Seoul có thể cho phép Mỹ đặt tên lửa đánh chặn dù Trung Quốc phản đối
Một quan chức từ Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho hay Seoul có thể cho phép Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc.
Hệ thống đánh chặn THAAD của Mỹ.
Theo nguồn tin trên, không có lý do gì để Hàn Quốc phản đối triển khai THAAD trên đất nước này.
Hệ thống vũ khí trên được triển khai nhằm bảo vệ các lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc. Nhưng giới chức biết việc không phản đối không có nghĩa là Seoul sẽ trở thành một thành viên trong chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Đông Á.
Tuy nhiên, sự hợp tác giữa các hệ thống phòng thủ của Mỹ và Hàn Quốc sẽ có thể bao vệ Hàn Quốc khỏi một cuộc tấn công tên lửa tiềm tàng từ Triều Tiên.
Trong chuyến thăm Seoul hồi tháng 7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị người đồng cấp Hàn Quốc Park Geun-hye hãy xem xét lại việc tham gia chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ. Ông Tập cũng hối thúc bà Park không kết thân với chính quyền Mỹ.
Video đang HOT
Các nguồn tin từ Bộ quốc phòng Mỹ cho hay, quân đội Mỹ đã cử các đại diện tới Hàn Quốc để kiểm tra các địa điểm nơi hệ thống tên lửa THAAD có thể được triển khai.
Với khả năng phát hiện và đánh chặn tên lửa đạn đạo được phóng từ cách xa hơn 1.000 km, hệ thống tên lửa THAAD có tầm xa vượt qua khỏi lãnh thổ Triều Tiên. Vì lý do đó, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho rằng hệ thống có thể được sử dụng để chống lại các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc trong một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Bắc Kinh và Tokyo vì quần đảo tranh chấp ở Hoa Đông.
An Bình
Theo dantri/Want China Times
Hoàn Cầu: Trung Quốc chưa có thời cơ lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông
Ở Biển Đông, quốc gia và tình hình liên quan rất nhiều, phân chia quyền lợi phức tạp hơn, hiện không phải là thời cơ tốt nhất để lập Khu nhận biết phòng không.
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 28 tháng 8 đưa tin, do các nước hoạt động trên biển ngày càng dồn dập, việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển, trên không đa phương và song phơng có tính cấp bách ngày càng rõ rệt.
Gần đây, các phương tiện truyền thông Nhật Bản liên tục cho biết, trên bầu trời biển Hoa Đông, máy bay chiến đấu Trung Quốc đánh chặn máy bay cùng loại của Quân đội Mỹ từng "nhiều lần áp sát bất thường" máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Ngày 25 tháng 8, tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng cho biết, khu nhận biết phòng không do Hàn Quốc mở rộng vào tháng 12 năm 2013 và khu nhận biết phòng không của các nước láng giềng chồng lấn một phần; để tránh xảy ra xung đột quân sự ngẫu nhiên với các nước láng giềng, Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán tiếp với Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.
Hãng Yonhap Hàn Quốc ngày 25 tháng 8 cho biết, khu vực Leodo về phía nam trong Khu nhận biết phòng không Hàn Quốc chồng lấn một phần với khu nhận biết phòng không của hai nước Trung Quốc, Nhật Bản.
Từ tháng 12 năm 2013 trở đi, máy bay không rõ chủng loại khác nhau đã lần lượt bay qua khu chồng lấn hơn 10 lần. Trước đó, truyền thông Hàn Quốc cũng từng nhiều lần tuyên bố "máy bay quân sự Trung Quốc, Nga xâm nhập Khu nhận biết phòng không Hàn Quốc".
Trung Quốc vừa cho máy bay chiến đấu đánh chặn một chiếc máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon ở Biển Đông (ảnh minh họa)
Trang mạng "Chosun Ilbo" Hàn Quốc tháng 5 từng cho biết, khu vực diễn tập của cuộc diễn tập "Liên hợp trên biển-2014 giữa Trung Quốc và Nga chồng lấn một phần Khu nhận biết phòng không Hàn Quốc.
Đối với vấn đề này, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã triệu tập Tùy viên quân sự Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc, yêu cầu "thông báo trước khi tiến hành diễn tập quân sự ở khu nhận biết phòng không".
Báo Trung Quốc dẫn một chuyên gia quân sự giấu tên ngày 27 tháng 8 trả lời phỏng vấn "Thời báo Hoàn Cầu" cho rằng, khu nhận biết phòng không đã gia tăng độ khó cho xây dựng bộ quy tắc trên biển, trên không giữa các nước.
Theo chuyên gia này, các nước liên quan đến Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông còn tương đối ít, chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc, còn coi là tương đối đơn giản. Nhưng, ở Biển Đông, quốc gia và tình hình liên quan rất nhiều, phân chia quyền lợi phức tạp hơn. Vì vậy "hiện nay, có thể không phải là thời cơ tốt nhất để lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông".
Giáo sư Kim Xán Vinh, Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc và Mỹ tiến hành đàm phán quy tắc trên biển, trên không là tín hiệu tích cực để tránh xảy ra xung đột quân sự bất ngờ, Trung Quốc và Mỹ đều sẽ không từ bỏ mô hình cố hữu của mình, nhưng đều hy vọng vẽ ra "ranh giới đỏ cần thiết và có lợi" cho hành vi của hai bên.
Máy bay quân sự, tàu chiến cùng giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 Trung Quốc tham gia chiến dịch xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam (ảnh tư liệu).
Theo Giáo Dục
Trung Quốc đòi Mỹ chấm dứt hoạt động do thám Quân đội Trung Quốc ngày 28/8 đã yêu cầu Mỹ chấm dứt do thám trên biển và trên không gần biên giới nước này, với lý do hành động đó làm tổn hại quan hệ giữa các cường quốc Thái Bình Dương có thể dẫn tới "các rủi ro không mong muốn". Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Dương Hu Quân....