Selena Gomez diện đồ ngủ ra đường sau khi trở về từ trại cai nghiện
Dù là ngôi sao trẻ nổi tiếng nhưng nữ ca sĩ Selena Gomez không hề ngại ngùng với cách ăn vận của mình.
Vào tối ngày 2/12 vừa qua, phóng viên bắt gặp Selena Gomez xuất hiện ở khu vực Santa Monica. Thay vì khoác lên người những bộ cánh thời trang thì nữ ca sĩ 24 tuổi này lại diện nguyên bộ đồ ngủ ra đường. Cô chỉ mặc thêm áo khoác dài giữ ấm và đi giày cao gót. Mặc dù vậy Selena không hề cảm thấy có chút xấu hổ nào, cô thoải mái với sự lựa chọn của mình.
Selena Gomez thoải mái diện nguyên bộ đồ ngủ ra đường
Được biết, Selena đi ăn tối cùng một người bạn tại nhà hàng Mexico và sau đó đi mua sắm rồi thẳng tiến đến phòng thu âm. Dường như không có ai nhận ra Selena Gomez trong suốt cuộc hành trình trên. Có lẽ kể từ sau khi trở về từ trại cai nghiện, ngôi sao xinh đẹp này muốn giữ cuộc sống bình dị, tránh sự chú ý nhiều của dư luận.
Vào cuối tháng 8 vừa qua, Selena Gomez tuyên bố tạm dừng hoạt động để tập trung vào việc giữ gìn sức khỏe. Trong suốt 3 tháng, cô đã vào trại cai nghiện để điều trị tâm lý và Selena mới trở lại cuộc sống bình thường cách đây không lâu. Tại cuộc phỏng vấn với Thrive Global gần đây, cô đã chia sẻ với người hâm mộ về quá trình chữa bệnh đầy vất vả.
Nữ ca sĩ 24 tuổi này vừa trải qua 3 tháng điều trị tâm lý tại trại cai nghiện
Selena bộc bạch: “Gần đây tôi đã nghỉ ngơi suốt 90 ngày. Trong suốt thời gian đó tôi không có điện thoại bên mình. Lúc đó tôi cảm thấy tươi mới, bình tĩnh và khỏe mạnh nhất. Bây giờ tôi cũng hiếm khi nhấc điện thoại lên và giới hạn cả những người tiếp xúc với mình”.
Ngoài việc hạn chế sử dụng điện thoại thì Selena còn không sử dụng email. Nhờ giữ sức khỏe về cả mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc cộng với việc học tập, tiếp thu những cái mới mà Selena Gomez mới có năng lượng để vượt qua tất cả những khó khăn. Ngoài ra cô biết cách chăm sóc bản thân nhiều hơn bằng cách tự nhận thức trong việc nấu nướng hay giấc ngủ.
Video đang HOT
Trở về sau thời gian điều trị Selena ít sử dụng điện thoại và cũng hạn chế người tiếp xúc với mình
Mặc dù vắng bóng khỏi showbiz nhưng Selena Gomez vẫn “vượt mặt” Taylor Swift để vươn lên là ngôi sao có nhiều người theo dõi nhất trên Instagram năm 2016. Tại “Lễ trao giải AMAs” trước đó cô vinh dự nhận giải thưởng Nữ nghệ sỹ Pop/Rock được yêu thích nhất.
Theo Linh Nguyễn / Trí Thức Trẻ
Học viên sống như thế nào trong trại cai nghiện?
Thời gian qua tại một số tỉnh như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu liên tiếp xảy ra tình trạng học viên đập phá trung tâm để trốn trại, gây rối. Trong khi đó, tại một số tỉnh cũng là điểm nóng về ma túy như Hà Nội lại chưa xảy ra tình trạng này.
Có mặt ở Trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội số V (Sở LĐ-TB&XH, TP Hà Nội) từ sáng sớm, chúng tôi ghi nhận cảnh các học viên hồ hởi cùng nhau đến sân tập thể thao. Tất cả học viên đều tự lựa chọn cho mình một môn thể thao ưa thích như tập thể hình, đá bóng, bóng chuyền... nhưng có một điểm chung là trên khuôn mặt ai cũng rất vui vẻ và thoải mái.
Anh Đậu Văn Long, học viên cai nghiện tự nguyện tại trung tâm, cho biết anh đã cai nghiện gần 6 tháng. Trước đây, anh đi cai nghiện một số nơi, nhưng không thoải mái, nhiều lúc còn rất bức xúc vì đông đúc, mâu thuẫn với bạn cùng phòng... Nhưng khi được đến trung tâm cai nghiện này, anh cảm thấy khác hẳn: "Các thầy ở đây luôn giải quyết ngay những khó khăn mà học viên gặp phải trong cai nghiện, đặc biệt là quan hệ bạn bè cùng phòng... Vì vậy, ở đây tôi rất quyết tâm bỏ ma túy để không phụ lòng mong mỏi của thầy, cô và gia đình"- anh Long khẳng định.
