‘Sếp’ Alibaba Nguyễn Thái Luyện và Nguyễn Thái Lĩnh như thế nào sau khi bị bắt?
Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch Công ty CP địa ốc Alibaba và Nguyễn Thái Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty CP địa ốc Alibaba đã bị khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nguyễn Thái Lĩnh tại phòng làm việc của Cơ quan CSĐT, Công an TP.HCM vào sáng 20.9 – Ảnh: ĐÀM HUY
Ngày 20.9, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (PC03), Công an TP.HCM đã trích xuất Nguyễn Thái Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty CP địa ốc Alibaba (gọi tắt Công ty Alibaba) ra khỏi trại tạm giam Chí Hòa để chứng kiến một số thủ tục niêm phong thu giữ vật chứng liên quan đến vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Alibaba để phục vụ công tác tố tụng.
Khách hàng ồ ạt tố cáo địa ốc Alibaba sau khi Nguyễn Thái Luyện bị bắt – Ảnh
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, Nguyễn Thái Lĩnh được đưa ra khỏi trại tạm giam Chí Hòa trong bộ áo quần của phạm nhân, trên tay cầm 1 bịch bánh, 1 chai nước suối.
Sau đó, Nguyễn Thái Lĩnh cùng bà Huỳnh Thị Ngọc Như, Phó tổng giám đốc Công ty Alibaba (bị triệu tập sáng 20.9) và một số nhân viên của Công ty Alibaba làm việc với cơ quan điều tra Công an TP.HCM.
Đến nay, nguồn tin của Thanh Niên cho biết khi làm việc với cơ quan điều tra, Nguyễn Thái Lĩnh thừa nhận hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình.
Nguyễn Thái Luyện bị bắt giữ, áp tải đưa về trụ sở Công an TP.HCM – Ảnh: ĐÀM HUY
Riêng Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT Công ty CP địa ốc Alibaba, vẫn đang bị tạm giữ hình sự, ghi lời khai để điều tra làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Anh em chủ tịch địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện bị áp giải lúc nửa đêm – Ảnh
Nguyễn Thái Luyện có vai trò chủ mưu
Theo điều tra ban đầu, Nguyễn Thái Luyện (34 tuổi, anh ruột Nguyễn Thái Lĩnh) có vai trò chủ mưu, đã chỉ đạo Lĩnh đứng tên cá nhân nhận chuyển nhượng một số lượng lớn đất nông nghiệp. Sau đó dùng pháp nhân của Công ty Alibaba và các công ty khác cùng hệ thống, tự ý lập hàng loạt dự án khu dân cư không có thật, phân lô trái luật, quảng cáo gian dối để lừa hàng khách hàng ký hợp đồng thỏa thuận, chuyển nhượng nền đất dưới dạng thổ cư, chiếm đoạt một số lượng tiền, đặc biệt lớn từ khách hàng.
Công an thu giữ hàng trăm thùng tài liệu, đồ vật, tạm giữ một lượng lớn tiền, vàng, tài sản của Công ty Alibaba. Công an cũng thu giữ hàng chục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được Công ty Alibaba mua lại để lập dự án “ma” rồi phân lô bán nền cho khách hàng.
Sáng cùng ngày, hàng trăm khách hàng đến trụ sở Phòng PC03 để trình báo, tố cáo hành vi lừa đảo của Công ty Alibaba. Hiện PC03 tiếp tục mở rộng điều tra vụ án lừa đảo của anh em Nguyễn Thái Luyện, Nguyễn Thái Lĩnh.
Chủ tịch địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện là ai, vì sao lại bị bắt? – Ảnh
Đàm Huy
Theo thanhnien
Quyền lợi nhà đầu tư của Alibaba sẽ ra sao khi Nguyễn Thái Luyện, Nguyễn Thái Lĩnh bị bắt?
Sau khi Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (gọi tắt là Công ty Alibaba) Nguyễn Thái Luyện và Tổng giám đốc Nguyễn Thái Lĩnh bị bắt để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhiều khách hàng vô cùng lo lắng về hiệu lực của hợp đồng họ đã ký kết với Công ty này đồng thời đặt câu hỏi "quyền lợi của những nhà đầu tư sẽ được bảo đảm ra sao"?
Hợp đồng giữa Công ty Alibaba và khách hàng có vô hiệu?
Liên quan đến vụ việc Chủ tịch và Tổng Giám đốc của Công ty Alibaba bị bắt, theo Luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư Hà Nội, trước hết cần xem xét giá trị pháp lý của hợp đồng hai bên đã ký kết. Để xác định hợp đồng có bị vô hiệu hay không, vô hiệu một phần hay toàn bộ tùy thuộc vào kết quả xác minh, điều tra của cơ quan chức năng.
