Sendy Audio Apollo – Thiết kế cao cấp, trang bị công nghệ độc quyền với mức giá hấp dẫn
Sau thành công của mẫu tai nghe Peacock, thương hiệu Sendy Audio tiếp tục trình làng phiên bản tai nghe mở full size Apollo. Sendy Apollo được hoàn thiện cao cấp, chất âm ấm áp với mức giá bán hợp lý.
Apollo có trọng lượng nhẹ chỉ 395g, trang bị driver lớn 68mm, tích hợp công nghệ độc quyền Sendy Audios Quad Former Technology. Đây chính là kỹ thuật driver từ phẳng và tăng gấp đôi nam châm và cuộn voice-coil. Nhờ công nghệ này, Apollo có dải tần số rộng 20Hz-40kHz, độ nhạy 95 dB /- 3dB và trở kháng 16 Ohm /- 15%.
Tất cả cấu trúc kĩ thuật trên được đặt trong phần chụp tai bằng gỗ rosewood phủ bóng piano cao cấp. Lớp lưới thép được thiết kế dạng hoa văn mặt trời (Sunlight Design). Thiết kế lưới thoát âm này không chỉ giúp tăng độ thẩm mỹ mà còn cho phép tối ưu dải trầm và độ tuyến tính các dải.
Phần headband được làm từ da dê và đệm tai cấu tạo từ “vật liệu protein và lớp foam hoạt tính”. Sendy Audio Apollo được bán với giá khoảng 13 triệu đồng, đi kèm dây cáp OCC 6N dài 2m và adapter 4.4mm sang 3.5mm.
Video đang HOT
Dấu chấm hết cho smartphone cao cấp thương hiệu Nokia
HMD Global cho biết họ muốn tập trung vào phân khúc smartphone giá rẻ để cạnh tranh và xây dựng nền tảng vững chắc.
Tại MWC 2022, HMD Global, công ty khai thác thương hiệu smartphone Nokia đã không giới thiệu mẫu smartphone cao cấp nào. Họ chỉ thuê một gian hàng nhỏ, giới thiệu một vài thiết bị mới thuộc phân khúc giá rẻ và không quảng cáo nhiều như các các thương hiệu khác.
Thực tế, đây là hình ảnh quen thuộc. Từ Nokia 9 Pureview ra mắt năm 2019, HMD Global không giới thiệu thêm mẫu smartphone Nokia cao cấp nào.
Chia sẻ với Android Authority, Adam Ferguson, Giám đốc tiếp thị sản phẩm toàn cầu của HMD, cho biết smartphone Nokia cao cấp không có nhiều ý nghĩa với công ty ở thời điểm hiện tại. Thay vào đó, họ muốn tập trung vào một vài yếu tố khác biệt, thay vì sản xuất 1 chiếc smartphone với thông số ấn tượng.
Thay đổi chiến lược
Trong những năm đầu tiếp quản Nokia, HMD Global đã cố gắng làm mọi thứ để vực dậy thương hiệu này. Họ đánh vào mọi mức giá, đổi mới dòng cao cấp, nâng cấp trải nghiệm Android One và mở rộng ra các thị trường toàn cầu. Đối với một công ty non trẻ, việc dồn hết công sức cho một sản phẩm cao cấp như Nokia 9 Pureview là không phù hợp.
Số lượng xuất xưởng của smartphone Nokia dần hồi phục sau giai đoạn khó khăn.
Sau 4 năm, Nokia đã có sự tăng trưởng. Công ty thành công nhất trong năm 2019 và kéo dài đến nửa đầu năm 2020. Đại dịch Covid-19 hầu như không ảnh hưởng đến HMD khi mọi mặt vẫn duy trì tăng trưởng ở mức khá. Kể từ quý III/2020, HMD bắt đầu có lãi và bước đầu khôi phục lại thương hiệu Nokia.
Theo dữ liệu từ Strategy Analytics, quý IV/2021 là thời điểm HMD có lợi nhuận cao nhất. Công ty đã xuất xưởng 3,2 triệu chiếc smartphone, so với 2,8 triệu chiếc của quý IV/2019. Doanh thu từ mảng điện thoại thông minh tăng 41% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2020-2021.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ này có đóng góp rất lớn từ việc thay đổi chiến lược kinh doanh. Trên thực tế, HMD đã ngừng theo đuổi phân khúc smartphone đắt tiền. Họ thu hẹp số lần ra mắt thiết bị tầm trung và cao cấp, bỏ qua các phiên bản cập nhật và gần như biến mất khỏi thị trường ở phân khúc giá cao.
Điều này có thể khiến một số người yêu thích thương hiệu Nokia cảm thấy tiếc nuối. Tuy nhiên, nếu nhìn vào hiệu quả kinh doanh, HMD vẫn đang làm tốt và bước đầu chứng minh cho chiến lược đúng đắn.
Tập trung vào nhu cầu thị trường
Hiện tại, HMD cho biết họ đang tập trung vào việc xây dựng những mẫu điện thoại tầm trung có tính năng tốt, phù hợp với đa số người dùng. Ông Ferguson cho biết công ty định hướng tạo ra smartphone sở hữu phần cứng có tuổi thọ vài năm, thời lượng pin nhiều ngày cũng như được bán với mức giá phải chăng.
Nokia không quảng cáo quá rầm rộ, chỉ tập trung vào nhu cầu thị trường.
Để hồi sinh thương hiệu Nokia, HMD bắt đầu việc tiếp cận phân khúc nhỏ, thay vì ngoan cố tiếp tục con đường cạnh tranh với các công ty lớn. Trong quá trình đổi mới, họ vẫn có nhiều sai lầm như bản cập nhật lỗi, chiến lược không rõ ràng khi từ bỏ Android One. Bên cạnh đó, nhiều sáng chế trong giai đoạn từ năm 2017-2018 cũng bị lãng phí và không còn tác dụng ở thời điểm hiện tại.
Tuy vậy, HMD đã rút ra được bài học và biết cần phải làm gì để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Giờ đây, họ đưa ra một bộ dịch vụ thực tế nhằm vào các doanh nghiệp, thay vì chỉ cho người tiêu dùng.
Vào thời kỳ đỉnh cao, HMD là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 8 trên thế giới. Tuy vậy, giờ công ty này đã tụt xuống vị trí thứ 11. Họ cũng gần như biến mất khỏi các trang tin tức công nghệ.
Theo Android Authority, các mẫu smartphone giá rẻ như Nokia C21 và C21 Plus mới thậm chí không được giới công nghệ chú ý đến. Đây là điều đáng tiếc, nếu nhớ rằng Nokia từng làm chao đảo thị trường với các mẫu như N95 và E71 thập niên 2000.
Với chiến lược hiện tại của HMD, các mẫu smartphone Nokia tầm thấp và trung vẫn sẽ được chú trọng trong nhiều năm tới. Việc thiếu smartphone cao cấp có thể khiến người dùng cảm thấy tiếc nuối. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu đối với một công ty.
Lộ diện chiếc smartphone cao cấp "dị" nhất năm 2022 Thời điểm ra mắt của Zenfone 9 vẫn chưa rõ ràng nhưng một trong những nhà thiết kế đã đưa ra cái nhìn về mẫu điện thoại này. Nhiều công ty đã công bố smartphone hàng đầu năm 2022 của họ, tuy nhiên, Asus vẫn tiếp tục truyền thống cho thấy họ là những công ty cuối cùng làm điều đó. Trong thời...