Seoul chưa lên tiếng ở Biển Đông, Trung Quốc càng lo sợ?
Bài phân tích trên National Interest nhận định, sự “im lặng” của Hàn Quốc trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông có thể nằm trong chiến lược kiềm chế Bắc Kinh về dài hạn.
Hàn Quốc đã cắt giảm được nhiều chi phí quốc phòng nhờ sự bảo trợ của Mỹ. (Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters)
Hồi cuối tháng 6, tiến sĩ Van Jackson đã phân tích trên tạp chí The Diplomat về “sự im lặng đáng chú ý” của Hàn Quốc trước vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông.
Ông Jackson, giống như nhiều học giả khác, cũng nhận ra các hành vi ngang ngược và phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông đã gây bất ổn trong khu vực, qua đó ông kêu gọi Seoul có những động thái tích cực hơn.
Vị trí của Hàn Quốc trên Biển Đông
Bài viết của Tiến sĩ Robert E. Kelly trên tờ National Interest (NI) đánh giá, Hàn Quốc không chỉ là đồng minh của Mỹ, mà trong vai trò là một quốc gia thương mại phụ thuộc nhiều vào các tuyến hàng hải mở cửa và an toàn, Seoul rất xem trọng luật quốc tế về tự do hàng hải.
Mặt khác, là nước láng giềng của Trung Quốc, Seoul cũng quan tâm đến việc xã hội Trung Quốc kết nối với một cộng đồng khu vực dựa trên cơ sở các quy tắc chung.
Các quốc gia xung quanh Trung Quốc – từ Nhật Bản tới Ấn Độ – quan ngại rằng nếu nước này không chịu “lùi bước” ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Bắc Kinh có thể sẽ “tự thấy” họ đã là “bá chủ” khu vực.
Nhiều vụ xung đột với các quốc gia trong khu vực đã khiến mối lo ngại của cộng đồng quốc tế trở nên lớn hơn, bao gồm việc Bắc Kinh từ chối tuân theo luật pháp quốc tế.
Học giả Jackson chỉ ra sự “không thoải mái” tăng dần của Mỹ đối với sự chần chừ của Seoul khi đối phó với Trung Quốc.
Bên cạnh sự im lặng trước lời kêu gọi của Washington lên tiếng về vấn đề Biển Đông, Hàn Quốc cũng nhanh chóng đăng ký gia nhập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu.
Theo ông Kelly, sự lo ngại của Mỹ là dễ hiểu, bởi với Washington, việc Seoul ủng hộ chiến lược liên quan tới Trung Quốc của đồng minh thân cận này “là điều dễ hiểu”.
“Hàn Quốc là đồng minh của Mỹ và họ đã tiết kiệm được rất nhiều chi tiêu quốc phòng nhờ sự bảo trợ của Mỹ.
Video đang HOT
Vậy tại sao Mỹ phải cung cấp hệ thống phòng thủ &’đẳng cấp thế giới’ cho Hàn Quốc nếu không nhận lại được gì?” – Học giả này cho biết.
Vì sao Seoul im lặng ở Biển Đông?
Theo NI, việc Hàn Quốc chưa tỏ thái độ về các hành động sai trái của Bắc Kinh ở Biển Đông trên thực tế đem lại những lợi ích cho Seoul và chính Mỹ.
Học giả Robert Kelly đánh giá, Hàn Quốc có thể đang “ngầm” thuyết phục và khiến Trung Quốc tin rằng nước này có thể từ bỏ “người bạn” Triều Tiên mà vẫn không bị đe dọa.
“Quan hệ Trung-Triều đang ở giai đoạn “lạnh nhất” kể từ Chiến tranh Lạnh bởi những nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ của chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye và sự &’dè dặt’ cần thiết của Seoul trước Trung Quốc.”
Ông Kelly cho rằng, sự rạn nứt của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng là “bước ngoặt tuyệt vời” mà Seoul đã trông đợi cũng như thúc đẩy, thậm chí đánh đổi bằng việc không lên tiếng ở Biển Đông.
Trong suốt Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Trung Quốc đã cạnh tranh giành sự ủng hộ từ Bình Nhưỡng bằng những khoản viện trợ kinh tế lớn.
Tuy nhiên đến nay, quốc gia lớn nhất mà Triều Tiên có thể “ngả” theo chỉ còn Trung Quốc.
Bắc Kinh cung cấp cho Triều Tiên các nguồn nhiên liệu để duy trì sinh hoạt, và thậm chí là nơi để nước này tiến hành các hoạt động tài chính – mà thường là bất hợp pháp, theo ông Kelly.
“Nói cách khác, Trung Quốc là &’bác thợ săn cuối cùng’ cần phải có trong cuộc chơi kềm hãm Triều Tiên.
Việc cắt đi huyết mạch này gần như chắc chắn sẽ khiến nước này lâm vào khủng hoảng, thậm chí là trở lại những năm đói kém trong quá khứ.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un chắc hẳn đã cảm nhận thấy lỗ hổng này.”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và người đồng cấp Park Geun Hye họp báo tại Nhà Xanh, trong chuyến thăm cấp nhà nước của vợ chồng ông Tập tới Hàn Quốc, ngày 3/7/2014. Ảnh: THX.
Im lặng chỉ là tạm thời?
Robert Kelly nhận định, chỉ sự lạnh nhạt hay xa hơn là cắt viện trợ của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng là chưa đủ, mà còn những nỗ lực của bà Park Geun Hye đã khiến Trung-Triều dần “xa nhau” trong vài năm qua.
