồi cuối năm ngoái sau khi bị chính vợ tố cáo với lãnh đạo tập đoàn tại Mỹ.
Theo CNR, có vẻ như vợ của ông Zhai đã quyết định đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của chồng sau một cuộc tranh cãi về chuyện gia đình.
Hai tháng sau khi Zhai Feng phải ra đi, mới đây, đến lượt Richard Chen, chủ tịch trung tâm nghiên cứu và phát triển của P&G Bắc Kinh cũng từ nhiệm “vì lí do cá nhân”.
Video đang HOT
Có thông tin cho rằng, ông Chen, một tiến sỹ từng làm việc tại tập đoàn mỹ phẩm Olay của Mỹ, đã từ bỏ P&G do bất đồng về ngân sách dành cho nghiên cứu. Tuy nhiên việc ông từ chức gần sát với thời điểm ông Zhai ra đi làm dấy lên tin đồn về sự liên hệ giữa hai người.
Một nhân viên tại P&G khẳng định với CNR rằng tham nhũng rất dễ xảy ra tại bộ phận tiếp thị do họ được giao ngân sách lớn và được lại quả từ các công ty quảng cáo sau các chiến dịch tiếp thị và truyền thông. Việc thiếu sự giám sát dẫn tới tâm lý rằng nếu họ không bỏ túi riêng thì ai đó cũng sẽ làm vậy. .
Theo Dantri
Hong Kong ra tay chặn dân TQ vơ vét sữa
Hong Kong hôm 1/2 thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế lượng sữa bột trẻ em mà khách du lịch từ Trung Quốc đại lục được mua vì hệ thống cửa hàng phân phối đang bị thiếu hàng nghiêm trọng.
Một trong các biện pháp được áp dụng là hạn chế số lượng lon sữa mà mỗi du khách được phép mang ra khỏi thành phố.
Đại diện của cơ quan y tế Hong Kong Ko Wing-man cho biết thành phố này sẽ sửa luật nhằm cấm mang quá 1,8kg sữa bột ra khỏi thành phố. Lượng sữa này tương đương 2 lon.
Người dân Trung Quốc đại lục đang tìm cách mua sữa ở nước ngoài cho con sau hàng loạt vụ bê bối sữa nhiễm bẩn. Năm 2008, sữa bột nhiễm melamine khiến 6 em bé thiệt mạng và 300.000 trẻ sơ sinh bị bệnh. Mùa hè năm ngoái, Công ty sữa Yili phải thu hồi sữa trẻ em vì chứa lượng thuỷ ngân bất thường. Cũng vào thời gian đó, hãng sữa Hunan Ava Dairy phát hiện loại nấm gây ung thư trong 5 lô sữa trẻ em.
Người Trung Quốc đổ xô sang Hong Kong mua sữa sau hàng loạt vụ bê bối sữa bẩn ở đại lục
Mục đích Hong Kong sửa luật là nhằm hạn chế những người buôn từ Trung Quốc sang thành phố tự trị này để mua các mặt hàng tiêu dùng như sữa, mỹ phẩm, đồ dùng nhà vệ sinh, đồ điện tử để mang về đại lục bán, và họ cũng không bị đánh thuế trên những mặt hàng đó. Người dân Hong Kong rất khó chịu với tình trạng này vì nó gây ra sự khan hiếm hàng, nhưng theo luật hiện nay của thành phố tự trị thì điều đó không phạm pháp.
Người Hong Kong ngày càng bất mãn, gọi dân đại lục là "châu chấu" vì họ vơ vét mọi thứ, từ mua căn hộ, các mặt hàng cao cấp đến đồ tiêu dùng.
"Chúng tôi cảm thấy rằng chuỗi cung ứng sữa bột trẻ em rơi vào khan hiếm là có liên hệ trực tiếp với hiện trạng buôn ngang của người đại lục", ông Ko nói.
Ngoài ra, một đường dây nóng cũng được lập ra để các bậc cha mẹ có thể gọi điện đặt hàng nếu các cửa hàng hết sữa. Hongkong cũng sẽ hợp tác với lực lượng chức năng của đại lục để kiểm tra khách du lịch, và giới hạn trọng lượng hành lý mà du khách được mang theo.
Những du khách với nhiều hành lý khệ nệ vì túi chất đầy hàng hoá là cảnh tượng thường thấy tại các bến tàu gần biên giới giữa Hong Kong và Trung Quốc đại lục.
Tranh cãi xung quanh vấn đề sữa bột trẻ em cho thấy việc buôn bán qua biên giới đang là một trong những vấn đề gây chia rẽ giữa người Hong Kong và Trung Quốc sau 15 năm thuộc địa cũ của Anh được trả lại cho Bắc Kinh.
Từ đó đến nay, Hong Kong trở thành cục nam châm hút khách du lịch đại lục, với khoảng 35 triệu lượt người vào năm ngoái, gấp 5 lần dân số hiện nay của thành phố. Lý do là bởi họ được mua sắm miễn thuế các mặt hàng chất lượng cao và giá trị của đồng nhân dân tệ mạnh hơn đô la Hong Kong. Người Hong Kong ngày càng bất mãn, gọi dân đại lục là "châu chấu" vì họ vơ vét mọi thứ, từ mua căn hộ, các mặt hàng cao cấp đến đồ tiêu dùng.
Theo 24h
'Thổi' giá trứng, CP có thể bị phạt 20 triệu đồng Với hành vi làm giá, gây nhiễu thị trường trứng, CP và Emivest có thể bị phạt tới 20 triệu đồng, song mất mát lớn hơn là niềm tin người tiêu dùng giảm sút. Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn luật sư TP HCM, CP, Emivest tự ý đẩy giá trứng lên cao là sai phạm, không khác gì hành vi đầu...