Sếp bảo phải làm 2 năm mới đc có bầu nhưng vô tình “2 vạch” trước thời hạn, nàng công sở liền nhận cái kết đắng
“Trước khi vào làm thì chị trưởng phòng có nói là trong 2 năm đầu không được có em bé, nhưng làm được 1 năm thì em lỡ có em bé. Vâng, từ đó thái độ của trưởng phòng thay đổi khác hẳn luôn mọi người ạ”.
Trong môi trường công sở không hiếm khi chúng ta vô tình làm gì đó sai trái và bị sếp ghét ra mặt. Tuy nhiên bị ghét, bị “củ hành” chỉ vì lỡ mang thai không đúng thời điểm như nàng trong câu chuyện dưới đây thì quả thật hy hữu.
Cụ thể, cô nàng đã uất ức đăng đàn vào trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở rất lớn trên mạng xã hội như sau:
“Làm gì khi bị hành ở công ty?
Em đi làm ở đây cũng được hơn 1 năm, trước khi vào làm thì chị trưởng phòng có nói là trong 2 năm đầu không được có em bé, nhưng làm được 1 năm thì em lỡ có em bé. Vâng, từ đó thái độ của trưởng phòng thay đổi khác hẳn luôn mọi người ạ. Bắt đầu soi mói và bắt bẻ nhiều hơn.
Dạo gần đây thì có tuyển thêm một bạn làm cùng vị trí của em, được cái bạn mới này gọi dạ bảo vâng, ai nói gì cũng làm, nói chung là rất khéo. Còn em thì cái gì không đúng, giao việc nhưng không hợp lý em đều phản bác lại ngay nên lại càng bị ghét ra mặt.
Công việc cùng như nhau nhưng bạn mới kia lại rất ít phải làm, hoàn toàn là giao cho em hết, trong khi bạn đó mới vào mức lương đã cao hơn em rồi. Thực sự là em rất rất muốn nghỉ việc nhưng vướng có em bé nên cố làm để hưởng bảo hiểm thai sản.
Nhưng càng ngày đi làm càng chán và mệt mỏi, vì dù em có bầu nhưng vẫn bị “hành” đủ thử việc. Nhiều khi nghĩ mà ức nhưng vì cái mục đích to đùng cuối cùng lại phải nhẫn nhịn mọi người ạ”.
Video đang HOT
Câu chuyện trên sau khi đăng đàn được ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng, đặc biệt là “500 anh chị em” dân văn phòng. Và bên dưới phần bình luận, hàng loạt các ý kiến đồng cảm, an ủi mẹ bầu công sở nhân vật chính cũng đã được viết ra:
“Ráng nhịn bạn ơi, sinh xong lãnh thai sản xong thì nghỉ luôn. Cố lên cố lên!”.
“Sau em mà có nghỉ việc hãy chốt một câu thôi, ’sau này chị không có con đâu chị ạ’. Việc thiếu gì hả em, hành xác và bắt bẻ một bà bầu kiểu này thì nghỉ cho sướng em ạ, con cái quan trọng hơn”.
“Bạn bảo mệt từ từ làm cũng được. Có làm sao đâu. Luật lao động không cho phép đuổi việc bà bầu, bạn có hợp đồng đàng hoàng thì sao phải xoắn nhỉ”.
Cứ tưởng với những dòng chia sẻ trên, mẹ bầu công sở nhân vật chính sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn phần nào về tình cảnh trái khoáy mà mình đang gánh chịu. Ấy vậy mà chuyện chưa dừng lại ở đó. Bên cạnh các bình luận an ủi cũng có không ít người chỉ trích mẹ bầu vì chi tiết “giao việc nhưng không hợp lý em đều phản bác lại ngay”.
“Em gái, em đã biết không được yêu thích mà em còn “phản bác ra mặt” để làm gì vậy em? Ai mà chẳng thích đứa khéo léo hơn, tình hình như vậy em càng phải biết cách cư xử chứ. Trước khi nghỉ chị nghĩ em nên điều chỉnh lại cách hành xử của mình, người ta nói tránh voi chẳng xấu mặt nào, mềm dẻo 1 chút lợi nhiều đường em ạ, ra đường làm việc là như vậy. Các bạn trẻ cũng nên học cách khéo léo trong công việc đi, đừng nghĩ cứ thẳng tính là hay”.
“Đứa nào khôn khéo thì đứa ấy mạnh. Đứa giỏi chưa chắc đã là đứa được quý. Giờ mới thấy việc bảo mật lương nó có tác dụng như nào. Tốt nhất là đang trong tình thế bị chèn ép thì cũng nên mềm dẻo khéo léo, ai đời lại xù lông lên rồi đòi người ta phải yêu thương mình”.
Đấy, thế mới thấy rằng trong môi trường công sở tồn tại rất nhiều những bất công vô lý mà khi nhân viên làm trái ý sếp sẽ nhận được ngay. Tuy nhiên, có chăng bản thân mỗi người cũng phải tự biết cách hóa giải để bảo vệ chính mình bằng việc khéo léo hơn.
Suy cho cùng, sếp vẫn là sếp, vẫn là người bên trên của mình và cũng có “loại this”, “loại that”, cho nên hành động “liệu cơm gắp mắm”, lúc cần thiết thì cương trực, thẳng thắn, lúc không cần thiết thì mềm mại khôn khéo âu cũng là một loại kỹ năng mà dân công sở cần phải trang bị. Nhỉ?