“Thực tế không thể phủ nhận là quân đội Mỹ hiện diện ở Hàn Quốc, vì vậy bà Park đã phải bỏ nhiều công sức &’tâng bốc’ ông Tập Cận Bình, thậm chí là phải né tránh các vấn đề nhạy cảm như Biển Đông.
Nhưng điều quan trọng là kết quả thu được, Seoul có thể chia cắt Bình Nhưỡng với &’bầu sữa’ Trung Quốc.”
Học giả này viết trên NI rằng, trong vai trò đồng minh thân cận của Washington và là quốc gia có lợi ích trên đại dương vô cùng lớn, Hàn Quốc đến cuối cùng cũng sẽ đứng chung “chiến tuyến” với các đồng minh khác của Mỹ để chống lại Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuy nhiên, sự “im lặng” của Seoul trên Biển Đông là một chiến lược tầm xa hơn rất nhiều đối với Mỹ-đồng minh ở bán đảo liên Triều.
Việc làm suy yếu thành công quan hệ Trung-Triều không chỉ khiến Hàn Quốc hưởng lợi trực tiếp, mà chính chiến lược “xoay trục châu Á” của Mỹ cũng có “quả ngọt”.
Trong mọi trường hợp, chiến lược bá quyền châu Á của Bắc Kinh không thể tách rời 2 khu vực lớn là biển Hoa Đông và Biển Đông.
Khi sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở 1 trong 2 khu vực này yếu đi, họ không thể duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở khu vực còn lại.
Nếu ở Đông Bắc Á, một trong những quốc gia thân cận nhất với Bắc Kinh là Triều Tiên “cơm không lành, canh không ngọt” với nước này, sự suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây là hiển nhiên khi 2 nền kinh tế lớn khác của châu Á – Nhật Bản và Hàn Quốc – đã là đồng minh của Mỹ.
Bên cạnh đó, Nga – một “ông lớn” mà Trung Quốc đang tìm cách lôi kéo – lại đang có những làn sóng phản đối chính Bắc Kinh ở vùng Viễn Đông.
“Với tầm nhìn chiến lược như vậy, những gì Hàn Quốc có thể đem lại – một cách gián tiếp – cho Biển Đông từ chính bán đảo liên Triều là không thua kém những điều các đồng minh khác của Mỹ đang làm.
Và điều này thậm chí còn giá trị hơn là những tuyên bố và một sự hiện diện &’vừa vừa’ của Seoul ở khu vực này.”
Theo Trí Thức Trẻ
Trung Quốc bác tin mua "bí mật quân sự" của Hàn Quốc
Giới chức quân sự Trung Quốc ngày 7/7 đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng Seoul đã bắt giữ một sĩ quan hải quân Hàn Quốc vì đã bán thông tin quân sự tuyệt mật cho Bắc Kinh.
Người dân Hàn Quốc phản đối kế hoạch triển khai hệ thống THAAD (Ảnh: CFP)
Hôm 4/7 vừa qua, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận việc một trung úy làm việc tại Bộ An ninh Quốc phòng đang đối mặt với những cáo buộc bán các bí mật quân sự cho một người bị tình nghi là điệp viên của Trung Quốc trong giai đoạn 2009 - 2012.
Theo Want China Times, viên trung úy trên được cho là đã hỏi thuộc cấp tại bộ An ninh Quốc phòng Hàn Quốc những tài liệu về hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Người này dự kiến sẽ được giao cho Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bắc Kinh vào cuối năm nay.
Bộ An ninh Quốc phòng Hàn Quốc cũng được cho là đã xác nhận về việc có những dấu hiệu cho thấy các thông tin về THAAD, hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất của Mỹ, đã bị lộ ra với phía Trung Quốc, dù tới nay vẫn chưa rõ liệu những thông tin này có bị coi là tuyệt mật hay không.
Năm 2013, Lầu Năm Góc đã cung cấp thông tin chi tiết về hệ thống THAAD cho Hàn Quốc nhằm giúp nước này tiến hành các bước chuẩn bị để triển khai hệ thống trước những mối đe dọa tên lửa từ phía Triều Tiên.
Trung Quốc cũng phản đối mạnh mẽ kế hoạch triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc vì cho rằng hệ thống này sẽ đe dọa an ninh của nước này, đồng thời cảnh báo việc triển khai sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và chính trị trong mối quan hệ song phương.
Trong khi đó, Thiếu tướng Yang Xilian, người đang làm nhiệm vụ tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul, trả lời trên tờ Thời báo Hoàn cầurằng cuộc chiến tình báo giữa Trung Quốc và Hàn Quốc chưa bao giờ chấm dứt.
Khi được hỏi về vụ việc bán thông tin quân sự nêu trên, Trung tướng Yang Xilian cho rằng Seoul luôn rất cẩn trọng trong việc bảo vệ các thông tin quân sự trước Bắc Kinh nên những gì mà truyền thông Hàn Quốc đưa ra về vụ việc không có tính xác thực cao.
Còn theo ông Zhang Liangui, Giáo sư Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, vụ lộ thông tin quân sự sẽ không ảnh hưởng nhiều tới quan hệ song phương. Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ tiếp tục duy trì liên lạc thường xuyên và vụ việc sẽ không làm leo thang căng thẳng.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ WantChinaTimes
Triều Tiên xây căn cứ tại đảo sát Hàn Quốc Hãng tin Yonhap dẫn lời Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 3-7 cho biết, Triều Tiên vẫn đang xây dựng căn cứ quân sự trên một hòn đảo không người gần biển giới biển liên Triều được canh phòng cẩn mật trên biển Hoàng Hải. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo Triều Tiên chưa hoàn tất xây dựng một căn cứ quân...