Học viên tập thể hình trong trung tâm cai nghiện. Ảnh: VIẾT LONG
Ông Nguyễn Văn Lập, Phó giám đốc Trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội số V, cho rằng để các học viên không bức xúc, câu kết với nhau gây rối, trước khi vào đây trung tâm đã tư vấn rất kỹ cho từng học viên và lắng nghe nguyện vọng của họ.
Qua đó, trung tâm giải thích các quyền và những gì trung tâm đang làm là phục vụ họ cai nghiện chứ không phải giam hãm, bắt ép. Mục đích là để học viên xác định vào đây là để cai nghiện. Ngoài ra, trung tâm cũng đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, công khai minh bạch tất cả chế độ của học viên, để học viên đảm bảo sinh hoạt tốt nhất.
"Khi học viên đã gia nhập trung tâm, chúng tôi tiếp tục giáo dục, tư vấn để giúp người nghiện cắt cơn và giải quyết những mâu thuẫn của các học viên. Vì ở trung tâm, trong quá trình sinh hoạt chung rất nhiều khúc mắc giữa người đến trước, người sau... Nên chúng tôi phải giải quyết được tất cả mâu thuẫn từ vấn đề nhỏ nhất để giải tỏa cho học viên, tránh những bức xúc đó mà lợi dụng để gây rối. Tiếp đến, chúng tôi phải tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ để các em cảm thấy trung tâm thân thiện và an toàn..."- ông Lập nói.
Học viên giao lưu văn nghệ và chuẩn bị cho ngày lễ 20-11. Ảnh: VIẾT LONG
Cũng theo ông Lập, từ năm 2015 đến nay, trung tâm đã tiếp nhận 2011 người vào cai nghiện ma túy, riêng năm 2016 có 200 học viên, tất cả đều đảm bảo quy trình cai nghiện, các học viên thân thiện với thầy, cô: "Chúng tôi tin nếu làm tốt các công tác quản lý bên ngoài, giải quyết các mâu thuẫn bên trong, đáp ứng được các nguyện vọng chính đáng của anh em. Đồng thời, tổ chức các hoạt động giải trí cho học viên, theo phương châm thầy gương mẫu, trò tự giác thì sẽ xây dựng được môi trường tốt..."- ông Lập nhấn mạnh.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm, cũng khẳng định việc tham vấn, tư vấn, làm việc với từng trường hợp, hiểu hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của người nghiện trước khi đưa vào trung tâm là rất quan trọng.
Học viên vui vẻ khi được tham gia các chương trình hài của trung tâm. Ảnh: VIẾT LONG
Cán bộ trung tâm phải thân thiện, biết chia sẻ, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn: "Việc cán bộ chỉ lo phục vụ, bộ phận bảo vệ lo làm sao cho học viên không ra được ngoài, bộ phận y tế thì đến giờ lo phát thuốc, người nấu ăn thì lo ba bữa ăn là xong thì rất nguy hiểm. Người nghiện không có người trao đổi, tư vấn một cách thường xuyên tích cực. Điều đó, cũng là nguyên nhân dẫn tới người bệnh không hợp tác..."- ông Đàm nói.
Học viên cùng nhau tập thể hình để quên đi những cơn nghiện ma túy. Ảnh: VIẾT LONG
Sau những giờ thể thao, các học viên được các thầy ở trung tâm hướng dẫn cách tránh xa ma túy và kiềm chế cơn nghiện của mình. Ảnh: VIẾT LONG
Chiều đến các học viên lại chăm sóc vườn rau của trung tâm để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Ảnh: VIẾT LONG
Mảnh đất trung tâm số V khoảng 3ha, nhưng học viên được tham gia nhiều môn thể thao. Ảnh: VIẾT LONG
Số còn lại xem chương trình văn nghệ. Ảnh: VIẾT LONG
Phòng hạnh phúc, nơi những học viên được gặp vợ và những người thân trong gia đình. Ảnh: VIẾT LONG
Theo Viết Long (Pháp luật TP.HCM)
Học viên cai nghiện ở Vũng Tàu bỏ trốn vì... hiệu ứng vụ Đồng Nai? Theo thống kê ban đầu, có khoảng 190 học viên cai nghiện đã trốn khỏi trại cai nghiện tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong sáng 9/11. Một học viên bị bắt về cho biết, họ trốn trại vì... hiệu ứng của vụ hàng trăm học viên cai nghiện ở Đồng Nai trốn trại. Như Dân trí đã đưa tin, sáng ngày 9/11,...