Theo Helino
Nàng công sở đăng đàn cầu cứu khi bị sếp không ưa, dân mạng đồng loạt khuyên làm điều này
"Mình đã từng gặp trường hợp này và mình quyết định cãi nhau tay đôi với sếp...".
Chúng ta chẳng thể làm hài lòng tất cả mọi người; cho nên, việc bị một đôi ba người ghét bỏ là khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là trong một môi trường phức tạp và đầy rẫy những thị phi, bon chen, đua tranh như công sở. Dân công sở thường khó tránh khỏi tình trạng bị đồng nghiệp không ưa; tuy nhiên, việc này vẫn chưa kinh khủng bằng việc bị sếp ghét bỏ.
Bởi lẽ, đồng nghiệp thường chỉ dính líu hoặc tác động một phần đến công việc của chị em công sở, yêu hay ghét cũng chẳng quá quan trọng. Tuy nhiên, với vai trò là người trực tiếp theo dõi, đánh giá công việc, nếu đã lỡ để sếp ghét thì khó khăn sẽ chồng chất khó khăn, con đường thăng tiến và thể hiện cũng vì đó mà mù mịt đi trông thấy.
Vậy nên, phải làm gì khi bị sếp ghét là câu hỏi mà rất nhiều chị em công sở vẫn ngày đêm đi tìm câu trả lời để có được giải pháp tháo gỡ cho bản thân mình. Không nằm ngoài mạch thắc mắc chung, vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội quy tụ đông đảo thành viên là dân công sở, một cô nàng đã có dịp dấy lên trăn trở: "Lam gi khi bi sêp soi moi va không ưa minh".
Ngay sau khi được đăng tải cách đây chưa lâu, nỗi niềm của nàng công sở ngay lập tức nhận được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng bởi đây dường như là vấn đề "không của riêng ai". Rất nhiều ý kiến chia sẻ cũng như tư vấn của những cá nhân có kinh nghiệm đi trước đã được để lại bên dưới phần bình luận:
"Giờ như vầy, việc của sếp thì sếp làm, việc của mình thì mình cứ làm. Nếu chẳng làm gì sai trái thù cứ ngẩng cao đầu mà sống thôi. Mình đây lúc đầu cũng hay bị sếp soi nhưng dần dà, thấy mình làm tốt thì sếp tự cân nhắc lại. Đến giờ mình đã nghỉ rồi nhưng đồng nghiệp kể lại là sếp vẫn hay nhắc cũng như hỏi han công việc của mình thế nào, có tốt không?"
"Thì thôi cứ mặc kệ sếp, khi nào thấy quá đáng hoặc chẳng chịu đựng nổi nữa thì nghỉ việc. Bên mình còn "dằn mặt" sếp từ hồi mới vào làm: "Nhân viên chỉ bỏ sếp thôi chứ không bỏ việc nên anh mà ăn ở không tốt thì sẽ cô đơn một mình".
"Không việc gì phải quá lo lắng, bạn cứ thể quăng cục lơ xem sao! Còn cứ nhất mực minh oan cho mình, những người xung quanh sẽ có lòng tin ở sếp hơn ở mình. Do đó, cứ im lặng và tập trung làm tốt công việc của bản thân mình là được".
"Mình đã từng gặp trường hợp này và mình quyết định cãi nhau tay đôi với sếp. Không dừng lại ở đó, mình còn làm lớn chuyện cho Tổng giám đốc nắm rõ thông tin. Một ngày sau, mình quyết định dứt áo ra đi mặc dù sếp gọi lại và bảo lên công ty đi làm".
"Đối với trường hợp này, bạn có 2 sự lựa chọn: Một là, nịnh nọt hết mực để sếp thương lại mình (mình không ủng hộ lắm cách làm như thế này) hoặc là nghỉ việc, tìm chỗ làm mới nếu bản thân chẳng vướng bận tài chính hay chuyện gì đó khác".
Thật sự là chẳng ai trong số chúng ta mong muốn mình sẽ trở thành "cái gai trong mắt" của sếp. Tuy nhiên, có khi chỉ vì một vài chuyện nhỏ nhặt chẳng ai nghĩ đến mà chị em công sở lại bị sếp chẳng ưa. Đứng trước tình huống đó, chị em chúng ta đừng vội nản lòng cũng như có những suy nghĩ tiêu cực mà hãy xem đó là một trong những thử thách của công việc buộc chúng ta phải vượt qua nếu muốn mình trưởng thành. Điều cốt yếu là hãy tự hỏi bản thân để có cách hành xử hợp lý nhất, đừng quá cực đoan nhưng cũng đừng quá nhún nhường. Giữ cho đầu ngẩng cao và quanh minh chính đại trong mọi trường hợp.
Theo Helino
Chống đối ra mặt nên bị sếp "đì", mẹ bầu công sở còn uất ức hỏi: Sinh xong nên nghỉ luôn hay làm tiếp? "Sếp luôn đòi hỏi phải làm theo ý mình, mà em thì lại kiểu thấy không hợp lý thì sẽ nói luôn không làm theo, nên em không được quý mến. Nghỉ sinh xong nên quay lại làm việc tiếp không hay xin làm chỗ mới?" - mẹ bầu công sở tâm sự. Môi trường công sở không đơn giản chỉ là nơi...