Nếu các hợp đồng mà Công ty Alibaba ký với tư cách pháp nhân thì không bị vô hiệu dù ông Nguyễn Thái Luyện (chủ tịch HĐQT) và ông Nguyễn Thái Lĩnh (tổng giám đốc) bị bắt, còn nếu đó là thủ đoạn là lừa đảo thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
Theo điều 123 và khoản 1 điều 125 BLDS 2015, giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Khi đó, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Công ty Alibaba phải trả cho khách hàng số tiền đã nhận theo hợp đồng. Nếu công ty không đủ tiền bồi thường, lãnh đạo và những nhân viên công ty có hành vi gian dối, lừa đảo phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Lãnh đạo Công ty Alibaba bị bắt khiến các nhà đầu tư vô cùng lo lắng
Cũng theo Luật sư Lê Hồng Vân, các giao dịch của khách hàng với Công ty Alibaba chia thành 2 loại, hợp pháp và bất hợp pháp. Đối với những hợp đồng mà tài sản là có thật, được phép chuyển nhượng nhưng do vụ án xảy ra ảnh hưởng đến tiến độ thì hai bên thỏa thuận có thể tiếp tục hoặc dừng dự án. Còn nếu không thỏa thuận được thì khởi kiện ra tòa.
Thực tế không ít khách hàng ký kết hợp đồng với Công ty Alibaba dưới hình thức các thoả thuận/hợp tác nhằm lách luật. Nghĩa là công ty này không có đất trên thực tế nhưng vẫn hợp tác phát triển dự án với các cá nhân có quyền sử dụng đất dù biết rõ quy hoạch các khu đất này không phù hợp quy hoạch chung, không được cơ quan thẩm quyền phê duyệt song vẫn ký kết hợp đồng với khách hàng, cam kết bàn giao nền đất khi đã hoàn tất thi công hạ tầng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các nhà đầu tư.
Khách hàng có quyền đòi lại tài sản?
Tùy theo nhà đầu tư, loại hợp đồng, giao dịch đã thực hiện giữa hai bên, nhà đầu tư có thể được xác định là người bị hại nếu trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Khi đó, nhà đầu tư được quyền yêu cầu bên gây thiệt hại trả tiền, bồi thường thiệt hại cho mình - Luật sư Lê Hồng Vân nhận định.
Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể căn cứ vào hợp đồng, giao dịch yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự về hợp đồng vô hiệu. Số tiền bồi thường, khắc phục hậu quả có thể lấy từ tài sản cá nhân của người phạm tội hoặc lấy từ tài sản của công ty nếu xác định được số tài sản này cũng chính là tài sản của người phạm tội.
Tuy nhiên, việc đòi lại tiền của nhà đầu tư không hề đơn giản, thậm chí không ít người có nguy cơ mất trắng nếu cơ quan tố tụng không chứng minh được thủ đoạn lừa đảo của Công ty Alibaba. Khi đó, tranh chấp hợp đồng sẽ được giải quyết tại toà dân sự song tài sản đã bị tẩu tán hết, không thu hồi được.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, khách hàng cần nhanh chóng chuẩn bị, thu thập đầy đủ các tài liệu, hồ sơ có liên quan như hợp đồng, chứng từ thanh toán, văn bản làm việc với công ty, các tin nhắn... cùng đơn tố cáo, đơn tố giác tội phạm hoặc làm đơn khởi kiện ra TAND có thẩm quyền yêu cầu xử lý hành vi vi phạm, thanh toán, bồi thường thiệt hại.
Trong đơn tố cáo, khách hàng cần ghi rõ các sự kiện, thời gian và các văn bản, chứng từ kèm theo để chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của công ty (thông tin pháp lý không rõ ràng, có dấu hiệu làm giả giấy tờ...), tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong việc thu thập các chứng cứ có liên quan - Luật sư Lê Hồng Vân khuyến cáo.
Theo Danviet
Công an triệu tập thêm một lãnh đạo Công ty Alibaba Huỳnh Thị Ngọc Như, Phó tổng giám đốc phụ trách đối ngoại và đào tạo Alibaba, người livestream trấn an khách hàng, bị công an gửi giấy triệu tập. Ngày 19-8, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã gửi giấy triệu tập cho bà Huỳnh Thị Ngọc Như, Phó tổng giám đốc phụ trách đối ngoại và đào tạo Alibaba đến làm...